Năm cách nuôi dạy trẻ hướng ngoại
Trẻ hướng ngoại thường dễ gặp nguy hiểm vì bản tính ưa khám phá, không ngại dấn thân nên cha mẹ cần nhắc trẻ đặt an toàn lên hàng đầu.
1. Phát triển tương tác xã hội
Nếu muốn con hướng ngoại, cha mẹ cần tạo điều kiện để con tham gia nhiều tương tác xã hội, được vui chơi, trò chuyện cùng những đứa trẻ khác. Các chuyên gia tâm lý về trẻ em khuyên phụ huynh nên cho con tham gia hoạt động có cấu trúc (được lên kế hoạch bởi người lớn) hoặc hoạt động phi cấu trúc (hoạt động tự do, thường do trẻ làm chủ).
Trong hoạt động phi cấu trúc, trẻ có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, học cách quản lý nhóm. Ngược lại, tham gia hoạt động có cấu trúc, trẻ sẽ khó nghe theo hướng dẫn của người khác nhưng đây là cách giúp các em hiểu rằng quy tắc là một phần của cuộc sống. Dù có khả năng lãnh đạo, các em cũng phải làm theo những quy tắc duy trì trật tự nhất định.
Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục để giải tỏa năng lượng. Sân chơi, trung tâm thể thao, câu lạc bộ tại trường học có thể là những khu vực giải trí an toàn, lành mạnh.
2. Trau dồi kỹ năng xã hội
Những đứa trẻ hướng ngoại có thể rất thân thiện với mọi người xung quanh. Bằng chứng là chúng xung phong được giới thiệu bản thân hoặc nhận trách nhiệm lãnh đạo nhóm nhưng có thể thiếu kỹ năng học tập xã hội vì mải nghĩ về bản thân. Trẻ có thể tỏ ra hung dữ, khó chịu khi thấy bạn hướng nội không phản ứng với hoạt động nhóm.
Một trong những vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con về sự sẻ chia, đồng cảm với người khác, hiểu cách hành vi của chúng tác động đến người khác. Chẳng hạn, con kêu gọi bạn bè tẩy chay một người bạn khác, bạn phải can thiệp ngay lập tức và giúp con nhận ra giá trị của tình bạn, tinh thần đoàn kết. Dù con bạn nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nhóm, hãy luôn dạy rằng: “Chia sẻ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Con hãy giúp đỡ, để ý đến những bạn khác trong nhóm”.
Video đang HOT
Ảnh: Istock.
3. Công nhận điểm mạnh của trẻ
Trẻ hướng ngoại có sự tự tin cao hơn những đứa em khác, đây là một trong những ưu điểm. Nếu chứng kiến sự mạnh mẽ của con, bạn đừng ngại khen ngợi để duy trì động lực nhưng không để các em nảy sinh thói tự kiêu.
Không chỉ công nhận ưu điểm của trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của bạn bè xung quanh. Ví dụ, trong nhóm có những em tính cách hướng nội, thường tỏ ra rụt rè, ít nói. Những đứa trẻ hướng ngoại cho rằng bạn hướng nội là người không thân thiện nên xa lánh hoặc phớt lờ. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng và bao dung với người khác.
Dù trẻ thích chơi với những người có tính cách hướng ngoại như mình, bạn hãy khuyến khích con làm quen, mở lòng với những bạn hướng nội.
Mục tiêu của việc này không phải để chứng minh con bạn là người giỏi hòa đồng mà khiến con tôn trọng sự khác biệt trong tính cách của mọi người. Tất cả trẻ em lớn lên và phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách tương tác, học hỏi và thừa nhận những tính cách khác nhau.
5. An toàn là ưu tiên hàng đầu
Trẻ em được dạy phải giữ an toàn cho bản thân nhưng trẻ hướng ngoại thường có xu hướng “thu hút” sự nguy hiểm vì bản tính thích khám phá và không ngại dấn thân. Những đứa trẻ hướng ngoại luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và người khác có thể coi đây là điểm yếu để lợi dụng trẻ làm việc nguy hiểm thay cho mình như bắt nạt bạn bè, chơi trò mạo hiểm. Ngoài ra, vì tính cách thân thiện, hòa đồng, các em có thể kết giao với những người bạn xấu hoặc người lạ.
Là cha mẹ của trẻ hướng ngoại, bạn nên chú ý đến ranh giới giữa an toàn và phát huy tính cách. Hướng dẫn con cách đánh giá hoặc chọn bạn bè để chơi, cảnh giác trước nguy hiểm và cân nhắc khi tham gia hoạt động nguy hiểm.
Tú Anh
Dịch bệnh Covid-19: Trang bị kỹ năng an toàn cho học sinh
Có thể nói không phải chỉ ở học sinh mà không ít người trưởng thành ở một số gia đình đang lo lắng, sợ hãi trước dịch bệnh Covid-19.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp học - Tuệ Nguyễn
Trong khu vực châu Á, các nước đã có những động thái phòng ngừa tích cực. Chúng ta có quyền mong chờ về việc xác lập niềm tin rằng việc phòng dịch đã đạt những hiệu quả nhất định, nhưng cũng cần chuẩn bị cho con cái những kỹ năng an toàn để có thể đi học.
Một giảng viên của ĐH Bangkok Thonburi (Thái Lan) - cũng là người VN - cho biết: "Đảm bảo cho con cái đi học an toàn là điều cần làm. Song song với các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh môi trường thì việc yêu cầu con cái thực hiện các hành vi bảo vệ an toàn bản thân là quan trọng hơn cả. Bởi chúng ta phải trang bị cho con cái kỹ năng bảo vệ bản thân thay vì cứ bảo vệ con cái".
Học sinh đến lớp, thầy cô giáo và nhân viên y tế sẽ thuận lợi hơn trong thực hiện trách nhiệm hướng dẫn các em về y tế dự phòng cho cá nhân, gia đình. Hơn nữa, thầy cô giáo có điều kiện kiểm tra lịch trình của các em trong đợt nghỉ tết, nếu có đi đến các vùng dịch thì sẽ được cách ly ngay để theo dõi, điều trị.
Giả định đặt ra là khi học sinh nghỉ học sẽ rất khó kiểm soát hoạt động của các em ở những nơi công cộng. Nếu nghỉ học trong thời gian dài thì những nền nếp, kỷ luật rất dễ bị phá vỡ. Nhiều bậc cha mẹ đang làm việc sẽ phải sắp xếp thời gian xen kẽ để chăm sóc con, làm xáo trộn cuộc sống gia đình là hậu quả kéo dài nếu không đối diện với cơn dịch và các ảnh hưởng của cơn dịch này trên bình diện tinh thần, tâm lý...
Phân tích những tác động về mặt tâm lý xã hội cho thấy vấn đề diễn tiến tâm lý cần quan tâm nhiều hơn. Những hành vi kỳ thị sẽ có thể xuất hiện như một hệ lụy. Kỳ thị các hành vi ho, hắt xì hơi; sợ hãi cả hành vi bắt tay, ôm hôn trong một thời gian dài. Sự sợ hãi đám đông và tương tác xã hội; sự tổn thương niềm tin là những dấu ấn sâu sắc.
Có thể nói một cách khách quan, phòng dịch và xử lý các nguy cơ bệnh dịch là không thể không cần thiết. Các hành động này cần quyết liệt để đảm bảo sự an toàn cho học sinh - nhất là trẻ em. Tuy nhiên, việc xây dựng niềm tin cộng đồng là rất cần thiết bởi đó là động thái vừa thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, vừa bảo vệ sự an toàn của các em cũng như xác lập cơ hội học tập của học sinh một cách công bằng, phù hợp và hiệu quả.
Việc xây dựng lòng tin này cần có sự tương tác của cha mẹ với con cái để đảm bảo những cơ hội cân bằng tâm lý cho con cái để tránh những nguy cơ dài lâu. Có thể chúng ta có quyền kỳ vọng về những phản hồi mang tính chuyên môn y tế, nhưng tránh việc làm cho con cái căng thẳng quá mức bởi các tác động chưa thật sự phù hợp hay chưa đáp ứng sự chịu đựng của con cái.
Khuyến khích con cái bằng cách rèn luyện những hành vi bảo vệ bản thân mình, thực hiện các thói quen tích cực trong cuộc sống trong bối cảnh dịch để duy trì một lối sống biết bảo vệ chính mình.
Hơn thế nữa, đừng quên khơi gợi cảm xúc đến trường cho con cái, định hướng cho con cái nuôi dưỡng hứng thú học tập để có thể sẵn sàng đến trường là sự kỳ vọng mang tính mong chờ.
Theo Thanh niên
Trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ đừng chủ quan, hãy tham khảo ngay phương pháp dạy nếu không muốn tương lai con bị ảnh hưởng Tăng động giảm chú ý nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp, trẻ hoàn toàn có khả năng phát triển bình thường. Khi trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cha mẹ thường rất lo lắng sẽ điều trị cho con như thế nào? Có khỏi được không? Trước hết, một tin vui với...