Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Việt Nam cần chuẩn bị gì?
Với sự tin tưởng, kỳ vọng rất lớn của các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam sẽ phải nỗ lực nhiều để đạt được kết quả toàn diện trong vai trò Chủ tịch ASEAN.
Nhân kỷ niệm 52 năm ngày thành lập Hiệp hiệp các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (8/8/1967-8/8/2019), Lễ thượng cờ ASEAN dự kiến sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay. Đây là một hoạt động thường niên nhằm thể hiện sự tôn vinh các giá trị chung và cam kết thúc đẩy đoàn kết hữu nghị hợp tác của ASEAN.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995. Trong 24 năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao, Việt Nam cùng với các thành viên của ASEAN luôn đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác và cùng chung tay xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Việt Nam sẽ bắt đầu đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị đã được thực hiện từ cách đây hơn nửa năm. Nhằm chuẩn bị và đạt được kết quả toàn diện trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định thành lập một Ủy ban Quốc gia đặc trách vấn đề này ngay từ tháng 12/2018.
Ủy ban này có tên gọi đầy đủ là Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 của Việt Nam, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Chủ tịch. Nhiệm vụ của Ủy ban này là giúp Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc, điều phối, hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương về các lĩnh vực công tác có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 sẽ đảm trách các công tác chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. (Ảnh: VGP)
Khi thành lập Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định rõ việc ra đời Ủy ban thể hiện trách nhiệm và sự chủ động của Việt Nam với cương vị là Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Đến năm 2020, ASEAN sẽ đi được nửa chặng đường triển khai các kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng ASEAN (2025). Do đó, việc tổ chức thành công năm Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nhìn lại, đánh giá những gì đã làm được theo kế hoạch và định hướng chính xác những gì cần phải làm trong thời gian tới để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Công đồng ASEAN vào năm 2025.
Video đang HOT
Giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban phải nỗ lực đóng góp để năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam đạt được kết quả toàn diện với 3 thành công lớn: Một là thành công về nội dung; Hai là thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân; Ba là thành công trong quảng bá hình ảnh, bản sắc, đất nước, con người Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN phát triển và thịnh vượng.
Về mặt nội dung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết Việt Nam đã chuẩn bị từ rất sớm và đang trong quá trình trao đổi, tham khảo ý kiến nội bộ, cũng như tham khảo các nước. Bản thân ông Dũng cho rằng, chủ đề, ưu tiên trong nội dung của Việt Nam phải đáp ứng nhiều tiêu chí, trong đó có sự kế thừa chủ đề và ưu tiên các năm trước đây, nhất là của Philippines, Singapore và Thái Lan, đồng thời vừa phải hài hòa với quan tâm chung của các nước thành viên, cũng như các đối tác ASEAN, vừa đáp ứng và phù hợp với lợi ích của Việt Nam.
Chủ đề nên ngắn gọn, có tính tổng quát cao, đáp ứng tính xây dựng Cộng đồng, tính đến quan hệ, vị thế của ASEAN, sự thích ứng của ASEAN trong một khu vực, quốc tế đang thay đổi – Thứ trưởng Dũng cho biết.
Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực, những vấn đề riêng của từng nước thành viên khiến ASEAN đôi khi chưa đạt được sự đồng thuận trong một số vấn đề và những mối quan tâm chung bị hạn chế.
“Để giữ vai trò trung tâm và là một cơ chế phù hợp không chỉ cho khu vực mà còn trên toàn cầu, ASEAN cần phát triển sâu hơn nữa mối quan hệ hợp tác về an ninh, chính trị bằng cách xây dựng hệ thống các nuyên tắc chỉ dẫn cho những phản ứng chung của ASEAN trước những diễn biến trên thế giới. Ngoài ra, cần tiếp tục cập nhật Hiến chương ASEAN để cơ chế ra quyết định của ASEAN trở nên linh hoạt hơn, thích hợp hơn và đạt được sự đồng thuận cao trong khối” – Nguyên Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhận định.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng ASEAN cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác trong nội khối để có sức mạnh chống lại những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam vừa có trách nhiệm vừa có cơ hội. Trách nhiệm ở đây trước hết là phải làm sao duy trì được đà phát triển của ASEAN. Những gì ASEAN đã đạt được Việt Nam cần phát huy, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng vững mạnh hơn. Đồng thời Việt Nam phải dẫn dắt để ASEAN không những vững mạnh về mặt nội bộ, mà còn phải tăng thêm uy tín, vai trò ở khu vực cũng như đóng góp vào tiến trình, sự quan tâm của toàn cầu.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò chủ nhà, là phép thử cho sự trưởng thành, là cơ hội tốt để phát huy khả năng của Việt Nam trong việc dẫn dắt Cộng đồng ASEAN, quảng bá đất nước để khu vực và thế giới hiểu hơn về Việt Nam – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định.
Kể từ khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm và tới nay đã là một thành viên chủ chốt. Thời gian gần đây, cộng đồng quốc tế đã chứng kiến sự chuyển đổi đáng kể trong sự phát triển của ASEAN. Việc xây dựng cộng đồng ASEAN, xây dựng vị thế của ASEAN trong khu vực và toàn cầu cũng luôn có sự đóng góp đáng kể và quan trọng của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, vấn đề không đơn thuần chỉ là đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, mà còn là vai trò lãnh đạo, bởi sự tin tưởng và kỳ vọng đối với Việt Nam cũng cao hơn so với một số nước thành viên khác trong khối. Việt Nam đã khuyến khích các nước thành viên trong khối thực hiện các thỏa thuận chung, điều đó đã góp phần làm tăng thêm sức mạnh của ASEAN.
Theo VTC
Đường đi của bão số 3 giật cấp 11
Chiều mai (1-8) bão số 3 mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh thêm.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 16 giờ chiều nay, ngày 31-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,6 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo đến 16 giờ ngày 01-8, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển phía đông Vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 210km, cách Nam Định khoảng 320km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.
Chùm ảnh về vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: NCHMF
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 16 giờ ngày 02-8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, sau đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía tây khu vực bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao 3,0-5,5m; biển động rất mạnh.
Từ sáng mai (01-8), ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, từ chiều và đêm mai tăng lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh.
Trước tình hình trên, ngay vào chiều nay, 31-7, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng.
Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động triển khai các phương án ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ".
Trên biển, tổ chức rà soát kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, khách du lịch... hướng dẫn vào nơi trú tránh an toàn.
Tại khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị: theo dõi chặt diễn biến mưa bão, chủ động phòng tránh ngập lụt, dự trữ nhu yếu phẩm, kiểm soát giao thông chủ động ứng phó với mưa lũ.
Kiểm tra các hệ thống đê điều, nhất là các đoạn đê xung yếu, đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc để kịp thời khắc phục sự cố khi bão đổ bộ.
Khu vực miền núi, trung du: chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; đảm bảo an toàn hồ đập và hạ du hồ chứa; sẵn sàng phương án phòng chống lũ theo cấp báo động...
MAI HIỀN
Theo PLO
Đưa các dịch vụ thiết yếu lên chính phủ điện tử Thủ tướng yêu cầu xây dựng, phấn đấu tháng 11.2019 đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó ưu tiên các dịch vụ thiết yếu với người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp . Ảnh: Quang Hiếu Hôm qua (23.7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị của Ủy ban...