Năm 2023: Indonesia sẽ mở thầu cho 10 dự án dầu khí
Indonesia có kế hoạch cung cấp 10 khu vực khai thác dầu khí trong năm nay, bao gồm môt lô ở Biển Đông, trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất năng lượng và tìm kiêm các mỏ mới, môt quan chức cấp cao của Bộ Năng lượng Indonesia cho biết.
(Ảnh minh họa)
Năm 2022, Indonesia mời thâu 13 mỏ dầu khí và đã chỉ định nhà thầu cho 6 mỏ trong số đó.
Video đang HOT
Quốc gia này đang đặt mục tiêu lây được 1 triêu thùng dâu và 12.000 triêu feet khôi tiêu chuân môi ngày vào năm 2030. Năm ngoái, nước này đã không hoàn thành mục tiêu lây dầu khí trong bối cảnh các dự án bị đình trệ và ngừng hoạt động đột xuất.
Quan chức Bộ Năng lượng Indonesia Tutuka Ariadji nói với các phóng viên rằng trong số các mỏ dầu và khí đốt mà Indonesia có kế hoạch cung cấp trong năm nay có các khu vực hoạt động ở Natuna D Alpha, mỏ khí đốt khổng lồ nằm ở Biển Đông.
“Hy vọng rằng vào tháng 5 năm nay, chúng tôi sẽ sẵn sàng bắt đâu các đợt mời thâu. Chúng tôi cũng cần đánh giá mức độ quan tâm đối với lô Natuna này trước khi mở thâu ra công chúng”, ông nói.
Năm ngoái, Indonesia đã phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ khí đốt Natuna trị giá 3 tỷ USD ở Biển Đông. Tutuka cũng hy vọng các siêu dự án khí đốt bị đình trệ như Indonesia Deepwater Development (IDD) và Masela có thể sớm được tiêp tục.
Theo cơ quan quản lý dầu khí thượng nguồn SKK Migas, gã khổng lồ dầu mỏ Chevron sắp đạt được thỏa thuận với môt nhà đầu tư để chuyển nhượng cổ phần của họ trong IDD.
Tutuka tuần trước đã từ chối tiết lộ chi tiết về cuộc thảo luận về cổ phần của IDD.
Trong khi đó, công ty dầu khí nhà nước Indonesia Pertamina vẫn đang đàm phán với Shell để tiếp quản phân của công ty này trong dự án Masela.
Libya, Italy đạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
Tập đoàn Dầu khí quốc gia (NOC) Libya ngày 25/1 thông báo đã đạt được thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD với Tập đoàn Năng lượng ENI của Italy để phát triển các cơ sở khai thác hydrocarbon ở ngoài khơi.
Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah ở Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo người đứng đầu NOC, Farhat Bengdara, thỏa thuận trên nhằm phát triển lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, trong đó xây dựng 2 cơ sở ở ngoài khơi với công suất có thể đạt tổng cộng hơn 24 triệu m3 khí đốt mỗi ngày.
Italy đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung thay thế năng lượng của Nga sau khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Truyền thông hai nước đều đưa tin Thủ tướng Italy Giorgia Meloni dự kiến sẽ thăm Libya trong những ngày tới.
Trước đó, hồi tháng 12/2022, NOC đã kêu gọi các công ty nước ngoài trong lĩnh vực khai thác hydrocarbon nối lại hoạt động sau khi đánh giá tình hình an ninh và ghi nhận sự cải thiện lớn tại một số địa điểm mà vấn đề an ninh vốn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất.
Libya thuộc nhóm nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi nhưng lĩnh vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xung đột vũ trang và việc các mỏ dầu cũng như cảng biển phải đóng cửa. Libya hy vọng sẽ tăng sản lượng dầu từ khoảng 1,2 tỷ thùng/ngày hiện nay lên 2 tỷ thùng/ngày.
Thu ngân sách từ dầu khí của Nga năm 2022 tăng hơn 36 tỷ USD Trong cuộc họp chính phủ được phát sóng trên truyền hình quốc gia ngày 16/1, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nguồn thu ngân sách của nước này từ dầu khí tăng 28%, tức 2.500 tỷ ruble (36,7 tỷ USD) trong năm 2022. Một giàn khoan dầu tại khu vực Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Phó Thủ tướng Novak cũng cho biết...