Năm 2022: Người dùng Việt quan tâm gì trên Google
Google vừa chính thức công bố danh sách ‘ Google Year In Search 2022 – Google Một năm Tìm kiếm’, bao gồm những từ khóa có xu hướng tìm kiếm thịnh hành nhất trên Google tại Việt Nam trong năm vừa qua.
Thống kê của Google thể hiện bức tranh toàn cảnh về những điều người Việt quan tâm trong năm 2022.
Bên cạnh Top 10 Tìm Kiếm Nổi Bật Nhất Năm 2022, Google còn thống kê 14 hạng mục tìm kiếm tiêu biểu theo các chủ đề cụ thể như: Tin tức thời sự, Nhân vật, Giải trí, Du lịch…
Bóng đá nhận được nhiều sự quan tâm nhất thời gian qua khi giải đấu lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Qatar. Đứng đầu danh sách Top 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật là “World Cup 2022.”.
Hai giải đấu khác cũng thu hút sự quan tâm rất lớn, lọt vào danh sách tìm kiếm nổi bật năm 2022, đó là “U23 châu Á” và “Ngoại hạng Anh.”
Điều dễ thấy, là cụm từ “COVID-19″ không còn chiếm nhiều sự quan tâm của người dùng Việt Nam như thời điểm cách đây hai năm. Google cho biết, từ khóa này tăng vào cuối tháng 2 nhưng sau đó nhanh chóng giảm từ giữa tháng 5.
Video đang HOT
Những từ khóa được người dùng Việt Nam tìm kiếm nhiều trong năm 2022.
Cùng với diễn biến dịch bệnh, từ khóa liên quan đến học trực tuyến có xu hướng tìm kiếm cao thời gian đầu năm nhưng sau đó cũng đã giảm đi đáng kể.
Đứng đầu danh sách tìm kiếm nổi bật về chủ đề thời sự là “Giá xăng hôm nay.” Các câu hỏi liên quan đến xăng, đã phản ánh đúng sự quan tâm của người dùng Việt trong suốt những tháng gần đây.
Về phía tin tức quốc tế, cuộc xung đột tại Ukraine là vấn đề được nhiều người đặt câu hỏi nhất.
Ngoài ra, chủ đề y tế với tình hình diễn biến của các dịch bệnh như “sốt xuất huyết” và “đậu mùa khỉ” cũng được người dùng tìm kiếm nhiều trên Google.
Ở hạng mục du lịch, du lịch Phú Yên, du lịch Hạ Long và Khu du lịch Thủy Châu là 3 từ khóa hàng đầu trên công cụ tìm kiếm Google Việt Nam.
“Du lịch Phú Yên” được tìm kiếm nhiều trên Google Việt Nam trong năm 2022. Ảnh: Phạm Mạnh
Theo công cụ đo lường Google Trends, lượng tìm kiếm từ khóa “du lịch” đã có xu hướng tăng trở lại, ngang với mức trước khi đại dịch xảy ra, ngoài ra, những từ khóa liên quan như “vé máy bay” cũng tăng 200% so với giai đoạn cuối năm 2021. Theo công cụ Google Destination Insights, nhu cầu du lịch quốc tế tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đợt cao điểm nghỉ hè đã ghi nhận mức tăng 2.400% vào ngày 25/7.
Miếng bánh quảng cáo trực tuyến 2,5 tỷ USD nằm trong tay Facebook, Google, TikTok
Khoảng 2,5 tỷ USD dành cho quảng cáo, tiếp thị trực tuyến được chi trong năm 2022, phần lớn chảy về các nền tảng Facebook, Google, TikTok.
Thông tin trên được ông Đỗ Hữu Hưng, Chi hội Tiếp thị và Công nghệ số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2022 do đơn vị này tổ chức.
Chi phí cho tiếp thị số tiếp tục gia tăng trong bối cảnh người tiêu dùng chuyển dịch sang môi trường trực tuyến đang diễn ra mạnh mẽ. Theo số liệu từ eMakerter, chi tiêu cho tiếp thị số trên toàn cầu đạt khoảng 571.16 tỷ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng 16,2%.
Tiếp thị số chiếm 65,9% tổng số chi tiêu quảng cáo, tiếp thị của thế giới. Dự kiến, con số này tăng lên 785.08 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng trên 9% và chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
C ác nền tảng ngoại chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet
Tại Việt Nam, tiếp thị trực tuyến có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ hơn khi thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến trở thành xu hướng. Số liệu từ VECOM cho thấy, tiếp thị số ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 25-30% mỗi năm.
"Năm 2022, tổng chi tiêu cho digital marketing tại Việt Nam vào khoảng 2,5 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 19%. Tức là chúng ta dành khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng mỗi năm cho tiếp thị trực tuyến", ông Hưng nói.
Tốc độ tăng trưởng của tiếp thị kỹ thuật số ở Việt Nam chậm lại so với giai đoạn trước đó do các doanh nghiệp thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn có mức tăng 2 con số. Cho đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng vẫn có khả năng duy trì trên 20%.
Theo thống kê, Facebook và Google vẫn là hai kênh đóng góp chính trong hoạt động marketing ở các doanh nghiệp, nhưng theo ông Đỗ Hữu Hưng, hiệu quả đang giảm dần. Cách đây 1-2 năm, 80% chi phí marketing dành cho Facebook và Google. Thậm chí có nhiều thương hiệu dành toàn bộ chi phí cho hai kênh này, song giờ có xu hướng giảm. Nguyên nhân do vấn đề tiếp cận dữ liệu người dùng cùng chính sách quản lý thắt chặt của các nền tảng.
Tương ứng với đó là sự bùng nổ từ những kênh mới. Trong đó phải kể đến sự bùng nổ của các kênh tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing); tiếp thị qua mạng xã hội (Social Marketing) hay trên chính sàn thương mại điện tử. Theo ông Đỗ Hữu Hưng, chi tiêu cho các kênh tiếp thị trực tuyến mới chiếm khoảng 35% chi phí và có chiều hướng tăng lên. Một số nhân tố hút nguồn tiền này phải kể đến như Shopee, Tiktok...
YouTube nói gì khi ép người dùng trả phí để xem video 4K? YouTube mới đây đã đưa ra phản hồi mới nhất về một quyết định đã khiến nhiều người dùng tỏ ra bất bình. YouTube là dịch vụ video miễn phí mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập. Tuy nhiên, YouTube vẫn có gói trả phí YouTube Premium với một số quyền lợi như loại bỏ quảng cáo, xem video ở nền...