Năm bước ngoặt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine
Năm 2025 có thể là bước ngoặt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. Khi Ukraine đối mặt áp lực quốc tế và nội bộ thì Nga cũng chật vật với tổn thất nhân lực và các vấn đề kinh tế.
Quân đội Nga pháo kích vào đường cao tốc dẫn từ Pokrovsk đến Konstantinovka ở Donetsk. Ảnh: TASS.
Theo tờ Newsweek mới đây, năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, với Moskva dường như đang nắm giữ lợi thế trong cuộc chiến kéo dài gần 3 năm. Tuy nhiên, cả hai bên đều đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, khiến năm 2025 được dự báo sẽ là năm quyết định cho cả hai quốc gia.
Về phía Ukraine, ngoại trừ cuộc tấ.n côn.g vào khu vực Kursk của Nga vào mùa hè 2024 – buộc Điện Kremlin phải điều chỉnh lại kế hoạch phòng thủ, tình hình chiến sự đang diễn biến không có lợi. Quân đội Nga tiếp tục tấ.n côn.g mạnh các vị trí phòng thủ của Ukraine ở Donetsk, trong đó trung tâm giao thông quan trọng Pokrovsk đang đứng trước nguy cơ bị bao vây.
Chiến dịch ở Kursk, dù được kỳ vọng sẽ buộc Nga phân tán lực lượng khỏi miền Đông Ukraine, lại biến thành một cuộc chiến tiêu hao khác, khiến nhiều binh sĩ Ukraine ở tiề.n tuyến hoài nghi về tính hiệu quả của chiến dịch này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đang phải đối mặt với áp lực từ sự thay đổi trong dư luận quốc tế. Theo một cuộc thăm dò được công bố vào cuối tháng 12 vừa qua, sự ủng hộ cho việc đàm phán chấm dứt xung đột đã tăng lên đáng kể tại nhiều nước châu Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Italy.
Video đang HOT
Cùng với việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1, những diễn biến này đã khiến ông Zelensky phải điều chỉnh lập trường. Ông Zelensky từng quyết tâm giành chiến thắng hoàn toàn trước Nga giờ đã bắt đầu đề cập đến khả năng chấp nhận một giải pháp tạm thời.
Tuy nhiên, những khó khăn của Ukraine không đồng nghĩa với việc Nga đang tiến gần đến chiến thắng. Mặc dù về mặt quân sự, Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong năm 2024, nhưng đã phải trả giá đắt.
Theo đán.h giá của cộng đồng tình báo Mỹ vào tháng 10 năm ngoái, Nga đã chịu ít nhất 600.000 thương vong kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2022. Con số này cho thấy một thực tế không thể phủ nhận: ngay cả một quốc gia lớn như Nga cũng không thể duy trì một cuộc chiến tiêu hao vô thời hạn. Nga hiện chưa lên tiếng về thông tin trên, nhưng vào tháng 6/2024, Tổng thống Vladimir Putin cho biết tổn thất về nhân lực của Nga trong cuộc xung đột chỉ bằng một phần nhỏ so với phía Ukraine.
Advertisements
X
Trong khi đó, Điện Kremlin đang cố gắng tránh việc huy động quân sự mới – vốn có thể gây ra phản ứng tiêu cực trong dư luận như đợt huy động 300.000 quân vào tháng 9/2022 đã khiến nhiều người Nga di tản ra nước ngoài. Thay vào đó, họ đang áp dụng các biện pháp thay thế như cung cấp khoản tiề.n hỗ trợ cao cho người nhập ngũ, hợp pháp hóa nghĩa vụ quân sự…
Về mặt kinh tế, mặc dù GDP của Nga tăng 3,6% trong năm qua – cao hơn Anh, Đức và Pháp, những dấu hiệu căng thẳng đang bắt đầu xuất hiện. Phần lớn nền kinh tế hiện đang phục vụ cho cuộc chiến, trong khi tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng do nhiều nam giới trong độ tuổ.i lao động đang phải chiến đấu ở tiề.n tuyến.
Cùng với đó, lạm phát ở mức gần 10% khiến giá cả hàng hóa thiết yếu tăng cao, trong khi lãi suất được duy trì ở mức 21% đang gây áp lực lên các doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài, những phản ứng từ cộng đồng doanh nghiệp sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Với những thách thức và áp lực ngày càng gia tăng đối với cả hai bên, năm 2025 được dự báo sẽ là một năm bản lề, có thể định hình lại cục diện cuộc xung đột cũng như tương lai của cả Ukraine và Nga.
Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo Newsweek)
Tổng thống Ukraine tiết lộ thời điểm sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột với Nga
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tổ chức đàm phán với Mỹ và các quốc gia châu Âu về giải quyết xung đột vào cuối tháng 1.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev ngày 25/2/2022. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Văn phòng Tổng thống Ukraine đã công bố video về cuộc phỏng vấn mới đây giữa Tổng thống Zelensky và nhà báo Mỹ Lex Fridman. Khi được đặt câu hỏi rằng liệu thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine có đạt được vào ngày 25/1 tới hay không, ông Zelensky trả lời: "Thứ nhất, tôi nghĩ có thể là ngày 25/1 hay bất cứ một ngày nào khác. Chúng tôi sẽ ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngay từ đầu. Chúng tôi sẽ đi đến thỏa thuận để chấm dứt cuộc xung đột này. Thứ hai là chúng tôi cần tiếng nói của châu Âu vì chúng tôi cũng là một phần của châu Âu. Sau đó, cuộc đàm phán với người Nga có thể diễn ra".
Ông Zelensky cho biết Ukraine đang đặt hy vọng vào Tổng thống đắc cử Mỹ Trump trong việc thúc đẩy Nga chấm dứt xung đột.
Trong cuộc phỏng vấn dài hơn 3 giờ được đăng tải trên YouTube, nhà lãnh đạo Ukraine cũng đã kêu gọi sự ủng hộ để Kiev trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh Nhà Trắng dưới thời ông Trump sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine. Ông khẳng định rằng ông và Tổng thống đắc cử Mỹ đã thống nhất về sự cần thiết của cách tiếp cận "hòa bình thông qua sức mạnh" để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nêu các điều kiện để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine trong cuộc gặp với các nhà ngoại giao cấp cao của Nga vào tháng 6/2024. Các yêu cầu của Nga bao gồm việc quân đội Ukraine rút khỏi Donbass và Novorossiya, Kiev từ chối gia nhập NATO, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và đảm bảo Ukraine sẽ trở thành một quốc gia trung lập và phi hạt nhân.
Xung đột Nga - Ukraine: Hai nhân tố quyết định triển vọng hòa bình năm 2025 Năm 2024, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục leo thang với các sự kiện quan trọng như Nga thay đổi "Học thuyết hạt nhân" và Ukraine nhận viện trợ quân sự từ phương Tây. Dự báo năm 2025, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc mở ra cơ hội hòa bình, phụ thuộc vào động thái của các bên liên quan....