Nấm ăn và nấm thuốc chữa bệnh
Có 3 loại nấm: nấm ăn, nấm thuốc và nấm độc. Các loài nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ. Khi ăn phải nấm độc, ngộ độc nhẹ thì đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi.
Ngộ độc nặng có thể trụy tim mạch, tử vong… Bên cạnh đó người ta vẫn quan tâm và sử dụng các loại nấm ăn như mộc nhĩ, nấm hương làm thực phẩm và hỗ trợ điều trị. Nấm có giá trị chữa bệnh như trư linh, phục linh.
Nấm ăn
Mộc nhĩ, tên khác là nấm tai mèo. Nấm mọc tự nhiên ở cây gỗ mục hoặc được trồng, thu hái vào mùa hè, lúc tươi có chất mầm, dai, phơi khô trở nên cứng và giòn. Về mặt y học, nó là vị thuốc từ lâu đời. Dược liệu có vị ngọt, mát, tính bình, không độc. Theo y học hiện đại mộc nhĩ có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống xơ vữa động mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, chống lão hóa, kháng khuẩn, ức chế một số chủng tế bào ung thư.
Chữa băng kinh, rong huyết: Mộc nhĩ100g, hấp chín, phơi khô. Cây cứt lợn 50g, lá ngải cứu 30g, thái nhỏ, phơi khô. Tất cả tán bột luyện với mật ong hoàn viên 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên với nước ấm.
Thuốc bổ can thận, kiện não ích trí: Mộc nhĩ 60g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao cháy, một nửa sao khô, vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với nước sôi, uống thay trà..
Chữa kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, cơ thể suy nhược, ho lâu ngày: Mộc nhĩ 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
Phòng chống bệnh tiểu đường: Mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 6-9g
Chú ý người bị viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên ăn mộc nhĩ.
Video đang HOT
Nấm trư linh lợi tiểu, giải nhiệt, trị viêm gan.
Nấm hương
Nấm hương – món ăn, vị thuốc, được trồng và thu hái vào xuân hè. Trong y học cổ truyền, nấm hương tính bình, vị ngọt, không độc, lợi về các kinh tì, vị phế. Có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, hoạt huyết, hạ huyết áp, chống ung thư. Nấm hương là thực phẩm bổ sung vitamin D, dự phòng bệnh tật, chữa cơ thể suy nhược, bệnh tim mạch, xơ gan, viêm da…
Theo y học hiện đại, dược liệu có hàm chứa chất mỡ, chất đường, chất albumin, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng điều chỉnh sự thiếu hụt hormon trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, thúc đẩy việc hấp thụ canxi, ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư, phòng chống ung thư…
Trị nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay quên: Nấm hương 20g, táo nhân 20g, thịt gà, gia vị vừa đủ. Thịt gà ướp gia vị, đường kính, hành lá, gừng thái sợi, một chút rượu (3ml), dầu vừng, nấm hương, táo nhân, hấp cách thủy.
Sản phụ sau đẻ thiếu sữa: Nấm hương 20g, chân giò 1 chiếc, gạo tẻ 50g. Chân giò hầm nhừ trước, sau đó cho gạo, vừng, nấm hương vào nấu thành cháo.
Trị tiểu đường: Nấm hương 20g, mộc nhĩ 10g, nước luộc gà 200ml. Cho vào niêu đất càng tốt, thêm chút rượu, gừng, đun to lửa, hớt bọt, đun thêm 20 phút cho hành, hạt tiêu, ăn nóng.
Theo tài liệu nước ngoài, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết nhờ ăn nấm hương có thể có thể triệt được bệnh ung thư ở những người mới mắc và tránh được di căn sau phẫu thuật. Ở Trung quốc người ta cho rằng dùng nấm hương có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm béo, chữa tiểu đường, suy nhược thần kinh, phòng bệnh ung thư, lao phổi, viêm gan… Có thể chế biến nấm hương xào với dạ dày, nấm hương xào cá chép, nấm hương xào tôm là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe. Nấm hương hầm cháo dùng cho người khí hư và người bệnh ung thư sau mổ. Nấm hương kết hợp với nấm kim châm, nấu chung với đường phèn, mật ong, cô thành tinh thể đề phòng thiếu máu.
Nấm thuốc
Phục linh thuộc họ nấm lỗ, mọc ký sinh trên rễ cây thông. Trong y học cổ truyền, phục linh là vị thuốc thông dụng có vị ngọt, nhạt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, chữa suy nhược cơ thể. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa suy nhược cơ thể kèm tiêu chảy kéo dài: Phục linh, đẳng sâm, bạch truật mỗi thứ 10g; trần bì, bán hạ chế mỗi thứ 5g; mộc hương, sa nhân mỗi vị 4g, chích cam thảo 3g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với nước gừng hoàn viên. Ngày uống 4-8g.
Chữa phù thũng, bụng trướng, chân tay nề: Phục linh bì, vỏ quýt lâu năm, vỏ quả cau, vỏ rễ dâu, vỏ gừng sống mỗi thứ 10g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Chữa phù ở phụ nữ có thai, sắc mặt xám, tim hồi hộp, đầy bụng: Phục linh, bạch truật, bạch thược, phụ tử chế mỗi vị 12g; sinh khương 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa nôn mửa ở phụ nữ có thai: Phục linh 10g, bán hạ chế 8g, sinh khương 3g. Sắc uống trong ngày.
Trư linh thuộc họ nấm lỗ. Nấm được thu hoạch, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi khô. Dược liệu có vị ngọt, nhạt, không mùi, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt.
Chữa phù thũng, tiểu tiện sẻn, đại tiện táo: Trư linh 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, trạch tả 8g, quế chi 8g. Tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g với nước ấm.
Chữa viêm gan vàng da: Trư linh, nhân trần, chi tử, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g, xa tiền tử 20g. Sắc uống.
Chú ý: Không dùng trư linh trong thời gian dài. Người có bệnh khớp và bệnhthận không được dùng.
Suýt mất mạng vì viêm ruột thừa nhưng bác sĩ chẩn đoán ... viêm dạ dày
Bị đau bụng dữ dội và được bác sĩ tuyến huyện chẩn đoán viêm dạ dày nhưng may mắn khi lên tuyến tỉnh, bác sĩ mổ gấp ruột thừa, bà Vân mới không nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày 9-3, ông Phạm Ngọc Văn - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - cho biết đã yêu cầu bác sĩ Rmah H'Phí làm tường trình liên quan đến vụ việc bệnh nhân bị viêm ruột thừa nhưng chẩn đoán là viêm dạ dày. Vụ việc vỡ lở sau đó, người nhà đưa thông tin lên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, Ban Thanh tra nhân dân của Trung tâm Y tế huyện Ia Grai cũng tiến hành xác minh, làm việc với bệnh nhân Hà Thị Thu Vân (53 tuổi, trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai) và người nhà để làm rõ vụ việc.
Trước đó, bà Vân bị đau bụng dữ dội và đến Trung tâm Y tế huyện Ia Grai khám bệnh. Tại đây, bác sĩ Rmah H'Phí khám, yêu cầu đi siêu âm. Sau đó, bác sĩ Rmah H'Phí nói bà Vân bị co thắt dạ dày rồi kê đơn thuốc về uống. Trong đơn thuốc này ghi rõ chẩn đoán bệnh là: "viêm dạ dày-ruột và viêm đại tràng khác không rõ nguyên nhân".
Người nhà bức xúc vì bà Vân bị viêm ruột thừa nhưng bác sĩ tại Trung tâm y tế huyện Ia Grai lại chẩn đoán "viêm dạ dày"
Sau đó, bà Vân vẫn đau nên đến một phòng khám tư nhân tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai để khám lại. Sau khi siêu âm, bác sĩ tại đây kết luận bà Vân bị viêm ruột thừa với tình trạng "ruột thừa nằm hố chậu phải, đường kính 10 mm, căng dãn".
Ngay lập tức, bác sĩ này yêu cầu bà Vân tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai nhập viện và tiến hành mổ gấp. "Bác sĩ tại phòng khám tư nói mẹ em đã đau bụng 2 ngày, ruột thừa đã sưng to, nếu không mổ gấp sẽ vỡ ruột, nhiễm trùng thì nguy hiểm đến tính mạng" - bà N.T.M (con gái bà Vân) nói và cho biết sau khi mổ 3 ngày, bà Vân đã được cho xuất viện. Bà cũng đã chia sẻ nội dung vụ việc lên mạng xã hội.
Theo ông Phạm Ngọc Văn, sau khi xảy ra sự việc, người nhà chỉ đăng tải lên mạng xã hội chứ chưa phản ánh trực tiếp tới đơn vị. UBND huyện Ia Grai sau khi nắm thông tin vụ việc cũng đã yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Ia Grai làm rõ, báo cáo vụ việc.
Rối loạn khuẩn đường ruột gây hại đến sức khỏe, chị em làm gì để cải thiện? Rối loạn khuẩn đường ruột có thể gây nhiều bệnh tật liên quan. Chị em nên chú ý vấn đề tăng cường sức khỏe đường ruột cho bản thân và gia đình nhé. Rối loạn khuẩn đường ruột có thể gây tác hại như thế nào đến sức khỏe của bạn? Ảnh hưởng tâm lý người bệnh Nhiều người nghĩ rằng vấn đề...