Năm cá thể rùa Hồ Gươm thực ra chỉ là một?
Trước thông tin ông Lưu Đức Ngò công bố 5 bức ảnh và cho rằng đó là 5 cá thể rùa ở Hồ Gươm, nhiều bạn đọc phân tích thực chất, đó chỉ là một cá thể rùa chụp ở các góc độ khác nhau.
Đầu tiên, phải khẳng định rằng, hiện tại mới chỉ bắt được một cá thể rùa ở Hồ Gươm lên tháp Rùa chữa bệnh. Hiện, lực lượng vây bắt đang tiến hành dò tìm và nếu có sẽ vây bắt những cá thể rùa khổng lồ còn lại ở Hồ Gươm.
Có nhiều thông tin về số lượng cá thể rùa khổng lồ ở Hồ Gươm, có người cho rằng có 3 con, người lại bảo 5 con, và có người như GS Hà Đình Đức tin tưởng rằng ở Hồ Gươm chỉ có một cá thể duy nhất.
Cho đến nay, mới chỉ có một cá thể rùa khổng lồ ở Hồ Gươm được vây bắt đưa lên Tháp Rùa chữa trị. Ảnh: Lãng Phong
Trước thông tin đó, ông Lưu Đức Ngò đã đưa ra 5 bức ảnh và khẳng định đó là 5 cá thể Rùa ở Hồ Gươm. Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc phản hồi về tòa soạn, quan sát các bức ảnh, những đặc điểm nhận diện mà ông Ngò đưa ra không thuyết phục.
Bạn đọc Nguyễn Hương ( sakura62.. @gmail.com) cho rằng, thực chất 5 bức ảnh đó không phải của 5 cá thể rùa mà đó chỉ là những bức ảnh chụp ở các góc độ khác nhau về một cá thể rùa Hồ Gươm trong những điều kiện ánh sáng khác nhau.
Về bức ảnh thứ hai của ông Ngò, những người từng gặp rùa Hồ Gươm nổi cũng đều nhìn thấy trên đầu rùa có một vết bớt trắng. Hiện tại, cá thể rùa này đã được bắt và đang nằm chữa trị trong bệnh viện.
Trở lại bức ảnh thứ nhất, ông Ngò cho rằng, cá thể rùa Hồ Gươm đó có đầu màu vàng, nhưng bạn đọc Vi Linh ( inconm…@yahoo.com) cho rằng chẳng qua là do các góc độ chụp ảnh khác nhau: “Con thứ nhất màu vàng, theo tôi đó là do chụp khi có nhiều ánh nắng. nếu để ý kĩ hơn chút nữa thì con thứ nhất cũng có đốm trắng như con thứ hai đó thôi, nhưng đó là do bức ảnh được chụp trong tiết trời có nắng, ánh sáng phản chiếu vào da rùa, kết hợp với các chế độ của máy ảnh, tạo thành màu vàng”. Bức ảnh rùa có màu vàng, nhưng không thể khẳng định cá thể rùa đó là rùa có da màu vàng.
Đến bức ảnh thứ ba, ông cho rằng cá thể rùa này bị xẻ ở miệng nên dù không mở miệng cũng có thể nhìn thấy bên trong miệng. Tuy nhiên, bạn đọc Anh Tuấn ( anhtuan19…@yahoo.co.uk) cho rằng điều này không thuyết phục. “Thứ nhất, bức ảnh bị nhòe, không có căn cứ để tận mắt nhìn thấy vết xẻ. Thứ hai, có rất nhiều bức ảnh về cá thể rùa đang được điều trị ở “bệnh viện” cũng được chụp giống như thế này. Vậy, tất cả các cá thể rùa Hồ Gươm, nếu có, đều bị xẻ miệng hay sao?”, bạn đọc Anh Tuấn đặt câu hỏi.
Ở bức ảnh thứ tư, ông Ngò cho rằng, cá thể rùa này ở mép bên phải chỉ có một múi, sống mũi thấp. Đặc biệt, phía đầu trước hơi lệch về bên trái, có một tật thịt nhô lồi hẳn lên. Bạn đọc Hoàng Đức ( duchoang_88…@gmail.com) cho rằng tật thịt nhô lồi hẳn lên mà ông Ngò nói đến là mắt của rùa: “Có thể thấy điều này ngay trên những bức ảnh 1 và 5 của ông Ngò, cá thể rùa đều phải có mắt – “tật thịt”.
Cũng theo bạn đọc Hoàng Đức, hầu hết các bức ảnh chụp cá thể rùa đã vào “bệnh viện” đều ở trong trạng thái nghiêng đầu. “Còn mép bên phải chỉ có một múi, sống mũi thấp, đó là do góc chụp của bức ảnh”, bạn đọc Hoàng Đức nếu ý kiến.
Ở bức ảnh thứ 5, theo bạn đọc Nguyen Dung ( dzungnguyen_eco…@yahoo.com) do góc chụp khi rùa nổi tạo ra chứ không phải cá thể rùa này có “mép trên, bên phải có hai múi, sống mũi nhô cao hẳn lên”.
Tuy nhiên, cũng có bạn đọc lại cho rằng vẫn còn… thiếu một “cụ” Rùa ở Hồ Gươm. Bạn đọc Vihan viết: “Tôi nhận thấy Rùa số 4 to nhất đầu hơi đen, hốc mắt to, luôn bơi nghiêng và khác biệt hoàn toàn với các cụ còn lại khi nổi. Đầu cụ này hơi dữ tợn hơn các vị khác! Nếu chỉ 5 hình này thì còn thiếu một vị có 2 bớt trắng phía trên 2 mắt chứ không phải 1 bớt trắng như cụ đã được chữa trị”.
Xin giới thiệu một số bức ảnh cùng chụp một cá thể rùa Hồ Gươm đã được bắt lên Tháp Rùa chữa trị ở các góc độ giống như của ông Lưu Đức Ngò.
Video đang HOT
“Rùa vàng” hay “rùa đen” có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Lãng Phong
Cá thể rùa Hồ Gươm được bắt lên chữa trị ở Tháp Rùa có bớt trắng ở trên đầu. Ảnh: Lãng Phong
Cá thể rùa đang điều trị trên Tháp Rùa cũng rất hay mở miệng ra mỗi khi nổi lên. Ảnh: Lãng Phong
Rùa Hồ Gươm thường nổi nghiêng về một bên vì chân đau, không giữ được thăng bằng. Ảnh: Lãng Phong
Nhìn ở góc độ khác nhau, mép rùa sẽ to nhỏ, dầy mỏng khác nhau. Ảnh: Lãng Phong
Khi nổi, rùa Hồ Gươm thường nghiêng đầu về một bên, mí mắt nhô cao, ông Ngò cho rằng đó là ” tật thịt”. Ảnh: Lãng Phong
Mỗi ảnh một trạng thái, sống mũi, mép rùa khác nhau, giống như 3 cá thể rùa nhưng thực ra chỉ là những hình ảnh chụp từ các góc độ khác nhau của cá thể rùa có bớt ở đầu.
Theo Dân Việt
Đợi nắng ấm sẽ 'bắt' nốt cụ rùa còn lại!
Đội trưởng đội lai dẫn, cưỡng chế rùa xác nhận có hơn một cá thể rùa Hồ Gươm sống ở hồ này và đợi nắng lên sẽ "bắt" tiếp.
Có hai "cụ rùa" cùng xuất hiện!
Ông Nguyễn Văn Khôi, TGĐ tập đoàn KAT khẳng định với VietNamNet chiều 5/4: có hai cá thể rùa hồ Gươm. Tới đây, cá thể rùa còn lại sẽ được tiến hành vây bắt khi trời nắng ấm.
Theo ông Khôi, chiều ngày 3/4 vừa qua, lực lượng vây bắt rùa hồ Gươm được chia làm bốn đội để đi xác minh dấu tăm của rùa. Cùng thời điểm, có hai thông tin được xác nhận: xác định được một dấu tăm rùa ở khu vực sau đền Ngọc Sơn và một mai rùa nổi khác ở khu vực mạn Hàng Khay.
Đội lai dẫn khẳng định có 2 cá thể rùa Hồ Gươm
Lúc đó, chiếc thuyền giữ lưới đang neo gần khu vực sau đền Ngọc Sơn, gần với dấu tăm rùa nổi lên ở khu vực này, do đó đội tham gia bắt rùa đã quyết định bủa lưới ở khu vực sau lưng đền Ngọc Sơn và trước trụ sở báo Nhân Dân, mạn đường Lê Thái Tổ.
Ngay sau khi vây bắt thành công, ông Khôi đã báo cáo lãnh đạo UBND TP Hà Nội về thông tin lực lượng vây bắt xác nhận được hai dấu vết rùa.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã đồng ý cho đội lai dẫn tiếp tục thăm dò vào ngày 4/4 - một ngày sau đó. Tuy nhiên, ngày hôm đó trời trở lạnh, thời tiết xấu nên đội lai dắt rùa đã không tìm được dấu vết của rùa hồ Gươm thứ hai.
Cụ rùa Hồ Gươm đã có hậu duệ?
Một thông tin được ông Khôi chia sẻ cùng VietNamNet với tâm trạng khá vui mừng, đó là có thể rùa hồ Gươm đã có hậu duệ.
"Trong ngày vây bắt cụ rùa, những người kéo lưới đã bắt được một con rùa to bằng chiếc nón, không phải rùa tai đỏ, nặng khoảng 20kg. Tuy nhiên, lúc đó tôi đã yêu cầu anh em đã thả rùa xuống dưới lòng hồ. Rất có thể đây là con cháu của rùa hồ Gươm".
Đối với cá thể rùa đang được điều trị tại bể thông minh, ông Khôi cho biết: cụ rùa này khá khỏe mạnh, bệnh tật không trầm trọng nên sẽ nhanh khỏi. Trọng lượng của cụ rùa này khoảng từ 170 - 180 kg. Kích thước, hình dáng cũng nhỏ bé hơn.
"Vết thương trên lưng cụ rùa hiện đã gần lành hẳn, còn phần da đổi màu trên cổ được cho là bị động vật khác cắn thực chất không phải vết thương, có thể đó chỉ là vết "rỗ" đồi mồi do tuổi tác.
Việc cụ rùa thường xuyên nổi lên trong thời gian gần đây có thể là do tập tính của loài rùa nổi lên vì thời tiết thay đổi hoặc muốn phơi nắng. Hiện tại, cụ chỉ còn một vết thương nhỏ ở vai, rộng khoảng 3cm.
Các nhà khoa học đang tiến hành các biện pháp chăm sóc cụ rùa. Tôi cho rằng, sức khỏe cụ sẽ nhanh chóng ổn định" , ông Khôi nói.
Cá thể rùa còn lại đang sống trong lòng hồ, đội lai dắt dưới sự chỉ đạo của ông Khôi sẽ vẫn tiến hành dò tìm và lai dắt.
"Đợi trời nắng ấm lên sẽ tiến hành lai dắt rùa còn lại đang ở trong hồ" - ông Khôi cho hay.
Đối với cá thể rùa nhỏ nặng gần 20kg, ông Khôi cũng chưa khẳng định chắc chắn: "Để xác định đó có phải "con cháu" của cụ rùa hay không phải được các chuyên gia mang lên xét nghiệm ADN".
Theo Vietnamnet
Cận cảnh "độc nhất vô nhị" cụ Rùa ở chân Tháp Ngay sau khi lai dắt thành công cụ Rùa về chân Tháp Rùa để chuẩn bị cho công tác chữa trị, các chuyên gia đánh giá tình hình sức khỏe của cụ đã ổn định. Tuy nhiên do bị "giam" trong môi trường chật hẹp hơn nên cụ khá "bức xúc". VTC News xin gửi tới quý độc giả những bức hình "độc...