Nam Cực và những bức ảnh khiến ai cũng phải khát khao
Một nhiếp ảnh gia đã dũng cảm băng qua vùng biển nguy hiểm nhất thế giới để đến Nam Cực, ghi lại khoảnh khắc đẹp và hoang dã của lục địa trắng.
Trong hành trình 3 tuần thám hiểm Nam Cực, Massimo Rumi, một nhiếp ảnh gia đến từ Reggio, Ý đã dành toàn bộ thời gian để chụp ảnh các tảng băng trôi, chim cánh cụt và cảnh cực quan ở Nam Cực. Theo Rumi thì Nam Cực tắt hoàn toàn tiếng ồn trong tâm trí để ông có thể cảm nhận từng giây phút tại vùng đất mà hàng triệu người mơ ước được đặt chân đến.
Massimo Rumi, xuất phát từ Reggio, Ý, đi thuyền trên vùng biển nguy hiểm nhất thế giới để đến Nam Cực nhằm lưu giữ vẻ đẹp hoang dã của vùng đất trắng xóa băng tuyết này
Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp và ánh sáng mặt trời dường như là vô tận
Các nhiếp ảnh gia Sydney theo đuổi giấc mơ suốt đời bằng cách thực hiện cuộc hành trình kéo dài 3 tuần đến Nam Cực với chín người đàn ông và một chiếc thuyền dài 15m. “Tôi đã từng đến hơn 100 quốc gia nhưng những thứ tôi cần là một vùng đất hoang vu, gần như chưa được khám phá, nơi tôi có thể cảm nhận tận cùng của sự cô lập, hoang sơ và độc đáo. Nơi đó chính là Nam Cực” – Rumi nói.
Rumi từ bỏ ý định đến Nam Cực trên một con thuyền lớn, nơi hàng trăm hành khách có thể khiến anh không được tự do và thoải mái. Cuối cùng, anh tìm thấy một nhiếp ảnh gia, người tổ chức chuyến đi trên một chiếc thuyền buồm nhỏ với số lượng chỉ có 9 người.
Nam Cực nhìn từ trên con thuyền buồm, nơi họ chinh phục mảnh đất này trong 3 tuần của tháng Mười Một và Mười Hai, năm 2015.
Bức ảnh chụp 3 chú chim cánh cụt Gentoo tại môi trường sống tự nhiên của chúng
Rumi là người duy nhất không bị say sóng trong thời gian vượ t Drake Passage – nơi được coi như vùng biển nguy hiểm nhất thế giới. Anh phải đấu tranh để thích nghi với sự chật chội của giường ngủ, với sự hạn chế của một chiếc thuyền nhỏ trong khi kinh nghiệm đi biển trước đây của Rumi là trên những chiếc tàu lớn, tiện nghi hiện đại, và đi trong những ngày thời tiết nắng ấm áp. Còn lần này là 9 người, trong thời tiết băng giá, không tắm trong 3 tuần với ánh sáng mặt trời chiếu liên tục 20 giờ mỗi ngày cùng gió mạnh và sóng lớn.
Rumi nói rằng không một nhiếp ảnh gia nào có thể chuẩn bị tâm lý để nhìn thấy tảng băng khổng lồ lần đầu tiên
Nhiếp ảnh gia Sydney hoàn thành giấc mơ cả đời của mình trên một chiếc thuyền buồm dài vẻn vẻn 15m
Nam Cực không bao giờ bị con người lấn chiếm. Người ta chỉ có thể đến đây từ tháng Mười đến tháng Ba hàng năm. Không có thị trấn, không có làng xóm, không nơi cư trú ngoài vài trạm nghiên cứu lẻ tẻ. Mỗi ngày ở đây là một kinh nghiệm duy nhất trong đời. Những gì Rumi đã có trong suốt cuộc hành trình 3 tuần không hề giống với bất kỳ chuyến đi nào khác trong đời anh. Anh chia sẻ với mọi người: “Tôi cho rằng, tâm trí của chúng ta không chuẩn bị cho những gì ta nhìn thấy ở đây. Nam Cực sẽ thay đổi bạn. Đó là một nơi đẹp lạ thường và đầy ắp cuộc sống hoang dã”.
Video đang HOT
Những tảng băng trôi gặp ánh nắng mặt trời tạo ra hình dáng kì lạ trên mặt biển và ánh xanh – trắng rực rỡ.
Rumi chụp những bức ảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên vùng biển băng giá
Khoảnh khắc đáng giá nhất là khi đoàn người lần đầu nhìn thấy băng. Không ai chuẩn bị tâm lý để đón chờ cảnh tượng này. Với nhiệt độ âm 10 độ, ngay cả khi vào mùa hè, mọi người phải trang bị các thiết bị chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Rumi kể rằng, các chú chim cánh cụt Gentoo rất thân thiện. Anh chụp chúng trong ánh mặt trời lấp lánh
Với ánh sáng ban ngày dường như vô tận và những trận bão tuyết chóng mặt, Nam Cực là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới
Là một nhiếp ảnh gia, lo lắng lớn nhất của Rumi là việc có được máy móc tốt với thật nhiều thẻ nhớ và pin vì không ai muốn có bất kỳ rủi ro nào trong chuyến đi mình đã mong đợi suốt cuộc đời. Rumi mang theo 3 thân máy. Một ống kính Canon 70-200 của anh đã bị rơi đập vào một tảng đá và hư hỏng. Đó là ống kính tele duy nhất anh mang theo. Thế nhưng tai nạn đó lại có thể là một điều may mắn với Rumi. Những bức ảnh của anh được chụp gần hơn, thân mật hơn và nhờ đó, anh nắm bắt được vào ống kính của mình tâm trạng và không khí thật nhất của Nam Cực.
Bất chấp khung cảnh tuyệt đẹp, Rumi đã phải chịu đựng thời tiết giá lạnh, không tắm trong 3 tuần với mặt trời, gió mạnh và sóng lớn.
Rumi là người duy nhất không bị say sóng trong chuyến đi gồm 9 người
Chim cánh cụt Gentoo leo lên đỉnh dốc ở Nam Cực trong ống kính của Rumi
Những bức ảnh của Rumi Massimo cho chúng ta thấy cuộc hành trình đến vùng cuối của Trái Đất, một trong những khu vực hoang dã thực sự cuối cùng trên thế giới. Phần lớn nơi đây không thay đổi kể từ khi các nhà thám hiểm đến khám phá lần đầu tiên.
Rumi trong bộ quần áo ấm áp khi anh ra ngoài chụp ảnh
Lục địa băng này chỉ có thể thăm quan từ tháng Mười Một đến tháng Ba.
Chim cánh cụt trên đỉnh một tảng băng trôi
Một con chim cánh cụt bé đứng một mình với ánh sáng mặt trời phía sau
Sau khi đã đi đến hơn một trăm quốc gia, nhà thám hiểm nhận ra rằng anh chưa bao giờ đến một nơi rất xa. Và vì thế, anh đã bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi đến Nam Cực
Một tảng băng khổng lồ trôi trên đại dương với tông mày xanh và trắng tinh khiết
Một bầy chim cánh cụt. Rumi đã đi qua vùng biển nguy hiểm nhất thế giới, Passage Drake, để đến đây
Tảng băng đầu tiên đoàn thám hiểm nhìn thấy ở Nam Cực. Không ai chuẩn bị tâm lý đón nhận một cảnh tượng vĩ đại như thế này.
Những bước chân hạnh phúc của các chú chim cánh cụt khi họ bước qua tuyết để leo lên đỉnh đồi.
Theo tổng hợp
Bãi biển Boulders: Thiên đường chim cánh cụt ở miền nhiệt đới
Không cần đến vùng Nam Cực chịu cái rét lạnh buốt, bạn vẫn có thể ngắm những chú chim cánh cụt lạch bạch bên bờ biển dưới cái nắng ấm áp của vùng nhiệt đới.
Nằm cạnh thị trấn Simon, cách bán đảo Cape (Nam Phi) 40km, bãi biển Boulders là nơi sinh sống của hàng ngàn chú chim cánh cụt Châu Phi. Dẫu rằng loài chim này đã kịp báo hiệu sự có mặt của mình bằng tiếng kêu inh ỏi khi du khách còn cách xa vài dặm, nhưng giây phút nhìn thấy những đốm đen trắng lít nhít trên bờ cát, không ít người vẫn ngỡ ngàng.
Bãi biển Boulders dần trở thành điểm đến thu hút khách du lịch kể từ khi chính thức mở cửa vào năm 1983.
Từ một cặp đôi cánh cụt duy nhất được nuôi dưỡng vào năm 1982, đến nay, nơi đây đã là địa điểm cư trú của hơn 3.000 cặp chim.
Chim cánh cụt Châu Phi còn có tên là chim chân đen hay chim lừa. Cái tên cuối cùng đến từ tiếng kêu be be giống tiếng lừa mà chúng phát ra.
Hiếm có nơi nào trên thế giới mà con người có thể tiếp xúc với những chú chim cánh cụt đáng yêu ở một khoảng cách gần như thế này.
Nhưng những hướng dẫn viên thường cảnh báo, các du khách đừng bị vẻ ngoài thân thiện của chúng đánh lừa, bởi chim cánh cụt Châu Phi vốn nổi tiếng... xấu tính. Những cái chạm của con người có thể khiến chúng cáu kỉnh và đáp trả bằng một cú đớp với cái mỏ bén như lưỡi dao.
Đổi lại, không quá khó để bạn có vài tấm ảnh để đời với chim cánh cụt. Nhất là khi bãi biển Boulders vốn nổi tiếng với nước xanh, cát trắng lại rải rác các tảng đá granit có niên đại hơn 540 triệu năm tạo ra một phông nền ấn tượng.
Không cần đến các hoạt động như lặn ngắm san hô, hay lướt sóng trên biển, bạn chỉ cần nằm dài trên bờ biển nhìn lũ chim chân ngắn này lạch bạch kiếm ăn hay ngáo ngơ trước con người cũng đủ cảm thấy vui vẻ.
Không giống các loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt Châu Phi không di trú mà ở nguyên một chỗ. Chúng sẽ đẻ trứng và giấu dưới những lùm cỏ gần đấy.
Tuy nhiên, "thiên đường chim cánh cụt" này đang có nguy cơ biến mất. Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã công bố mức nguy cấp do dân số của chúng ngày càng giảm dần trên khắp "lục địa đen". Nếu có thể, hãy bay đến vùng biển này trước khi Boulders vắng bóng những "cư dân" đặc biệt này.
Theo dep.com.vn
Chỉ mong có cơ hội đến Nam Cực một lần để trải nghiệm những điều không nơi đâu có được Dưới đây là những trải nghiệm tuyệt vời nhất bạn không nên bỏ qua khi khám phá lục địa trắng tuyệt đẹp này. Chạy marathon Đặt chân tới nơi hẻo lánh nhất trên thế giới, bạn đừng ngại ngần tham gia tranh tài cuộc thi chạy marathon trên tuyết. Bạn sẽ phải khoác trên mình nhiều lớp áo, đeo kính và găng tay...