Nam bộ: Triều cường lên cao
Tin nhanh của Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ hôm nay, 1.10, cho biết vùng hạ lưu các sông ở Nam bộ đang bước vào kỳ triều cường rằm tháng tám Âm lịch. Bên cạnh đó, kết hợp với lưu lượng xả tràn khá lớn từ các hồ chứa thượng nguồn, nên mực nước đỉnh triều sẽ lên nhanh vào các ngày tới.
Dự báo đỉnh triều cường tại hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai xuất hiện trong các ngày 1 – 3.10. Mực nước đỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) và trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) có thể ở mức tương đương báo động III.
Mưa lớn kèm với triều cường làm nhiều con đường tại TP.HCM biến thành sông – Ảnh: Quốc Duy
Cụ thể: đỉnh triều đo tại trạm Phú An sáng nay (5 giờ) là 1,5 m dự báo đỉnh triều tiếp tục lên 1,52 m (lúc 17 giờ 30 phút tối nay) 1,52 m (6 giờ, ngày 2.10) 1,53 m (18 giờ 30 phút, ngày 2.10).
Sau đó, đỉnh triều bắt đầu xuống dần ở mức 1,5 m (lúc 7 giờ, ngày 3.10) 1,49 m (lúc 19 giờ 30 phút, ngày 3.10) 1,45 m (lúc 8 giờ, ngày 4.10) và 1,42 m (lúc 20 giờ 30 phút, ngày 4.10).
Bên cạnh đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương chiều nay (1.10), cho biết, áp thấp nhiệt đới đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280 km về phía đông (tức vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ vĩ bắc 114,9 độ kinh đông).
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Video đang HOT
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm chủ yếu theo hướng đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Dự báo đến 13 giờ ngày 2.10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 390 km về phía đông (tức khoảng 16,8 độ vĩ bắc 115,8 độ kinh đông). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Theo TNO
Vụ chìm tàu Vinalines Queen: Sẽ thẩm định lại công tác điều tra
Trước nhiều ý kiến cho rằng kết luận nguyên nhân chìm tàu Vinalines Queen của Cục Hàng hải chủ yếu đổ lỗi cho người chết (thuyền trưởng), Bộ GTVT khẳng định đó chỉ là kết luận sơ bộ và việc điều tra này sẽ được thẩm định lại một cách khách quan, đầy đủ hơn.
Trong báo cáo điều tra vụ chìm tàu Vinalines Queen, tổ điều tra tai nạn của Cục Hàng hải Việt Nam nhận định nguyên nhân khiến tàu Vinalines Queen bị chìm là do tàu hành trình trong điều kiện liên tục chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu, đặc biệt trong sáng sớm ngày 25/12/2011 khiến cho hàng hóa trên tàu hóa lỏng dẫn đến dịch chuyển làm mất tính ổn định và gây nghiêng tàu.
Tổ điều tra tai nạn cũng cho rằng trong điều kiện thời tiết xấu, khi tàu bị nghiêng, thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện đã không đánh giá được trạng thái thế vững của tàu và không đánh giá được tình trạng nguy cấp của tàu nên không kịp đưa ra quyết định phù hợp như phát tín hiệu cấp cứu, tổ chức rời bỏ tàu kịp thời mà đưa ra các hành động khắc phục không hiệu quả dẫn đến chìm tàu.
Bộ GTVT sẽ thẩm định lại công tác điều tra vụ chìm tàu Vinalines Queen
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), diễn ra chiều tối 28/9, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳg định: "Đó chỉ là kết luận sơ bộ của Cục Hàng hải, Bộ GTVT sẽ tiến hành thẩm tra lại công tác điều tra một cách khách quan và đầy đủ hơn để có kết luận chính thức trong thời gian sớm nhất".
Trả lời về kết quả điều tra nêu nguyên nhân chìm tàu chủ yếu do lỗi của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện, Thứ trưởng Trường cho biết điều tra tai nạn, đặc biệt là tai nạn trên biển rất phức tạp. Theo quy định chung, vận hành con tàu được quyết định bởi những cấp chỉ huy cao nhất, vì vậy việc điều tra đánh giá phải căn cứ vào tất cả các yếu tố, trong đó bao gồm kỹ thuật, thời tiết và con người.
"Ở trường hợp tàu Vinalines Queen, tình trạng tàu được xác định là đảm bảo tốt trước và trong quá trình cho thuê, con tàu luôn vận hành tốt và đảm bảo an toàn nhiều chuyến chở hàng hóa trước đó, hạn đăng kiểm tàu còn dài. Các sỹ quan và thuyền viên của tàu cũng đảm bảo tuân thủ theo các công ước quốc tế về trình độ, kinh nghiệm. Khi tàu gặp nạn, điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp và gây ra những ảnh hưởng xấu." - Thứ trưởng Trường nhìn nhận.
Liên quan tới việc chi trả bảo hiểm cho các thủy thủ gặp nạn, Thứ trưởng Trường khẳng định về nguyên tắc phải có bảo hiểm, thực tế tàu Vinalines Queen đã mua bảo hiểm nên việc trả bảo hiểm là trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm phải trả cho gia đình những thuyền viên không may mắn. Bộ GTVT đã có công văn đề nghị đơn vị bảo hiểm, tái bảo hiểm chi trả cho các thủy thủ tàu Vinalines Queen trong thời gian sớm nhất và đúng quy định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trường cũng cho biết hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa người được trả bảo hiểm (chủ tàu) và cơ quan trả bảo hiểm. Vì vậy, Bộ GTVT sẽ đấu tranh để người nhà nạn nhân có mức chi trả cao nhất, Bộ GTVT sẽ làm hết sức mình để các cơ quan bảo hiểm nhà nước và quốc tế chi trả chi gia đình các thủy thủ ở mức cao nhất.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 25/12/2011, tàu Vinalines Queen của Vinalines cùng với 23 thủy thủ trên đường từ cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc) vận chuyển 54.400tấn quặng Nikel đã bị mất liên lạc tại khu vực phía Đông - Bắc Đảo Luzon - Philippines.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các nước trong khu vực hỗ trợ và tham gia tìm kiếm cứu nạn cấp quốc tế. Đến 30/12/2011, thông tin tàu Vinalines Queen bị chìm cùng 22 thủy thủ đoàn đã chính thức được xác nhận, thủy thủ duy nhất may mắn sống sót cho đến thời điểm này là Đậu Ngọc Hùng (SN 1980, quê Nghệ An).
Trước diễn biến sự việc này, đầu năm 2012, Cục Hàng hải Việt Nam đã thành lập Tổ công tác đặc biệt thực hiện việc điều tra trên diện rộng để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tai nạn của tàu Vinalines Queen.
Chị Nguyễn Thị Tâm (vợ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thiện) cho biết mới chỉ biết thông tin nguyên nhân tàu bị tai nạn qua báo chí.
Theo chị Tâm, ngày 17/7, khi các gia đình có đơn đề nghị thông báo kết luận điều tra nêu rõ tâm tư nguyện vọng gửi lên Bộ GTVT, Cục Hàng hải và Công ty vận tải biển Vinalines, nhưng chúng tôi cũng chỉ nhận được duy nhất thư trả lời của Cục Hàng hải với nội dung chung chung về mức bảo hiểm chứ không nhắc đến nguyên nhân tàu chìm.
Nói về về kết luận điều tra chìm tàu chủ yếu nhận định do lỗi của chồng mình, chị Tâm xót xa: "Đổ lỗi cho người chết thì rất dễ và không công bằng, vì họ không được trình bày, chứng minh hay giải thích".
Chị Tâm cho rằng đưa ra nguyên nhân mà chỉ dựa trên lời kể của anh Đậu Ngọc Hùng là thiếu logic và chưa thuyết phục được gia đình chị cũng như các thân nhân khác, cần phải có một hội đồng khoa học kỹ thuật đủ trình độ chuyên môn, chức năng và công khai rõ nguyên nhân với tất cả các gia đình.
Theo Dantri
Thời tiết xấu kết hợp, mưa lớn trên diện rộng Tổ hợp các yếu tố thời tiết xấu đang hoạt động mạnh khiến cả nước mưa trên diện rộng. Nam bộ mưa to đến rất to các hồ thủy điện xả lũ kèm theo triều cường đang lên. Tin nhanh từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, tại miền Bắc, đêm hôm qua và sáng sớm nay...