Nam Định: Cấy lúa 30 năm chẳng ai đến, trồng sen 1 vụ đã tấp nập người tới xem
Nhờ mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng sen, không những đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Đôn (50 tuổi) ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường (Nam Định ) thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
Đầm sen thơm ngát của ông Đôn trở thành điểm ghé thăm của nhiều người.
Về xã Xuân Vinh, qua sự giới thiệu của ông Vũ Mạnh Trầm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Vinh, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết đến câu chuyện trồng sen thoát nghèo của gia đình ông Nguyễn Văn Đôn.
Ông Trầm còn nhiệt tình dẫn chúng tôi đến tận đầm sen thăm quan, trên đường đi còn tiết lộ: “Nhờ trồng sen mà gia đình ông Đôn không những thoát được nghèo, mà còn vươn lên là hộ làm kinh tế giỏi ở địa phương”.
Nhờ trồng sen mà gia đình ông Nguyễn Văn Đôn (50 tuổi) ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường (Nam Định) vươn lên thoát nghèo và hiện nay bỏ túi cả trăm triệu đồng mỗi năm
Di chuyển khoảng chừng hơn phút, chúng tôi đến được đầm sen của gia đình ông Nguyễn Văn Đôn, bắt gặp đầu tiên là cảnh đầm sen trải dài cả một vùng rộng lớn.
Cùng với mùi hương sen thơm ngát thoảng lẫn trong gió. Vừa gặp, ông Đôn vội tay bắt, mặt mừng khoe ngay: “Từ khi trồng sen, vào mùa hè ngày nào tôi cũng có hàng để bán, có đồng ra đồng vào, cuộc sống không còn nghèo khổ như trước nữa”.
Là hộ nghèo sinh sống tại xã Xuân Vinh, quanh năm đầu tắt mặt tối với cây lúa nhưng gia đình ông Nguyễn Văn Đôn vẫn xoay quanh một chữ “nghèo”.
Chán cảnh trồng lúa quanh năm vất vả mà vẫn đói nghèo, ông Đôn quyết tâm tìm hướng đi mới mong kinh tế gia đình tốt hơn.
Trong một lần tình cờ biết đến mô hình trồng sen cho hiệu quả kinh tế cao, ông Đôn quyết định không cấy lúa nữa mà đi học hỏi cách trồng sen.
Không ngờ sau khi trồng, cây sen lại thích nghi tốt, chịu đất, chịu nước và cho năng suất cao.
Việc trồng sen đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh khai khác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhất đối với các mảnh ruộng chiêm khê mùa thối…
Sau khi thấy cây sen mạng lại hiệu quả kinh tế cao, ông Đôn tiếp tục mở rộng mô hình nhằm tăng thu nhập.
Đầu năm 2017, ông đã mạnh dạn thuê hơn 2ha đất chiêm trũng trồng lúa kém hiệu quả, mà chủ yếu dân đang bỏ hoang để cải tạo chuyển dần sang trồng hoa sen.
Video đang HOT
Chia sẻ Báo điện tử DANVIET.VN, ông Đôn cho biết, từ khi chuyển sang trồng hoa sen, gia đình ông không còn nghèo đói như trước nữa, cuộc sống của gia đình trở lên ổn định và khấm khá hơn trước.
“So với trồng lúa, thì trồng sen chắc ăn hơn và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa…”, ông Đôn chia sẻ.
Để chứng minh lời nói trên, ông Đôn đưa ra dẫn chứng, nếu trồng 1 sào sen thì sẽ thu về được 1,7 tạ hạt sen/năm, thu về hơn 5 triệu đồng trong khi chi phí lại rất thấp khồng đáng kể.
Còn nếu cấy lúa thì vụ được mùa 1 sào được khoảng 3 tạ/năm, với giá lúa hiện tại thì thu về được hơn 2 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi 500 ngàn đồng, đấy là chưa kể đến mất mùa.
“Trồng lúa vừa tốn nhiều tiền mua phân bón, mua thuốc sâu, thuê nhân công cày cấy, gặt hái…Còn trồng sen gần như chả tốn tiền phân gio thuốc thang gì cả. Đã thế, trồng sen còn có thể thu thêm tiền từ việc bắt cá, tôm…bán…”, ông Đôn chia sẻ.
Sau hơn 3 năm, cơ ngơi của ông Đôn đã có trong tay có một đầm sen tươi tốt rộng lớn, năng suất trung bình hơn 4 tấn hạt/năm và hàng ngàn bông hoa sen mỗi năm
“Vì đầm sen rộng và không phun thuốc trừ sâu nên là môi trường tốt cho tôm, cua, cá…sinh sống. Việc khai thác nguồn lợi tôm cá này mang lại kinh tế lớn. Ngày nhiều tôi có thể kiếm được cả triệu đồng, ngày ít cũng phải kiếm được vài trăm ngàn đồng. Chỉ riêng nguồn thu này tôi cũng dư trong chi tiêu hàng ngày”, ông Đôn tiết lộ
Cũng theo ông Đôn, hiện nay, gia đình ông đang trồng sen với quy mô hơn 8 mẫu. Với diện tích này, trung bình mỗi vụ gia đình ông thu về được hơn 4 tấn hạt sen, cùng hàng nghìn bông hoa sen. Từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản và các sản phẩm từ sen cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
“Hiện giá hạt sen đang giữ giá ở mức ổn định, dao động từ 25.000 -35.000 đồng/kg, mỗi bông hoa sen có giá 3.000 đồng. Thu nhập từ trồng sen gấp nhiều lần so với cấy lúa, lợi ích hơn hẳn so với các loại cây trồng khác tại quê tôi”, ông Đôn phấn khởi nói.
Chia sẻ về công việc dự định của gia đình sắp tới, ông Đôn tâm sự, thời gian sắp tới ông sẽ đưa cua, ốc… vào thả nuôi thử nghiệm ở trong đầm sen để tăng hiệu quả kinh tế. Nếu nuôi cua, ốc trong đầm sen thành công thì sẽ giúp tôi có nguồn thu nhập cực kì cao từ đầm sen này.
Chia sẻ bí quyết trồng sen cho năng suất cao, ông Đôn tiết lộ, muốn trồng sen cho năng suất cao trước hết phải làm tốt khâu chuẩn bị đất.
Nhà nông làm giàu: Chỉ trồng 8 sào rau má, có thu nhập choáng váng 1 tỷ đồng/năm
Trước khi trồng, cần làm vệ sinh ruộng, đầm, diệt ốc bươu vàng và cá rô phi. Vì các loại động vật ngoại lai này thường ăn các mầm sen non mới nhú. Sau khi trồng sen khoảng 1 tháng, bón phân lân để kích thích sen ra rễ nhanh, với lượng 10kg lân/sào.
Sau khi trồng sen được 2 tháng thì tiến hành bón thêm phân NPK tổng hợp để kích thích sen đẻ nhánh. Lượng phân NPK bón cho sen ở thời điểm này khoảng 10-15kg/sào.
“Chú ý, người trồng sen cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu ăn lá để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc sen, cần tăng cường thêm phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng cây sen bền, gương sen to, hạt sẻn chắc mẩy”, ông Đôn lưu ý.
Theo ông Vũ Mạnh Trầm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Vinh, cây sen được đưa vào trồng địa phương khoảng 3 năm nay. Dân chủ yếu ở những diện tích chiêm trũng trồng lúa kém hiệu quả. Đến nay diện tích trồng sen trên địa bàn xã đã được mở rộng lên tới 10 ha.
“Việc trồng sen đã mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh khai khác tiềm năng, lợi thế của địa phương nhất đối với các mảnh ruộng chim trũng. Với hiệu quả mang lại mà chi phí đầu tư lại thấp, cây sen không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn….:,” ông Vũ Mạnh Trầm, Chủ tịch Hội Nông dẫn xã Xuân Vinh.
Quảng Bình: "Hái" mỗi năm nửa tỷ từ khu đầm lầy dân từng chê ỏng chê eo
Từ 5ha đầm lầy nhiều người chê ỏng chê eo, anh Đỗ Quang Bổng ở thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) bỏ công sức, tiền của cải tạo để trồng sen, biến nơi đây thành đầm sen kết hợp du lịch sinh thái, lãi nửa tỷ đồng mỗi năm.
Thu tiền tỷ từ đầm sen
Giữa cái nắng gắt tháng 6, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN tìm đến thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), trên cánh đồng xanh màu mạ non, đầm sen đang nở rộ khoe sắc thuộc sở hữu của nông dân Đỗ Quang Bổng, trú tại thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình).
Tâm sự với phóng viên, anh Bổng nhớ lại: "Vùng đất này trước đây là đầm lầy, xã thu hồi làm đất dự phòng và cho người dân thầu sản xuất. Sau đó, tôi xin thầu lại, đầu tư tiền của cải tạo và xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng sen".
Anh Đỗ Quang Bổng hằng ngày lội xuống đầm sen để chăm sóc cho cây và nuôi cá. Ảnh: PV
Theo anh Đỗ Quang Bổng, năm 2014, anh bắt tay vào cải tạo vùng đầm lầy, vốn là nông dân, để có đủ số vốn anh phải chạy khắp nơi vay mượn hơn 200 triệu, thuê máy, nhân công về cải tạo. Đến năm 2016, anh mới bắt đầu trồng 2ha sen và 3ha lúa.
Do vùng ruộng sâu, trũng, lại thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên 3ha lúa cho năng suất thấp, còn 2ha sen, do chưa có kinh nghiệm nên cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
"Những năm đầu tiên bỏ quá nhiều tiền để cải tạo, trồng lúa, trồng sen nhưng chưa thu được lãi còn bị thua lỗ. Thời gian đó tôi rất suy sụp, có lúc vợ tôi còn đuổi ra khỏi nhà, phải ra cất nhà ở bên đầm sen để ngủ", anh Bổng nhớ lại.
Không bỏ cuộc, anh Đỗ Quang Bổng chuyển hẳn 5ha sang trồng sen, anh đã hành trình vào các tỉnh Đà Nẵng, Huế... học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng sen trên đất ruộng. Bên cạnh đó, anh Bổng bỏ tiền thuê hẳn chuyên gia về dạy cách trồng, chăm sóc sen.
Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá, du lịch sinh thái của anh Đỗ Quang Bổng. Ảnh: PV
Theo anh Đỗ Quang Bổng, thời điểm xuống giống sen là đầu tháng 2 và sau 4- 6 tháng có thể cho thu hoạch.
Khi trồng sen giống khoảng 1 tháng, phải bón phân để kích thích ra rễ nhanh. Khi sen được 2 tháng, tiến hành bón lần nữa để kích thích cây đẻ nhánh. Đến thời điểm sen phát triển đều trên mặt hồ và ra hoa bói, tiếp tục bón phân Kali và NPK. Khi thu hái lứa đầu tiên, bón thêm với lượng phân tương tự.
Thời điểm bắt đầu thu hoạch, phải chú ý kiểm tra phát hiện sâu ăn lá để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần tăng cường thêm phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng chất lượng sen.
Thời gian chờ đợi sen cho hạt, anh Bổng thả cá để tận dụng mặt nước và các chất phù du từ ao sen. Hiện anh nuôi 2 tấn cá lóc, cá diếc, cá diêu hồng.
Anh Đỗ Quang Bổng lội bùn thu hoạch đài sen. Ảnh: PV
Theo tính toán của anh Bổng, trồng sen kết hợp nuôi cá cho thu nhập cao gấp 5 đến 7 lần so với trồng lúa và nhiều lần so với các cây trồng khác.
Sen nở rộ vào tháng 4 đến tháng 8. Sen hạt được các thương lái đến thu mua tận nơi. Đầu vụ, giá sen hạt khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg, cuối vụ khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Nói về dự định tương lai, anh Bổng cho biết sẽ bỏ tiền mua máy móc về để chế biến các sản phẩm từ sen.
Hút khách du lịch nhờ trồng sen
Năm 2019, nhận thấy nhu cầu du lịch của người dân, anh Đỗ Quang Bổng phối hợp với CLB Khởi nghiệp huyện Lệ Thủy, biến 5ha hồ sen thành khu du lịch sinh thái.
Để tạo không gian phong phú cho du khách, anh Bổng phối hợp với các bạn trẻ trong CLB Khởi nghiệp xây dựng chòi lá, làm cầu tre để du khách đến chụp hình, câu cá và chế biến các món ăn, phục vụ ngay bên hồ sen.
Việc kết hợp trồng sen, nuôi cá và du lịch sinh thái, giúp anh Đỗ Quảng Bổng lãi nửa tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Pv
Trung bình mỗi ngày khu vực đầm sen của anh Bổng đón khoảng 100 - 150 khách đến tham quan, trải nghiệm, với giá vé mỗi khách chỉ 15.000 - 20.000 đồng, mỗi bông hoa sen được bán 3.500 - 4.500 nghìn đồng và mỗi cân sen hạt bán cho khách khoảng 50.000 - 60.000 đồng, cho anh thêm nguồn thu nhập.
Với mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá, du lịch, anh Bỗng thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho từ 7-10 lao động thường xuyên với mức thu nhập ổn định.
Bên cạnh đó, anh Đỗ Quang Bổng còn là chủ nhiệm HTX Sen Hồng, anh hỗ trợ giống sen, chia sẻ kinh nghiệm để người dân trồng sen đạt hiệu quả cao và giúp bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Nuôi nhốt toàn cá đặc sản quý hiếm, xưa ví như "thủy quái dòng sông" mà dân ở đây đổi đời Từ xa xưa, dòng sông Gâm được biết đến là nơi cư ngụ của 5 loài cá đặc sản, cá quý hiếm: cá dầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng, cá chiên và cá lăng. Nhiều hộ dân huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nhờ nuôi những loài cá đặc sản, loài cá quý hiếm này mà đổi đời... Tận dụng chiều dài hơn...