Năm điều này, chỉ cần người đàn ông làm một trong số đó chứng tỏ bạn đã cưới nhầm chồng
Khi mới yêu nhau, mọi thứ đều đẹp đẽ và có màu hồng, điều đó đôi khi làm phụ nữ ‘mờ mắt’. Nhưng lúc về sống cùng một nhà, mọi bản chất thực sự của đàn ông sẽ được bộc lộ. Dưới đây là những dấu hiệu tố cáo chị em đã lấy nhầm chồng, hôn nhân không sớm thì muộn cũng đi vào ngõ cụt.
Dù cho đàn ông có nói bao nhiêu lời yêu thương đi chăng nữa thì việc không có trách nhiệm với gia đình, vợ con cũng là biểu hiện của một người chồng không xứng đáng. Anh ta mặc kệ các chị xoay sở việc nhà mà không giúp đỡ, không hỗ trợ vợ chăm sóc con cái, kinh tế… là một người không đáng để lấy làm chồng và nó là dấu hiệu rõ thấy nhất của việc chị em đã lấy nhầm chồng.
Chỉ biết bản thân mình, không để ý tới cảm xúc của bạn
Đàn ông luôn quyết định mọi thứ mà không cần biết vợ nghĩ thế nào. Anh ta chê bai bộ trang phục hay mang khuyết điểm của vợ mình ra nói mà chẳng bận tâm điều đó có thể khiến cô ấy có buồn hay không. Chung quy lại, dù đã là vợ chồng, nhưng anh ta lại hoàn toàn không muốn, cũng như không hề nỗ lực để hiểu vợ mình.
Có quá nhiều tư tưởng trái ngược nhau
Video đang HOT
Hai con người có sự đồng điệu về tâm hồn sẽ có một cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Tất nhiên sẽ không phải là tất cả mọi phương diện nhưng ít nhất cần tương đồng nhau về quan điểm nuôi dạy con cái, vai trò của từng thành viên trong gia đình, kế hoạch hóa gia đình,… Nếu quan điểm của 2 bạn hoàn toàn đối lập nhau thì bạn không nên lừa dối hoặc tự thuyết phục bản thân.
Lần đầu đánh vợ đàn ông có thể bao biện rằng do mình mất bình tĩnh, không kiềm chế được cơn nóng giận của mình. Lần thứ hai đánh vợ, anh ta có thể nói rằng do mình say nên không kiểm soát được cảm xúc.
Lần thứ ba đánh vợ, đàn ông vẫn ngoan cố biện minh là do vợ sai, cứ đôi co qua lại khiến anh ta không giữ được mình mà vung tay. Đàn ông đánh vợ luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, không bao giờ chịu cúi đầu xin lỗi vợ bằng câu nói “anh sai rồi”.
Đời đàn bà, có thể chấp nhận chồng đánh mình lần 1, lần 2 nhưng đừng bao giờ cho anh ta cơ hội được vung tay đánh bạn lần thứ ba. Đàn ông vũ phu đã ăn vào máu, một khi đã quen dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn thì nửa đời còn lại của bạn sẽ ngập ngụa trong đòn roi, tơi tả bầm dập đến đáng thương.
Không chung thủy hoặc lừa dối bạn
Khi tán tỉnh bạn, anh ta thực sự khiến bạn đổ nghiêng ngả với hình ảnh một chàng trai duyên dáng, khéo léo.Tuy nhiên, nếu anh ta tiếp tục sử dụng “chiêu” quyến rũ đó để “cưa cẩm” tất cả những người phụ nữ mà anh ta thấy “ưng mắt”, thì quả là một vấn đề nghiêm trọng, đáng phải lo lắng.
Nếu bạn bỏ qua cảnh báo trên và chấp nhận lấy người đàn ông như thế. Khi đã là vợ chồng, anh ta lại vẫn tiếp tục buông những lời ong bướm để gạ gẫm các cô gái khác. Bạn bắt đầu tự hỏi tại sao mình lại kết hôn với người đàn ông này, đây là thời điểm bạn cần phải suy nghĩ lại về việc mình có muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này nữa hay không?
Thầm lặng như ngõ vắng
là một ngõ cụt trong một cái ngõ rộng giữa lòng Hà Nội.
Cư dân trong ngõ chưa đến ba chục hộ. Phần lớn đều trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải miết đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ.
Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái "thơm" đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
Cư dân trong ngõ cũng giống như cư dân của các thành phố thời nay, do ảnh hưởng của thời cuộc nên chín người mười phương. Gốc gác Hà Nội trong ngõ chỉ có dăm hộ, còn đa phần ở các tỉnh lẻ chuyển về. Nào là Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định rồi Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên. Xa xôi như Quảng Nam cũng góp mặt một hộ. Lý do định cư Hà Nội cũng nhang nhác nhau vừa là để phù hợp với công ăn việc làm hoặc cũng là ở gần con cháu.
"Chúng học đại học xong kiếm việc ở đây rồi lấy vợ lấy chồng. Mình theo về trông con cái cho chúng". Đó là tâm sự của những người nhiều tuổi có thêm vai trò "canh ngõ". Họ thuộc lớp cha mẹ nên được cả ngõ kính trọng và có chút được nhờ. Bởi các ông bà ở nhà suốt ngày. Mấy ông sáng nào cũng trầm ngâm bên bàn cờ tướng đầu ngõ. Mấy bà trông cháu, cửa mở toang toàng. Vậy nên cấm có người lạ nào vào ngõ qua được mắt mấy "cảnh sát trưởng" này. Lớp trẻ cứ yên tâm đi cả ngày mà chẳng phải lo kẻ gian cậy cửa.
Chín người mười quê và nghề nghiệp chẳng ai giống ai, từ công an, bộ đội, rồi cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, đến kinh doanh tự do, cựu người mẫu... nhưng lại gắn bó thân thương đến lạ lùng.
Ở lâu, tuy đã mang dáng dấp thanh lịch của người Thủ đô thể hiện qua nếp sống, lời ăn tiếng nói trang nhã, nhưng cái nét chân chất địa phương vẫn còn đậm đà. Nhà này đến bữa thiếu gì lại ới sang nhà nhau xin xỏ. Bà Hà Nội gốc dạy cho lớp trẻ cách nấu món bún thang, làm bánh trôi tàu.
Mùa cận tết, mấy nhà đua nhau làm dưa hành chua ngọt bởi sự tận tình chỉ bảo của một bà giáo nghỉ hưu từ Hòa Bình chuyển đến. Ai về quê, lúc lên lại có quà cho cả ngõ dù chỉ là nắm rau, nải chuối, vài bắp ngô... thật là vui vẻ.
Có việc gì cần bàn bạc, chỉ hô lên một tiếng mọi người đã tập trung đủ. Nghị quyết bằng một tràng pháo tay, khi thực hiện cứ răm rắp mà làm. Từ chuyện nhỏ như bảo ban nhau quét dọn, sơn tường đến việc lớn hơn như lát gạch đỏ, làm cửa cho ngõ; từ chuyện vui như tổ chức ngày 8/3, trung thu, tất niên đến việc buồn như đám hiếu, thăm người nằm viện... đều thống nhất thực hiện.
Thi thoảng vào tối thứ Bảy, trẻ con được nghỉ học, một nhà lại mang bộ loa ra nổi nhạc. Ôi lúc đó cứ gọi là bốc mạnh. Thanh thiếu niên, trẻ con, đến cả cái đứa trẻ lên hai cũng cố bon chen nhún nhảy. Không khí cả ngõ tưng bừng như đang tổ chức một sự kiện gì...
Ban ngày, con ngõ vắng hiu, chiều về lại ồn ã nhộn nhịp. Trong lúc bố mẹ quay vào cơm nước thì bọn trẻ nô đùa rộn rã. Tiếng chí chóe, khóc lóc đôi lúc cũng làm sốt ruột người lớn nhưng cũng chỉ là lướt qua... Và khi cơm nước xong, mấy cái ghế được xếp trước cửa trở thành bàn tròn thế sự của cánh mày râu đủ chuyện tây tàu, chính trị, xã hội...
Từ khoảng 10 giờ đêm trở đi, con ngõ nhỏ im ắng lạ thường. Mọi người rút vào khoảng riêng tư của gia đình. Con ngõ trở nên rộng rãi hơn. Màu đỏ dìu dịu từ những chiếc đèn lồng khiến cho nó lung linh huyền ảo. Lúc đó chỉ cần rảo bộ chưa đầy trăm mét ra ngoài kia là phố xá vẫn đang đông đúc, chao chát. Nhưng trong này thời gian như đã ngưng đọng trước cửa ngõ rồi.
Từ khi mắc vào dịch Covid, kể cả khi có lệnh giãn cách xã hội, sáng nào mọi người cũng í ới thông báo tin tức cập nhật mới nhất về dịch bệnh trong và ngoài nước. Sau những cái chép miệng thở dài khi nghe tin dịch bệnh trên thế giới là sự tự tin về Chính phủ và dân tộc mình sẽ chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin ấy chỉ thể hiện qua ánh mắt nhấp nhánh niềm vui phía trên chiếc khẩu trang thường trực suốt ngày. Mấy ngày nay, chuẩn bị đón kỷ niệm 45 năm ngày Thống nhất đất nước, đồng thời đã hết lệnh cách ly, cờ Tổ quốc treo đỏ ngõ, tiếng nô đùa của con trẻ gợi không khí xiết bao đầm ấm, thanh bình...
Mở cánh cửa sổ phòng làm việc, ngắm xuống con ngõ nhỏ, mà trái tim cứ xuyến xao lâng lâng một cảm xúc rất lạ. Con ngõ nhỏ chân chất quá đỗi! Thân thương quá đỗi khiến cư dân của nó đi đâu cũng nghĩ và nhớ về như một mái ấm...
Phải chăng đó là một Hà Nội bình dị rất khác
Nếu không muốn hôn nhân tan vỡ, các cặp vợ chồng hãy tránh xa những điều sau Sau hôn nhân, nhiều cặp đôi dần bộc lộ những "nhược điểm" mà trước đây khi yêu họ cố tình giấu kín. Nói nhiều, hay cằn nhằn, kiểm soát quá mức... chính là nguyên nhân khiến tình yêu tan vỡ. Nói quá nhiều Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Hòa Bình, đây là sai lầm phần lớn của các chị em khi giao...