Nam Định để khán giả quấy rối nhiều nhất V.League 2019
Số tiền nộp phạt mà BTC trận đấu của Hà Nội FC mùa này là cao nhất hiện tại. Nhưng BTC trận đấu của DNH Nam Định mới để xảy ra tình trạng khán giả quấy rối nhiều lần nhất mùa này.
Tính đến trước vòng 23 (trong tổng số 26 vòng đấu) của V.League 2019, tức là ở thời điểm hiện tại, Ban Kỷ luật VFF đã phải đưa ra tới 11 án phạt dành cho 8 BTC trận đấu của các CLB và 3 CLB khác nhau liên quan đến việc CĐV quá khích gây rối trên khán đài hoặc dưới sân, ném vật thể lạ, chửi bới và đặc biệt là đốt pháo sáng.
Theo thống kê của báo Bóng đá, BTC trận đấu của Hà Nội FC là BTC phải chịu án phạt riêng về pháo sáng nhiều nhất và nặng nhất ở mùa giải này. Cụ thể, sân Hàng Đẫy trong các trận đấu mà Hà Nội FC làm chủ nhà đã chứng kiến tới 3 vụ đốt pháo sáng. Và BTC trận đấu của Hà Nội FC đã phải nộp phạt với tổng số tiền là 175 triệu đồng vì để CĐV đốt pháo sáng.
Ngoài ra, BTC trận đấu của Hà Nội FC còn để xảy ra trường hợp các khán giả quá khích ném chai lọ, gây rối trật tự ở thời điểm giữa tháng 7. Và án phạt mà Ban Kỷ luật VFF đưa ra là 25 triệu đồng. Tổng số tiền mà BTC trận đấu Hà Nội FC nộp phạt mùa này là 200 triệu đồng.
Sân Thiên Trường chứng kiến CĐV xuống sân gây rối hay lăng mạ, ném chai nước, giày dép xuống sân
Trong khi đó, BTC trận đấu của DNH.NĐ cũng để cho khán giả quấy rối, ném chai nước, chửi bới, lăng mạ hay chạy xuống sân Thiên Trường… tới 5 lần ở mùa giải năm nay, dù không để xảy ra tình trạng đốt pháo sáng. Cũng vì thế mà BTC trận đấu của DNH Nam Định đã phải nộp phạt tổng số tiền là 110 triệu đồng cho đến trước vòng 23 của mùa bóng.
BTC trận đấu của Hải Phòng cũng để xảy ra 3 vụ việc liên quan đến khán giả quá khích. 2/3 trường hợp này là CĐV đốt pháo sáng ở sân Lạch Tray. Tổng số tiền mà BTC trận đấu của Hải Phòng phải nộp phạt từ quyết định kỷ luật là 65 triệu đồng.
Các BTC trận đấu của các CLB như Viettel, Than.QN cũng đã một lần phải nộp phạt 20 triệu đồng vì để CĐV đốt pháo sáng.
Các CLB để khán giả gây rối trên sân nhiều nhất V.League 2019 (tính đến trước vòng 23)
Video đang HOT
1. DNH Nam Định
- BTC trận đấu để khán giả: Ném chai nước, chửi bới, CĐV xuống sân gây rối, y tế chậm trễ: 5 vụ (110 triệu)
- CĐV đốt pháo dẫn tới CLB bị phạt: 1 vụ (85 triệu)
2. Hà Nội FC
- BTC trận đấu để khán giả đốt pháo sáng: 3 vụ (175 triệu)
- Để khán giả ném chai nước, chửi bới: 1 vụ (25 triệu)
3. Hải Phòng
- BTC trận để khán giả đốt pháo sáng: 2 vụ (40 triệu)
- Để khán giả ném chai lọ, chửi bới: 1 vụ (25 triệu)
- CĐV đốt pháo dẫn tới CLB bị phạt: 1 vụ (70 triệu)
4. Viettel/ Than.QN
- BTC trận để khán giả đốt pháo: 1 vụ (20 triệu)
5. TP.HCM/ Thanh Hóa
- BTC trận để khán giả chửi bới, ném chai lọ: 1 vụ (15 triệu)
6. SLNA
- Để CĐV ném pháo sáng dẫn đến bị phạt: 20 triệu.
Theo Bongdaplus.vn
Pháo sáng ở Hàng Đẫy và trách nhiệm thuộc về ai?
Sự cố pháo sáng trên sân Hàng Đẫy đang khiến dư luận bức xúc. Câu hỏi trách nhiệm sẽ không chỉ dừng lại cho riêng cho ban tổ chức sân và CLB Hà Nội.
"Cơn mưa" pháo sáng đã khiến sân Hàng Đẫy "thất thủ" trong đêm 11-9 khi trận đấu giữa Hà Nội và Nam Định đang diễn ra. Hệ quả là một phụ nữ và 2 Cảnh sát cơ động phải nhập viện. Những gì mà những cổ động viên quá khích tạo ra đã suýt chút nữa lấy đi tính mạng của nữ cổ động viên đã hứng chịu vết bỏng đến thấu xương.
Thế nhưng, phía sau màn pháo sáng ấy còn chỉ ra một lỗ hổng lớn trong công tác tổ chức của sân Hàng Đẫy. Ngay trong đêm 11-9, ông Trần Anh Tú - Chủ tịch HĐQT VPF cho biết, việc để xảy ra sự cố là do Ban tổ chức trận đấu sân Hàng Đẫy đã không thực hiện phương án an ninh như đã thống nhất với Ban Điều hành giải. Đây là trách nhiệm chính thuộc về phía CLB Hà Nội.
Sự cố pháo sáng trên sân Hàng Đẫy. Ảnh: H.A.
Ông Tú còn nhấn mạnh: "Các sân khác làm rất chặt chẽ, Ban tổ chức trận đấu là nơi chịu trách nhiệm, địa phương nào cũng làm nghiêm túc, nhưng không có đơn vị nào vô trách nhiệm như CLB Hà Nội".
Thực tế, Ban tổ chức sân Hàng Đẫy đã phản ứng quá chậm với sự cố. Bên cạnh đó, lực lượng An ninh được tăng cường cũng hạn chế. Chính điều này đã khiến cho Hàng Đẫy "thất thủ". Mặc dù sự cố pháo sáng đã từng xảy ra hồi đầu năm trong trận đấu giữa Hà Nội và Hải Phòng ở vòng 6 V.League 2019, thế nhưng ban tổ chức lại không hề rút ra kinh nghiệm.
Chiều 12-9, trong buổi gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Quốc Hội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thể thao Hà Nội T&T kiêm Trưởng Ban tổ chức sân Hàng Đẫy thừa nhận: "Đây là thiếu sót của ban tổ chức sân, dù trước đó chúng tôi cũng đã có đề xuất với VPF, có chú ý công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho trận đấu. Thế nhưng do một số khán giả quá khích khiến cho sự cố xảy ra. Chúng tôi nhận thức được rằng, ban tổ chức sân chưa kịp thời để phản ứng với sự cố.
Qua đây, chúng tôi mong muốn tất cả cùng chung tay để đảm bảo an ninh, an toàn cho các trận đấu V.League nói chung. Đây là bài học sâu sắc cho Hà Nội và các đội bóng khác trong việc tổ chức các trận đấu".
Thế nhưng, tất cả chú ý hơn đến công văn hoả tốc mà VPF "cầu cứu" VFF trước khi trận đấu diễn ra. Theo nội dung công văn thì VPF và Ban điều hành V.League đã nhận thấy những vấn đề trong khâu chuẩn bị tổ chức của CLB Hà Nội bất ổn, các biện pháp tăng cường an ninh, an toàn không được triển khai như cuộc họp trước đó. Việc lo ngại sự cố xảy ra đã khiến VPF buộc phải gửi công văn lên cấp cao hơn. Vấn đề nằm ở chỗ chính đơn vị này bất lực trong việc chỉ đạo CLB Hà Nội.
Bên cạnh đó, khi nhận thấy các tình huống xấu có thể xảy ra, thế nhưng VPF vẫn cho trận đấu tiếp tục diễn ra, trong khi đó VFF nhận công văn cũng không có động thái chỉ đạo cụ thể. Thế nên, câu chuyện trách nhiệm ngoài đơn vị tổ chức trực tiếp trận đấu là Hà Nội thì các đơn vị quản lý cũng cần có trách nhiệm cụ thể. Đây là vấn đề mà chính VPF cũng cần rút kinh nghiệm trong việc quyết liệt hơn nữa thay vì chỉ nhắc nhở và quy trách nhiệm sau sự cố.
Sân Hàng Đẫy từng "thất thủ" vì pháo sáng hồi đầu mùa giải, Ban Kỷ luật VFF từng ra án kỷ luật "treo" sân 1 trận nhưng sau đó đã bị Ban Giải quyết khiếu nại bác bỏ. Đó là điều khiến cho Ban tổ chức sân Hàng Đẫy chưa nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình. Trong vấn đề này, câu hỏi được dành cho các cấp quản lý cao hơn trả lời là ai chịu trách nhiệm?
Người phụ nữ đã may mắn không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn nạn pháo sáng và công tác tổ chức ở các địa phương. Vấn đề không chỉ nằm ở nhận thức của các CĐV, mà ở tính chuyên nghiệp còn hạn chế ở cả nền bóng đá đang loay hoay. Vấn đề được đặt ra, tại sao chúng ta không đưa ra những giải pháp cụ thể thay vì quy kết trách nhiệm?
CLB Hà Nội xin lỗi người hâm mộ
Chiều 12-9, ông Nguyễn Quốc Hội, đại diện cho CLB Hà Nội đã lên tiếng xin lỗi người hâm mộ. Ông nói: "Tôi gửi lời xin lỗi người hâm mộ và nữ cổ động viên cũng như các chiến sĩ chấn thương làm nhiệm vụ ở trận đấu.
"Phần sai sót chúng tôi cũng nhận. Án phạt như thế nào chúng tôi cũng sẽ tuân thủ. Nhưng đó là điều đáng tiếc cho người hâm mộ. Bởi những trận đấu tới cũng là những trận đấu hay. Đó là sự cố đáng tiếc.
Nếu Hà Nội bị án phạt treo sân, tôi gửi lời xin lỗi đến người hâm mộ. Nếu vì sự cố đấy mà khán giả ko được chứng kiến các trận đấu của Hà Nội, tôi gửi lời xin lỗi đến tất cả mọi người". (H.H.)
Theo cand.com.vn
CLB Hà Nội sẽ bị 'treo' sân nhà hết V.League 2019, phạt 90 triệu Sau cuộc họp với VPF, Ban kỷ luật VFF đã dự kiến "treo" sân nhà của CLB Hà Nội hết V.League 2019, phạt 90 triệu đồng. Chiều 12/9, Ban kỷ luật VFF đã có cuộc họp với VPF. Sau khi xem các thông tin, băng ghi hình... từ Ban ban điều hành giải, Ban kỷ luật VFF đã có dự kiến án phạt...