Năm 2030, xuất khẩu thủy sản dự kiến đạt 16 tỷ USD
Đến năm 2030, phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hoá, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu…
Đó là mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg.
Quan điểm phát triển là xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững; hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả…
Video đang HOT
Mục tiêu đến năm 2030, phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ cấu ngành và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế…
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3 – 4%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, trong đó, sản lượng thủy sản nuôi đạt 7 triệu tấn và khai thác đạt 2,8 triệu tấn. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 – 16 tỷ USD (năm 2020 là 8,6 tỷ USD).
Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tầm nhìn đến 2045, thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm 3 nước sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới…
Các chương trình, đề án được ưu tiên thực hiện gồm: Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá; chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; chương trình quốc gia phát triển khai thác thuỷ sản hiệu quả, bền vững; chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thuỷ sản; đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển; đề án phát triển chế biến và thương mại thuỷ sản; đề án phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thuỷ sản; đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thuỷ sản…
Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2021
Năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 3% trở lên; trong đó, nông nghiệp 2,4%, lâm nghiệp 6,2%, thủy sản 5,6%.
Sản lượng lương thực 1,5 triệu tấn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,5%. Để đạt được mục tiêu về tăng trưởng, ngay từ đầu năm, ngành nông nghiệp đã và đang cùng chính quyền các địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp.
Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Hoằng Tân (Hoằng Hóa).
Giải pháp hàng đầu là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tiếp tục lựa chọn các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận, ưu tiêu sử dụng các giống cây trồng có thị trường tiêu thụ và sản xuất theo hợp đồng. Tiếp tục chuyển đổi linh hoạt đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, tổ chức sản xuất với quy mô lớn, gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, tạo chuyển biến trong công tác quản lý chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, phối hợp với các địa phương hướng dẫn bà con nông dân trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ và phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng. Phân công các tổ công tác thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, hướng dẫn nông dân về cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
Cùng với các giải pháp về trồng trọt, ngành nông nghiệp còn đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi; trong đó, chú trọng thực hiện giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng, áp dụng mô hình sản xuất theo hợp đồng và xây dựng cụm chăn nuôi công nghiệp, liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm. Phát triển vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm lợi thế, sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn, khôi phục đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, đặc sản. Tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chăn nuôi lớn. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.
Các giải pháp phát triển thủy sản cũng đã được hoạch định và triển khai thực hiện. Trong đó, một số nhóm giải pháp đang được tập trung triển khai và đạt hiệu quả cao, như: phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương. Ưu tiên phát triển các sản phẩm lợi thế, chủ lực trên địa bàn tỉnh. Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, quan trắc môi trường vùng nuôi tôm, ngao. Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, khai thác theo tổ đoàn kết, tăng cường các biện pháp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch...
Nỗ lực thực hiện các giải pháp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng 168.822 ha/201.000 ha cây trồng vụ đông xuân các loại, đạt 84% kế hoạch. Diện tích mía nguyên liệu đã thu hoạch ước đạt 9.540 ha/17.084 ha, đạt 55,8% diện tích, sản lượng thu mua mía nguyên liệu của các công ty mía đường ước đạt 477.000 tấn. Công tác tái đàn và phòng, trừ dịch bệnh cho đàn vật nuôi được đẩy mạnh. Hiện các con nuôi chủ lực đang được duy trì ổn định, với 11.765 con bò sữa, 70.200 con bò thịt chất lượng cao, 550.000 con lợn hướng nạc, 8 triệu con gà lông màu. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 2 tháng đầu năm 23.550 tấn/194.000 tấn, đạt 12,14% kế hoạch. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản 9.987 tấn, sản lượng khai thác đạt 13.563 tấn...
Lũy kễ 2 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỉ USD Lũy kế cả 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa. (Ảnh: Báo Công thương) Tôm và cá tra tiếp tục được tin dùng Theo thống kê của ngành thủy sản, những tháng đầu năm, cá tra và tôm tiếp tục là 2 điểm sáng trong...