Nam Định cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết từ bệnh nhân ngoại lai
Cùng với thông tin về việc dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại Nam Định, Cơ quan Y tế tỉnh này vừa có khuyến cáo người dân về nguy cơ phát triển các mầm bệnh ngoại lai từ số lượng các bệnh nhân mắc bệnh ở tỉnh ngoài du nhập về Nam Định.
Một bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở tỉnh ngoài được phát hiện và điều trị tại Nam Định – Ảnh: Hoàng Long
Sáng nay, 11/9, ông Khương Thành Vinh, Phó Giám đốc Sở Y tế Nam Định cho biết, tại Nam Định đã ghi nhận từ tháng 8 đến nay, có tổng số 79 ca bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết điều trị ở các cơ sở y tế trong tỉnh. Đến nay cơ bản các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết đều được điều trị kịp thời, chưa xảy ra trường hợp tử vong nào.
Sở Y tế Nam Định cũng xác nhận phát hiện 2 ổ dịch sốt xuất huyết nội địa đều ở thành phố Nam Định (tại phường Trần Đăng Ninh và phường Vỵ Xuyên).
Bà Vũ Thị Quý (Nam Giang, Nam Trực, Nam Định) bị mắc sốt xuất huyết khi lên Hà Nội thăm người nhà, được đưa đến điều trị tại bệnh viện Nam Định – Ảnh: Hoàng Long
Video đang HOT
“Chúng tôi đã tiến hành bao vây, dập 2 ổ dịch này ngay khi phát hiện, sau đó tổ chức phun hoá chất và vệ sinh môi trường toàn khu vực để ngăn dịch lây lan, tái phát trở lại. Hiện mức độ dịch sốt xuất huyết tại Nam Định vẫn đang trong phạm vi khống chế của ngành y tế”, ông Khương Thành Vinh thông tin.
Tuy nhiên, nguy cơ dịch sốt xuất huyết tại Nam Định vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là nguy cơ lây bệnh từ số bệnh nhân mang bệnh từ tỉnh ngoài về.
Anh Trần Duy Hưng (42 tuổi, trú tại xã Nam Giang, huyện Nam Trực) cho biết, mẹ anh Hưng là bà Vũ Thị Quý sau khi lên Hà Nội thăm người thân và đưa đứa cháu ở Hà Nội về Nam Định chơi được mấy ngày cùng bị ốm, sốt. Đưa lên viện kiểm tra ngày 8/9 thì phát hiện đều mắc sốt xuất huyết, phải nằm lại bệnh viện điều trị. Cả nhà anh Hưng hiện nay đều lo dịch sẽ lây lan sang người khác, nhất là lây lan sang trẻ nhỏ.
Phần lớn số bệnh nhân sốt sốt huyết điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định đều là bệnh nhân ngoại lai – Ảnh: Hoàng Long
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, nơi tiếp nhận, điều trị phần lớn các ca bệnh sốt xuất huyết của tỉnh này cũng xác nhận nguy cơ bệnh từ phía ngoại lai. Số liệu của bệnh viện này cho biết từ tháng 8 đến nay đã thu dung tổng số 66 ca bệnh sốt xuất huyết thì chỉ có 23 ca nội địa (bệnh nhân ở huyện nam Trực, Giao Thuỷ và thành phố Nam Định), còn lại đều là bệnh nhân ngoại lai, mang bệnh từ tỉnh khác (chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) về Nam Định.
Từ đó, Sở Y tế Nam Định cảnh báo người dân phải rà soát bạn bè, người thân ở nơi khác về có nằm trong vùng mắc bệnh sốt xuất huyết không. Đặc biệt, khi thấy có các triệu chứng mắc bệnh này (gồm các triệu chứng như: Sốt cao đột ngột. Đau đầu (thường đau sau hố mắt), mệt mỏi. Đau cơ, khớp. Buồn nôn và nôn. Nổi mẩn ở cánh tay, chân và ngứa. Chảy máu cam, chân răng hoặc kinh nguyệt kéo dài) phải khẩn trương voà viện điều trị, đồng thời báo ngay với cơ sở y tế địa phương để thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh dịch lây lan ra cộng đồng.
HOÀNG LONG
Theo Tiền phong
Sốt xuất huyết và trách nhiệm
Ở xứ nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như VN thì chuyện hằng năm phải chiến đấu chống dịch bệnh sốt xuất huyết khó mà tránh khỏi. Nhưng vấn đề là những ai sẽ có trách nhiệm "tham chiến" cao nhất?
Ảnh minh họa
Chắc chắn rồi, phải là ngành y tế chủ động "tham chiến" trước. Cũng là ngành y tế thì mới biết nên làm những việc gì là tốt nhất, cần thiết nhất để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH). Tuyên truyền trước mùa có khả năng phát sinh dịch bệnh. Tiến hành kiểm tra môi trường sống ở những nơi có nguy cơ cao. Chủ động phun thuốc diệt muỗi, loăng quăng để kiểm soát nguy cơ.
Chắc chắn rồi, chính quyền ở từng địa phương, nhất là ở những vùng có nhiều yếu tố nguy cơ phát dịch SXH cũng phải "tham chiến" sớm, hành động có trách nhiệm và quyết liệt để huy động lực lượng y tế địa phương thực hiện các kế hoạch hiệu quả nhằm phòng dịch SXH.
Những gì diễn ra hằng năm cũng cho thấy một điều, nếu thiếu sự "tham chiến" có trách nhiệm của cộng đồng, của người dân thì cuộc chiến với muỗi năm nào cũng có những thất bại đáng tiếc. Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc thực hành những chỉ dẫn đơn giản để tránh bị muỗi đốt và hạn chế môi trường sản sinh muỗi, loăng quăng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh SXH.
Chúng ta luôn mong đợi ý thức hành động tự giác của người dân trong cuộc chiến với muỗi. Tuyên truyền tích cực và hiệu quả hơn để chỉ dẫn người dân "tham chiến" tích cực chống phát sinh dịch SXH là điều cần được đặt vào quyết tâm của ngành y tế, của chính quyền địa phương.
Nhưng kết quả là chúng ta vẫn không tránh được những thất bại cay đắng trong cuộc chiến với muỗi và dịch bệnh SXH. Con số của một địa phương như Đồng Nai có thể khiến người đọc giật mình: từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 11.600 ca mắc SXH (tăng 2,65 lần so với cùng kỳ 2018), trong đó có 2 ca tử vong.
Trước những thất bại như thế thì cần phải quay ngược lại để xem xét mức độ và trách nhiệm các bên liên quan hòng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Là y tế địa phương "tham chiến" chậm, thụ động? Hay là chính quyền địa phương thờ ơ không quan tâm đúng trách nhiệm nên không "tham chiến" sớm để triển khai kịp thời các hành động phù hợp? Hay là vì chính người dân thiếu ý thức, thiếu hiểu biết nên chẳng chịu "tham chiến", cứ duy trì những nếp sinh hoạt tùy nghi thuận tiện mà chẳng quan tâm đến chuyện muỗi mòng, nhiều khi vì thế mà gây ra những ổ gây bệnh SXH ngay trong nhà, ngay trước nhà?
Vậy nên mới có ý tứ từ phát biểu của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rằng, phải xử lý những hộ dân để muỗi trú ngụ, sinh sản và phát triển khiến cho công tác dập dịch gặp khó khăn. Nói như thể dân cố tình "nuôi" muỗi.
Thay cho thời gian ngồi nghiên cứu biện pháp chế tài với trường hợp dân "nuôi" muỗi, có lẽ các cơ quan y tế nên dành thời gian theo dõi tình hình, chủ động "tham chiến" sớm để giúp dân diệt muỗi bằng những biện pháp chuyên môn thì còn hơn.
Theo Thanh niên
Châu Đốc tập trung phòng, chống sốt xuất huyết "Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lưu hành ở Việt Nam thường tăng cao vào mùa mưa. Hiện nay, SXH đang bước vào cao điểm nên các cas mắc SXH ở Châu Đốc liên tục tăng và diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8-2019, toàn thành phố ghi nhận 108 cas mắc SXH (so cùng kỳ năm trước tăng...