‘Nắm đấm thép’ thoắt ẩn thoắt hiện của Liên Xô
Các đoàn tàu tên lửa liên lục địa của Nga có hình dáng y hệt tàu chở hàng làm cho đối phương đau đầu vì không thể xác định được tên lửa nằm ở đâu và khi nào khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động không ngừng nghỉ.
ICBM RT-23 UTTKh đặt trên tàu hỏa.
Trong chiến trạnh Lạnh, cuộc chạy đua giữa hai siêu cường Nga, Mỹ đã cho ra mắt nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) độc đáo, có tính hủy diệt cao. Trong khi Mỹ tập trung vào phát triển các tổ hợp ICBM giếng phóng đặt trong các boongke kiên cố chịu được các đợt tấn công phủ đầu, thì Nga lại thiên về phát triển các dòng ICBM cơ động có tính dã chiến cao.
Một trong những thứ vũ khí như vậy đã làm cho Mỹ đau đầu vì không thể xác định được nó nằm ở đâu và khi nào sẽ khai hỏa dù có mạng lưới vệ tinh trinh sát hoạt động hằng ngày, hằng giờ trên bầu trời Liên bang Xô Viết. Đó chính là ICBM đặt trên tàu hỏa RT-23 Molodets (tên mã NATO là SS-24 Scalpel).
Sản phẩm ICBM của Viện thiết kế Yuzhnoye này không có sản phẩm tương tự trên thế giới và Mỹ đã phải thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược lần 2 (START II) để yêu cầu Nga loại bỏ và hạn chế phát triển dòng vũ khí có chức năng tương tự.
Cơ động là yếu tố mang tính sống còn
Lợi thế của các ICBM bệ phóng là không thể phủ nhận. Do được triển khai trực tiếp trên mặt đất, ICBM phiên bản giếng phóng thường không bị nhiều hạn chế về trọng lượng, kích thước và có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân hơn các phiên bản ICBM khác. Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của ICBM dạng này là các trận địa nằm cố định, khi bị đối phương phát hiện thì nó sẽ là mục tiêu bị tấn công phủ đầu trước tiên. Dù có được gia cố vững chắc đến đâu nhưng xác suất bị tiêu diệt hay vô hiệu hóa vẫn rất cao (chỉ có xác suất sống trước một vài loạt phóng của đối phương).
Từ trước tới nay, nhiều người thường biết tới các dòng ICBM cơ động của Nga đặt trên các xe đặc chủng có khả năng cơ động cao, nhưng thực tế, do là xe siêu trường, siêu trọng, các đơn vị này cũng vẫn phụ thuộc vào các trận địa cơ động có sẵn (ưu thế hơn phiên bản ICBM giếng phóng) và vẫn có khả năng bị vô hiệu hóa.
Trước thách thức trên, từ đầu những năm 1980, Nga đã bắt tay vào phát triển dòng ICBM với yêu cầu phải có tính cơ động cao và phù hợp để triển khai trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bối cảnh là chiến tranh hạt nhân tổng lực.
Video đang HOT
Với những yêu cầu trên, Viện Thiết kế Yuzhnoye đã nhận được yêu cầu phát triển dòng ICBM có 3 tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp để đặt trên các toa chở chuyên dụng giống toa chở hàng đông lạnh của ngành đường sắt Nga. Đây là một yêu cầu khó. Bản thân hệ thống phóng của ICBM rất phức tạp và chịu tải lớn. Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường. Đây chính là tiền đề để ICBM RT-23 Molodets xuất hiện.
Sau khi xuất hiện và được triển khai từ năm 1987, ICBM RT-23 Molodets đã mang lại kết quả thành công ngoài mong đợi. Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Nga. Các chuyên gia phân tích ảnh vệ tinh của Mỹ không thể tìm ra dấu vết các đoàn tàu hạt nhân của Nga bằng quang ảnh lẫn ảnh quang phổ (tìm dấu vết đồng vị phóng xạ) và nhiều phương pháp khác. Thậm chí, Mỹ đã tính tới kế hoạch triển khai các container hàng trá hình, trong lắp đặt các thiết bị giám sát tinh vi trà trộn vào hệ thống đường sắt Nga để theo dõi “đoàn tàu ICBM”, nhưng cũng bó tay.
Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTh và chúng chỉ bị “tiêu diệt” theo START II vào đầu năm 2000.
“Không chỉ chạy nhanh, mà còn mang nắm đấm thép”
Đoàn tàu ICBM của Nga có tính cơ động và dã chiến cao.
Về nguyên lý hoạt động, ICBM RT-23 Molodets phiên bản hoạt động trên tàu hỏa cũng có nhiều sức mạnh tương tự như các dòng ICBM thông thường của quân đội Nga. ICBM phiên bản RT-23 UTTKh/SS-24V dài 23,3 m (đã bao gồm đầu đạn), đường kính thân đạt 2,4 m và có thể mang theo 5 đầu đạt hạt nhân có khả năng tự cơ động quỹ đạo MIRV với sức công phá 550 kilotone/đầu đạn.
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Ngoài ra, hệ thống giá đỡ đặc chủng ở khoang phóng (toa tàu) cho phép triển khai tên lửa ở trạng thái sẵn sàng phóng trong 15 phút. RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy tự thân.
ICBM RT-23 UTTKh sử dụng phương thức dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m (đối với vũ khí hạt nhân con số này hầu như không đáng kể vì mục đích của ICBM là đưa được đầu đạn sang lãnh thổ đối phương).
Tại sao đầu đạn hạt nhân lại được kích nổ khi ở độ cao thấp?
Đối với các vụ nổ hạt nhân có thể phân chia làm ba trường hợp: Nổ trên độ cao lớn (trên 800 m), nổ ở độ cao thấp (từ 800 m tới 150 m) và nổ trên mặt đất tại mục tiêu.
Khi nổ trên độ cao lớn hơn 800 m vùng ảnh hưởng lớn, nhưng bán kính sát thương trực tiếp lại nhỏ do năng lượng nhiệt, sóng xung kích của vụ nổ bị phân tán trong môi trường. Còn đối với vụ nổ hạt nhân sát mặt đất, năng lượng của vụ nổ bị chính mặt đất hấp thụ nên bán kính sát thương cũng không lớn và chỉ được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu có chọn lọc.
Trong các thử nghiệm thực tế, sát thương lớn nhất do vụ nổ hạt nhân gây ra khi nó được kích nổ ở độ cao thấp. Khi vụ nổ xảy ra, sóng nhiệt di chuyển với tốc độ ánh sáng ngay lập tức lướt qua, đốt nóng vật trên đường đi và tạo ra hiệu ứng “nổ bỏng ngô” (toàn bộ các vật thể bị đốt cháy và bị bốc lên cao). Tiếp đó, sóng xung kích của vụ nổ đi sau cuốn những vật thể nóng bỏng này theo và tạo ra cảnh tượng phá hủy khủng khiếp của các vụ nổ hạt nhân. Điển hình cho ví dụ này là hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki đều được kích nổ ở độ cao thấp trên dưới 100 m.
Theo VNE
'Nắm đấm thép' bí mật của Nga
Với khả năng miễn nhiễm với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ, "sát thủ siêu bền" Topol-M do các kỹ sư Nga sản xuất được coi như một vũ khí bất khả chiến bại.
Thế kỷ 20, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hàng không và tên lửa, đã gần như biến đối hoàn toàn nền văn minh của nhân loại, cũng như hình thái chiến tranh hiện đại. Cùng với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, các quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa hiện đại không cần phải đem quân viễn chinh tiêu diệt đối thủ, mà với chỉ một nút bấm đã có thể xóa sổ hoàn toàn một quốc gia, thậm chí là toàn nhân loại.
Tuy nhiên, công nghệ tên lửa, mà đặc biệt là công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tính kỹ thuật và kế thừa rất cao nên chỉ những cường quốc với tiềm lực công nghệ và khoa học ở trình độ cao mới có thể sở hữu. Trong thực tế, trên thế giới các quốc gia sở hữu ICBM cũng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Đáng kể nhất trong số đó hai cường quốc Nga và Mỹ. Trong nhiều thập kỷ chiến tranh Lạnh ganh đua phát triển ICBM, cả hai nước đã sở hữu kho tên lửa và vũ khí hạt nhân đủ để hủy diệt thế giới vài chục lần.
ICBM là các dòng tên lửa đạn đạo có kết cấu nhiều tầng phóng, có tầm bắn trên 5.500km và mang tối thiểu được một đầu đạt hạt nhân. Ngoài ra, ICBM còn được phân biệt bởi nhiều yếu tố khác.
Bước đột phá Topol-M
Là sản phẩm của Viện Nhiệt học Moscow, Nga phát triển từ đầu những năm 1990 và do xưởng chế tạo máy Votkinsk lắp ráp, ngay từ khi ra mắt, RT-2UTTKh Topol-M (tên mã NATO là SS-27 Sickle B) được coi là hướng phát triển ICBM mới của Nga với việc áp dụng công nghệ động cơ đẩy tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và được kế thừa nhiều công nghệ đặc thù của ICBM Nga.
Trong thực tế, ICBM Topol-M có kết cấu ba tầng phóng với phiên bản giếng phóng cố định và trang bị trên xe phóng dã chiến đặc chủng. Tên lửa dài 22,7m, đường kính thân đạt 1,9m và tổng trọng lượng đạt 47,2 tấn (trong đó khối lượng đầu đạn mang theo đạt 1,2 tấn). Thiết kế tiêu chuẩn của Topol-M là mang theo đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức nổ tương đương 800 Kilotone được trang bị công nghệ tự dẫn độc lập MIRV. Theo lời Tổng công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M cũng có thể hoán cải để mang 4-6 đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để giảm khả năng bị đánh chặn.
Topol-M phiên bản di động. Ảnh: TheWatchTowers
Tầm bắn tối đa của Topol-M đạt 10.500km và sai số vòng tròn đồng tâm tới mục tiêu (CEP) khoảng 200m (tầm bắn của ICBM thực tế không cần quá 12.000km vì đây cũng là độ dài của đường kính trái đất, 12.742km). Để có được CEP như trên, Topol-M sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp vệ tinh, quán tính và đạo hàng hình sao. Với tầm bắn lớn, dẫn đường quán tính thường không chính xác do sự bất ổn của từ trường trái đất. Để khắc phục, ICBM sử dụng bản đồ vị trí các ngôi sao để tham chiếu với các hệ dẫn đường khác đưa đầu đạn tới đích với sai số ít nhất.
Điểm khác biệt nữa so với ICBM của Mỹ là Nga luôn ưu tiên phát triển phiên bản đặt trên xe dã chiến đặc chủng bên cạnh phiên bản giếng phóng và ICBM Topol-M cũng không là ngoại lệ. Điểm yếu của ICBM đặt trong giếng phóng là dù bệ phóng được gia cố tốt tới mấy thì cũng chỉ có xác suất chịu được một số đợt tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Nếu bị tấn công cấp tập thì mất khả năng đánh trả. Trong khi đó, phiên bản di động (đặt trên xe dã chiến MZKT-79221) có thể tự cơ động tới vị trí bất kỳ để phóng tên lửa mà đối phương khó có thể phát hiện được, đặc biệt với đất nước rộng lớn như Nga. Ngoài ra, ICBM Topol-M sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng nguội giúp đơn giản hóa cơ cấu bệ phóng. Ở cơ cấu phóng này, hệ thống đẩy đạn tên lửa khỏi ống (giếng) phóng rồi tên lửa mới kích hoạt động cơ tự thân.
Tiếp đó, điểm mạnh của ICBM sử dụng nhiên liệu rắn như Topol-M có khả tăng tăng tốc nhanh hơn hẳn dòng ICBM nhiên liệu lỏng trước đó của Nga. Gia tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa đạt 7.320m/s
Sức mạnh 'xuyên thủng'
Các chuyên gia Nga luôn khẳng định, ICBM Topol-M miễn nhiễm với lá chắn tên lửa của Mỹ. Điều này không phải không có cơ sở.
Do sử dụng nhiên liệu rắn, thời gian tăng tốc (phát nhiệt đặc thù) của ICBM Topol-M rất ngắn và mờ nhạt, vệ tinh viễn thám quân sự có rất ít thời gian để xác định và phân biệt được nó. Cũng vì thế không thể kịp cảnh báo trước cho hệ thống phòng thủ tên lửa để đánh chặn. Thực tế, ICBM dễ tổn thương nhất là ở giai đoạn tăng tốc do tên lửa cần lấy độ cao, không thể tự cơ động tránh né được.
Tiếp đó, ở pha cuối, khi tên lửa đã thả các đầu đạn con tự dẫn MIRV (thường là RS-24) và các thiết bị gây nhiễu, thì việc đánh chặn các vật thể nhỏ đang bay ở vận tốc vũ trụ cấp 1 (7,9km/giây) gần như là không thể.
Ngoài ra, hệ thống vỏ bọc của đầu đạn trang bị trên ICBM Topol-M được thiết kế cực kỳ chắc chắn mà chỉ có vụ nổ hạt nhân mới có thể phá hủy được nó, nên các phương thức gây nhiễu bằng công nghệ EMP hay quang điện đều vô hiệu. Khi tới điểm đã định, đầu đạn sẽ tự kích nổ ở độ cao 500m để phát huy tối đa khả năng hủy diệt.
Theo VNE
2 sư đoàn tên lửa chiến lược của Nga diễn tập bất thường Ngày 22-7, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sở chỉ huy và 2 sư đoàn tên lửa chiến lược thuộc khu vực Urals của Nga đã được đặt trong trạng thái báo động cao, trong khuôn khổ cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu bất thường. Cuộc diễn tập đã bắt đầu vào hôm Thứ 2, với sự tham gia của Sư đoàn...