Nam bộ chưa vào mùa mưa đã mưa lớn
Ngày 12.4, TP.HCM xuất hiện một cơn mưa khá lớn vào rạng sáng và buổi chiều lại tiếp tục có mưa. Nhưng Nam bộ vẫn chưa bước vào mùa mưa.
Mưa xuất hiện tại TP.HCM chiều hôm nay – Ảnh: Diệp Đức Minh.
Theo ông Nguyễn Minh Giám, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đây chưa phải bắt đầu mùa mưa mà là mưa do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía bắc, kết hợp với nhiễu động ở phía đông di chuyển vào khu vực Nam bộ.
Đợt mưa này xuất hiện từ 2 ngày trước, chủ yếu ở miền Đông, có nơi mưa vừa, mưa to. Dự báo đợt mưa này có khả năng tiếp tục trong những ngày tới, với diện mưa trên diện rộng hơn.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, khu vực này thường trải qua thời kỳ mưa chuyển mùa, năm nay dự báo sẽ từ khoảng giữa tháng 4 đến 10 ngày đầu của tháng 5, trước khi bắt đầu vào mùa mưa.
Mùa mưa năm nay ở Nam bộ được dự báo sẽ đến muộn hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 10 – 20 ngày tùy theo vùng, hầu hết tập trung vào khoảng từ giữa đến cuối tháng 5.
Thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Nam bộ có sự khác nhau tùy theo vùng. Mùa mưa đến trước ở các tỉnh ven biển phía tây (Kiên Giang, Cà Mau) và phía bắc miền Đông, khoảng từ ngày 5 – 5.5.
Vùng ven biển các tỉnh từ Sóc Trăng – Bà Rịa Vũng Tàu mùa mưa xuất hiện muộn hơn, có khả năng vào nửa cuối tháng 5 (khoảng từ ngày 20 – 30.5).
Video đang HOT
Ảnh: Bạch Dương
Ảnh: Ngọc Lê
Mai Vọng
Theo Thanhnien
Thủ tướng: "Chiến đấu ở Nam Bộ, chúng tôi vẫn ngóng tin cuộc đọ sức ở Quảng Trị"
Tiến tới kỷ niệm 40 năm Ngày thống nhất đất nước và kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2015), chiều 7/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật 30 hội viên, đại diện cho hơn 20 ngàn hội viên Hội Chiến sỹ Thành cổ Quảng trị năm 1972.
Thủ tướng xúc động khi gặp mặt những người lính ở Thành cổ Quảng Trị năm xưa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động được gặp mặt những người lính Thành cổ Quảng Trị, địa danh ghi dấu cuộc chiến đấu oanh liệt của những người con ưu tú đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vô bờ bến cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc, cho ngày toàn thắng. Trong cuộc quyết chiến kéo dài 81 ngày đêm đó, 16.000 bộ đội đã hy sinh, hơn 8.000 người không tìm thấy xác.
" Thời điểm đó, tôi đang chiến đấu ở Nam Bộ. Lúc đó, người lính ở mọi mặt trận đều chờ nghe diễn biến ở mặt trận Quảng Trị, ở Thành cổ. Đó là một cuộc quyết chiến chiến lược, một cuộc đọ sức lịch sử mà chiến thắng Quảng Trị đã cổ vũ người lính trên tất cả các mặt trận" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá rất cao những người lính thành cổ năm xưa đã tập hợp trong một mái nhà tự nguyện - Hội Chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 để tri ân đồng chí, đồng đội, cả những người còn sống và những người đã hy sinh.
" Đó là một phẩm chất quý báu của người lính Cụ Hồ, là tình nghĩa đồng đội trước sau, là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định đồng thời nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn trân trọng ghi nhớ và tri ân sự dũng cảm, hy sinh của những hiến sĩ Thành cổ Quảng Trị nói riêng và tất cả các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, cựu chiến binh đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.
Chia sẻ về tình hình của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hơn ai hết, đất nước, dân tộc Việt Nam luôn hiểu về sự tàn bạo, mất mát, đau thương của chiến tranh, đồng thời luôn mong muốn, khát khao cháy bỏng về một nền hòa bình vững chắc cho tổ quốc. Do vậy, cùng nhau chung sức, chung lòng phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, trong đó có những cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị.
Thủ tướng: "Chiến thắng trong cuộc đọ sức lịch sử tại Quảng Trị đã cổ vũ tinh thần người lính trên tất cả các mặt trận".
Thủ tướng cho rằng, những trải nghiệm của những người lính trong chiến tranh chính là điểm tựa, là tấm gương sáng cho các thế hệ sau hiểu được cái giá của chiến tranh và hòa bình, để tiếp nối truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời đại mới.
Với tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những đề nghị cũng như những hoạt động của Hội vừa qua cũng như trong thời gian tới. Mong muốn Hội Chiến sỹ Thành cổ Quảng Trị tiếp tục phát huy truyền thống cũng như những kết quả đạt được; tích cực, chủ động trong phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương trong công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ. Đoàn kết, chia sẻ, chăm lo, giúp đỡ gia đình các đồng đội, hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Gắn bó chặt chẽ với Hội Cựu chiến binh trong quá trình hoạt động cũng như tích cực thực hiện công tác giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng của dân tộc.
Thắng lợi của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Để lấy lại tinh thần và gây sức ép với ta tại Hội nghị Paris, địch dốc toàn bộ lực lượng mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị với mật danh "Lam Sơn 72" và mục tiêu số một là chiếm lại Thành cổ. Trong 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 16/9/1972), Mỹ đã ném xuống đây 328 ngàn tấn bom, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Cũng trong 81 ngày đêm đó, gần 16.000 chiến sĩ đã hy sinh, 8.000 người không tìm thấy xác.
P.Thảo
Theo Dantri
Xe ben đâm xe máy, hai người chết Rạng sáng 7.4, tại đường Lê Thị Hà, đoạn xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM) xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết hai người. Theo lời nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại với PV Thanh Niên Online, khoảng 1 giờ sáng 7.4, xe ben chở đất biển số 51C-214.19 do Nguyễn Văn Sang (26 tuổi, ngụ huyện...