Năm 2022 phải thu ngân sách thêm gần 5.000 tỉ đồng, TP.HCM trông vào nguồn nào?
Năm 2022, mỗi ngày TP.HCM phải thu ngân sách 1.059 tỉ đồng. So với số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã thực hiện vào năm nay là 381.582 tỉ đồng, thì số thu năm sau tăng thêm 4.986 tỉ đồng.
UBND TP.HCM tặng bằng khen cho các doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn trong năm nay – Ảnh: A.H
Năm 2022, TP.HCM phải thu ngân sách 386.568 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 24,8% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Như vậy tính bình quân mỗi ngày TP.HCM phải thu đến 1.059 tỉ đồng, kể cả ngày nghỉ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã cho biết như trên tại hội nghị báo cáo kết quả thu chi ngân sách nhà nước năm 2021 vừa tổ chức cuối ngày hôm nay 31-12 tại TP.HCM. Trong đó số thu nội địa, kể cả dầu thô năm 2022 TP.HCM phải đạt được là 270.068 tỉ đồng, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 116.500 tỉ đồng.
Video đang HOT
So với số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã thực hiện vào năm nay là 381.582 tỉ đồng, thì số thu năm sau tăng thêm 4.986 tỉ đồng.
Năm 2021, trong bối cảnh TP.HCM bùng phát dịch COVID-19 và phải giãn cách xã hội 5 tháng nhưng số thu vẫn đạt bình quân 1.045 tỉ đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ. Trong đó riêng thu thuế vượt 2,7% dự toán.
Trong bối cảnh áp lực nguồn thu tăng lên, TP.HCM cho biết trong thời gian tới sẽ theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, khu vực thu, sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành. Đồng thời sẽ dự báo số thu từng tháng, từng quý sát với thực tế phát sinh và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro với nghiệp vụ quản lý thuế.
Ngoài ra TP.HCM sẽ tập trung đôn đốc, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước qua xử lý, sắp xếp theo nghị định 167.
TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định tỉ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia của ngân sách TP.HCM là 23% ổn định cho cả giai đoạn 2023 – 2025 nhằm tạo điều kiện phát triển TP.HCM theo nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
TP.HCM họp báo: Dịch vụ ăn uống tại chỗ còn nhiều chuyện cần bàn thảo
Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Lê Huỳnh Minh Tú cho biết UBND TP đang cùng các sở ngành cân nhắc việc mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ. Việc này còn nhiều vấn đề phải trao đổi.
Hàng quán ở TP.HCM kỳ vọng sớm được bán tại chỗ bên cạnh bán mang về như hiện nay - Ảnh: NGỌC HIỂN
Tại họp báo chiều 25-10, ông Lê Huỳnh Minh Tú - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết liên quan đến đề xuất quán ăn uống, nhà hàng được phục vụ tại chỗ, ông Tú cho biết UBND TP đang cùng các sở ngành cân nhắc về cách thực hiện.
"Việc này còn nhiều vấn đề cần trao đổi. Khi có kế hoạch chính thức Sở Công thương sẽ thông báo sớm", ông Tú nói.
Trước đó, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết trên tinh thần thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ, TP.HCM sẽ không ra một công thức chung áp dụng hết cho các địa phương. Thay vào đó, có những nội dung cần liên thông sẽ liên thông, nhưng có những cái thuộc địa bàn sẽ do chính quyền địa phương tự quyết.
Sau khi TP công bố cấp độ dịch, các địa phương sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động. "TP.HCM sẽ mở dần dịch vụ ăn uống tại chỗ và một số dịch vụ khác tại vì nó là đặc điểm của TP và để người dân phát triển sinh kế. Tất nhiên, việc mở lại các dịch vụ này phải theo các bộ tiêu chí an toàn của từng lĩnh vực TP đã quy định", ông Mãi nói.
Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM quy định từ ngày 1-10, nhiều ngành nghề, lĩnh vực được mở cửa hoạt động trở lại trừ quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.
Theo chỉ thị này, dịch vụ ăn uống được hoạt động nhưng chỉ được bán hàng mang đi, không được phục vụ tại chỗ. Tuy nhiên những ngày gần đây một số quán xá trên địa bàn TP đã rục rịch đón khách.
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế Với điều kiện đặc thù, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép TP.HCM áp dụng quy định riêng do Thủ tướng quyết định để có thể mở cửa nền kinh tế. Shipper nhận hàng tại quán phở trên đường Bùi Bằng Đoàn, quận 7, TP.HCM, để đi giao cho khách - Ảnh: QUANG ĐỊNH Đó là một trong những nội dung...