Nam Blue – Streamer top 1 của PUBG Mobile: Bỏ xuất khẩu lao động để theo đuổi nghiệp game, nổi tiếng rồi vẫn ở nhà thuê, đi Grab
Trong cộng đồng game PUBG Mobile, Nam bảo, chỉ gồm 2 nhóm: Những người thích Nam Blue, và những người còn lại.
Không quá nếu nói nhắc rằng nhắc đến PUBG Mobile là người ta nghĩ ngay tới Nam Blue. Dù không đi lên từ con đường game thủ chuyên nghiệp, không có người hậu thuẫn phía sau nhưng Nam Blue hiện đang giữ vị trí top 1 trong bảng xếp hạng các streamer của tựa game này.
Với fanpage hơn 2 triệu lượt theo dõi và hơn 700.000 lượt like, mỗi buổi livestream của anh thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Tháng 4 vừa qua, Nam Blue xô đổ kỷ lục của Chim Sẻ Đi Nắng để trở thành streamer có số lượng người theo dõi livestream vào cùng một thời điểm lớn nhất: 137.000 người.
Nổi tiếng, tài năng nhưng Nam Blue hiếm khi xuất hiện trước truyền thông. Các bài viết về anh đa phần chỉ gồm thông tin cơ bản do một bên thứ ba tổng hợp lại. Đây có lẽ là lần đầu tiên streamer này trải lòng về con đường đưa anh vào nghề, cũng như những vui buồn trong suốt 5 năm làm công việc gắn bó với màn hình, máy quay, chuột và bàn phím.
Nam Blue tên thật là Phan Thanh Nam, sinh năm 1990, hiện đang sống và làm việc tại Vũng Tàu. Biệt danh “Nam Blue” được anh giải thích đơn giản do bản thân yêu màu xanh.
Thời điểm những năm 2013, 2014 Nam Blue làm công nhân tại một xưởng in trong TPHCM. Sau đó, nhận thấy việc này không phù hợp với mình, anh tính chuyển sang hướng đi xuất khẩu lao động. Trong thời gian chờ đợi hoàn thiện thủ tục giấy tờ, Nam Blue biết đến game Truy Kích và bắt đầu học chơi.
Ngày ấy, cộng đồng game chỉ tổ chức các giải đấu dành cho game thủ chuyên nghiệp, còn những người chơi tự do như anh thì không. Vậy là Nam tự đứng ra tổ chức các giải đấu nho nhỏ, với phần thưởng chỉ 20.000 đồng. Lúc thì anh trực tiếp tham gia thi đấu, lúc lại là bình luận viên phía ngoài.
“Mình nhớ buổi đầu tiên livestream chỉ có 3 người xem. Mình không có micro nên phải mượn máy tính của anh rể để phát live. Tự nhiên mình thấy công việc này hay hay, kiểu như gãi đúng chỗ ngứa của mình vậy”, Nam Blue vừa cười vừa hồi tưởng lại.
Dần dần niềm đam mê với game vượt qua dự định đi nước ngoài lao động. Giấy tờ đã làm xong nhưng Nam chọn ở lại theo đuổi sự nghiệp với game-con đường mù mịt và chẳng rõ tương lai tại thời điểm ấy. Tất nhiên cả gia đình không một ai ủng hộ lựa chọn của anh.
Suốt 1 tháng trời sau đó, Nam Blue kiên trì thuyết phục bố mẹ cho mượn tiền để làm công việc này.
“Mình nói với bố mẹ rằng đó là công việc mình đam mê và muốn đi đến cùng, có thành công hay thất bại thì mình sẽ tự chịu, vì đó là con đường mình chọn. Cuối cùng, mẹ mình đồng ý cho mượn 17 triệu để mua sắm trang thiết bị. Mình hiểu lúc đó bố mẹ không tin tưởng vào công việc này nhưng bố mẹ tin mình”.
Sau một thời gian cố gắng, Nam Blue bước vào hàng cao thủ streamer của game Truy Kích, đạt nhiều thành tích nổi trội như sở hữu 20 tài khoản hạng kim cương (thứ hạng cao nhất và khó nhất trong Truy Kích),… Anh cũng lập kỷ lục về số người xem với hơn 15.000 người cùng theo dõi một lúc.
Sang đến 2018, số lượng người chơi game Truy Kích ít dần, Nam chuyển qua livestream với tựa game mới là PUBG Mobie. Anh cũng từ bỏ hình thức livestream trên Youtube để chuyển sang livestream trên nền tảng Facebook Gaming và tham gia Facebook Gaming Creator, một chương trình nhằm hỗ trợ các streamer phát triển cộng đồng của mình do mạng lưới các nhà sáng tạo nội dung OTA Network triển khai tại Việt Nam.
Thật bất ngờ, những bước chuyển này đã giúp anh vươn tới đỉnh cao sự nghiệp. Khoảng thời gian hai năm được Facebook Gaming và OTA Network hỗ trợ về các hoạt động kết nối với cộng đồng người hâm mộ, tham gia các buổi tọa đàm với chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm với các streamer đến từ những tựa game khác,… fanpage của Nam Blue đã tăng từ 200.000 lên mốc 2 triệu người theo dõi.
Bản thân anh cũng đạt hàng loạt các chuỗi kỷ lục cá nhân như Top 1 thế giới về tổng lượng người xem stream trên nền tảng Facebook Gaming (tháng 9/2018) hay Top 3 streamer Facebook Gaming được xem nhiều nhất (thống kê Stream Hatchet công bố tháng 3/2020).
Video đang HOT
Không có ngoại hình điển trai như tài tử, Nam Blue vẫn là một streamer “hút” fan. Điều này đến từ kỹ năng bắn súng đỉnh cao cùng khả năng nói chuyện thu hút. Giọng nói nhẹ và thái độ rất điềm tĩnh, chuẩn mực, không hơn thua hay cay cú, không dùng từ lóng,… là những điểm mà nhiều fan thừa nhận rằng họ yêu mến nhất ở Nam.
Nhưng nếu chỉ nhìn vào số lượng fan hâm mộ và thành công hiện nay, có lẽ ít người biết trên hành trình đến đỉnh cao, Nam Blue cũng từng có thời trầm cảm, suy sụp tưởng như không thể gượng dậy.
Nam kể đó là giai đoạn nửa đầu 2019, trong một lần livestream với hàng nghìn người xem, tài khoản của anh bất ngờ bị khóa không rõ lý do. Thế là rộ lên nghi vấn Nam Blue hack game nên bị khóa. Sau này, phía đơn vị chủ quản đã vào cuộc điều tra và mở lại tài khoản của Nam-một hành động có thể coi như “minh oan” cho anh. Nhưng quãng thời gian sóng gió ấy thì streamer này chẳng bao giờ quên được.
“Nhiều người bảo mình dùng hack mới làm được. Thật sự mình cảm thấy bất ngờ lắm vì mình nghĩ kỹ năng ấy cũng bình thường thôi, đâu đến mức phải hack. Mình cũng buồn nữa vì công sức mình bỏ ra lại không được công nhận. Số lượng anti đông đến mức có những lúc lên livestream, mình không dám nhìn vào khung chat vì sợ ảnh hưởng tâm lý”.
“Sau đó, nhờ gia đình, bạn bè và cộng đồng người ủng hộ luôn ở bên động viên, mình cũng suy nghĩ lại, xác định phải cố gắng hơn nữa để làm cho những người không thích mình thay đổi suy nghĩ. Vậy là mình vượt qua được để đi đến hôm nay. Nhưng mình vẫn là streamer có số anti-fan đông nhất Việt Nam”, Nam Blue nói về “di chứng” hậu scandal.
Ở thời điểm hiện tại, là một streamer tự do, không chịu sự quản lý của công ty nào nên Nam Blue hoàn toàn chủ động sắp xếp công việc của mình. Để cân bằng giữa sinh hoạt và nghỉ ngơi, một ngày anh livestream khoảng 5-6 tiếng, 2 tiếng buổi trưa và 3-4 tiếng buổi tối. Cũng có những hôm Nam nghỉ để dành thời gian đi chơi với bạn bè nhưng cuộc sống đôi khi vẫn khiến anh có cảm giác “một màu” và hơi nhàm chán.
Nam Blue tiết lộ anh còn “độc thân vui tính”. Không phải vì anh kén chọn mà do quỹ thời gian của streamer đa phần eo hẹp, khoảng dành cho gia đình và bạn bè đã ít chứ chưa nói đến việc có bạn gái.
“Cuộc sống mà, cho dù làm công việc nào bạn cũng phải đánh đổi thôi, không có công việc nào chỉ toàn niềm vui. Với nghề làm streamer, mình nghĩ mình đã được nhiều hơn mất”, Nam khẳng định.
Không tiết lộ cụ thể mức thu nhập cá nhân nhưng Nam Blue cho biết công việc này giúp anh không phải nghĩ ngợi về kinh tế và có thể lo cho bố mẹ. Tuy nhiên, nếu nhiều streamer chọn đầu tư vào bất động sản, mua nhà, mua xe thì Nam vẫn ở nhà thuê, đi lại bằng Grab.
“Tiền bạc quan trọng nhưng chỉ là một phần thôi, mình làm vì mình thực sự đam mê công việc này. Mình luôn nói với người xem một câu: Khi nào không ai muốn xem livestream của mình nữa, lúc ấy mình sẽ nghỉ”.
Với kinh niệm và kỹ năng thu được sau 5 năm bước chân vào mảng streamer, Nam Blue bộc bạch anh đang ấp ủ kế hoạch mở một học viện. Tại đây những bạn trẻ đam mê như anh ngày xưa sẽ được định hướng bài bản, nhận ra điểm yếu, điểm mạnh để tiếp tục phát triển thành streamer chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng, công việc này có thể đem lại thu nhập tốt và sự nổi tiếng, nhưng nó không dành cho tất cả.
“Với mình để theo đuổi nghề này, điều kiện cần là bạn phải thích chơi game. Vì làm streamer, tất cả các buổi live đều liên quan đến game. Nếu không thích game bạn có thể gắn bó được 1-2 tháng nhưng không thể đi lâu hơn được. Sau điều kiện cần thì đến điều kiện đủ, và cũng là điều kiện quan trọng nhất: Bạn phải thực sự đam mê và quyết đi đến cùng với nghề. Tiền bạc, danh tiếng có thể là động lực để bạn phấn đấu, nhưng không bao giờ là động lực đủ mạnh. Thử nghĩ những ngày đầu bước chân vào livestream, số người xem còn khiêm tốn, nếu không phải đam mê thì đâu sẽ là động lực kéo bạn đi tiếp?”, Nam Blue khẳng định.
Trước suy nghĩ của nhiều streamer trẻ cho rằng cần phải có công ty chống lưng phía sau thì mới thành công, Nam phủ nhận hoàn toàn điều này. Anh bật mí về một công thức tưởng như cũ nhưng vô cùng hiệu quả của bản thân: Luôn quan tâm, chú ý tương tác với người xem trong mỗi trận đấu.
“Bạn nghĩ kỹ năng chơi game là quan trọng nhất? Không quan trọng, chỉ 30-50% thôi, tố chất ổn nhất để một streamer đi được đường dài là khả năng tương tác với người xem. Bạn tương tác với người xem tốt thì họ mới yêu quý và trở thành lực lượng nòng cốt ủng hộ bạn. Càng nhiều người như vậy thì càng dễ phát triển”.
“Ví dụ như mình, mỗi khi livestream, mình sẽ đặt yếu tố giải trí lên hàng đầu, khoảng 70% và 30% còn lại mới là game. Khi livestream, mình cũng giống như ngoài đời, hay trêu đùa, chọc mọi người nhưng mình sẽ lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, hạn chế chửi thề, dùng tiếng lóng. Điều ấy làm mình được yêu mến và ủng hộ. Bạn chọn con đường giống mình, cộng với sự nỗ lực, quyết tâm thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ thành công, tuy chậm nhưng mà chắc”, Nam Blue kết luận.
Xót xa những em bé sơ sinh trong khu cách ly Covid-19: "Nhớ hơi mẹ, thèm sữa mẹ khóc không ngớt"
Dân mạng tỏ ra xót xa khi nghe câu chuyện cảm động về những đứa trẻ sơ sinh phải xa mẹ ở trong khu cách ly.
Còn nhớ vài ngày trước, trên một chuyến bay đón những người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập ở Hàn Quốc trở về Việt Nam tránh dịch có một em bé 3 tháng tuổi được mẹ gửi bạn đưa về nước cho ông bà ngoại chăm giúp. Hình ảnh nữ tiếp viên bé bồng em, dỗ dành em khi em khóc khiến dân mạng không khỏi rơi nước mắt.
Em bé khóc quấy trên máy bay vì nhớ hơi mẹ và thèm sữa. Nữ tiếp viên này đã phải thay tã cho em.
Hình ảnh cô liên tục bồng bế và dỗ dành em bé khiến không ít người rơi nước mắt.
Được biết, sau khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, em bé và những hành khách trên chuyến bay được đưa về khu cách ly của Trường Quân sự Quân khu 7 để thực hiện việc cách ly 14 ngày. Đến nay, đã cách ly được 10 ngày.
Đại tá Đặng Văn Cảnh, Phó chủ nhiệm Chính trị Trường Quân sự Quân khu 7, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở khu cách ly cho biết, ngày đầu về Việt Nam, em bé nhớ hơi mẹ, thèm sữa mẹ nên khóc không ngớt. Các chiến sĩ, y bác sĩ ở khu cách ly phải thay phiên nhau bế, chăm sóc, đút từng muỗng sữa cho bé ăn. Hiện tại, bé đã được chuyển đến Trung tâm y tế Quận 12 để tiện chăm sóc. Hiện sức khỏe của bé ổn định, các xét nghiệm đều có kết quả âm tính với Covid-19.
Hình ảnh bên trong khu cách ly Quân khu 7
Theo tìm hiểu thì ba mẹ bé quê ở một tỉnh miền Tây, đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Nhận thấy dịch bệnh ở nước sở tại phức tạp, họ gửi con về cho ông bà ngoại trông giúp.
'Lúc đầu, mẹ cháu nghĩ, gửi con về nước rồi người bạn sẽ đưa đến nhà cho bố mẹ. Nhưng theo quy định, những người trở về từ vùng dịch thì phải cách ly 14 ngày. Khi đến sân bay, em bé và toàn bộ hành khách trên chuyến bay được đưa đến khu cách ly. 'Một đứa trẻ mới sinh đã phải xa mẹ, nhất là khi phải ngắt sữa mẹ đột ngột, thương lắm. Chắc vì hoàn cảnh ba mẹ cháu mới đành đoạn xa con", Đại tá Đặng Văn Cảnh chia sẻ.
Được biết, là ngoại của cháu có đến xin được mang cháu về chăm nhưng không được chấp nhận vì bé phải cách ly để đảm bảo an toàn. Sau đó, bà ngoại của bé đã được cho vào để chăm cháu mình.
Khung cảnh khu cách ly ở Củ Chi
Vị đại tá này cũng tiết lộ thêm, 10 ngày được các y bác sĩ chăm sóc ở một phòng riêng, hiện sức khỏe bé ổn định, bú sữa tốt và tăng cân. Trong 4 ngày tới, nếu không có gì phức tạp em sẽ được về sống cùng ông bà.
Theo nguồn tin tin cậy thì khu cách ly còn có thêm 2 bé sơ sinh khác, 1 bé 22 ngày tuổi và 1 bé hơn 10 tháng tuổi. Bé 10 tháng tuổi thì được ở cùng với ba ngoại chăm sóc, không có ba mẹ bên cạnh. Bé cũng hay khóc, ai nhìn cũng thương. Bé trai 22 ngày tuổi thì may mắn hơn được ở chung với bố mẹ và được bố mẹ chăm sóc.
Hình ảnh em bé 22 ngày tuổi được ba mẹ chăm sóc trong khu cách ly
Cách đây không lâu, một câu chuyện cảm động khác cũng được chia sẻ khi một phụ nữ đã sinh em bé ngay trong khi đang cách ly. Câu chuyện xảy ra ở Cao Bằng. Chị V. chia sẻ, chị đi lao động ở Trung Quốc, nhập cảnh về Việt Nam từ ngày 6/3. Lúc này, chị mang thai được 39 tuần. Khi trở về nước, chị được theo dõi cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Thạch An.
Thông tin về các em bé sơ sinh trong khu cách ly khiến không ít dân mạng xúc động
"Tôi đã không thể kiềm được nước mắt khi thấy những hình ảnh này, thương các em vô cùng. Cũng nghĩ cho những người làm cha mẹ, ai lại muốn xa con mình trong lúc này nhưng vì hoàn cảnh mà thôi"
"Nhìn mà xót xa quá, con bé xíu đã phải xa mẹ, bị cách ly rồi. Mong con mau khỏe và được về với vòng tay của bố mẹ".
"Xa con chừng 1 tiếng thôi, tôi đã nhớ con, xót ruột chứ đừng nói giao con cho người khác trong một nơi dịch bệnh nguy hiểm như thế này".
"Em bé sơ sinh là khoảng thời gian bé cần mẹ và sữa mẹ nhất, nỡ lòng nào để em xa mẹ như vậy. Tôi vừa giận, vừa thương, cũng không biết trách ai. Chỉ mong em khỏe mạnh"
"Chuyện này không ai muốn, trách ai cũng vậy, chỉ thấy tội cho một đứa bé hiền nhiên không biết gì. Đơn giản thì nhớ hơi mẹ, khát sữa mà cũng không có mẹ bên cạnh. Tôi không dám nghĩ đến cảnh, con mình mà như vậy chắc đứt từng đoạn ruột mất".
Tin (tổng hợp)
18 tuổi lên xe hoa rồi là nạn nhân của bạo lực gia đình, mẹ đơn thân quyết làm lại cuộc đời và kết quả sau 5 năm đã sở hữu khối tài sản đáng nể Việc trở thành mẹ đơn thân đã không dễ dàng gì, mẹ đơn thân thành công càng khó khăn gấp bội nhưng Trang đã cố gắng hết sức để trở thành người khiến tất cả phải ngưỡng mộ. Trong xã hội ngày nay, chuyện một bà mẹ đơn thân một mình nuôi con chẳng hiếm. Nhiều người vẫn tâm sự rằng, việc trở...