Năm 2021, chạy xe lạng lách, đánh võng sẽ bị tước Giấy phép lái xe
Hành vi lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông sẽ bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, ngoài bị phạt tiền, chủ xe còn bị tước Giấy phép lái xe.
Hành vi lạng lách, đánh võng không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Ảnh minh họa: Thế Du
Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ.
- Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Trường hợp người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô lạng lách, đánh võng mà “không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ” hoặc “gây tai nạn giao thông” thì sẽ bị phạt tiền từ 18.000.000 – 20.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng.
Video đang HOT
Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
- Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Ngoài ra, các mức phạt sẽ tăng thêm đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. Theo đó, trường hợp này mức phạt tiền sẽ từ 10.000.000 – 14.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện.
Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Những lỗi khiến người điều khiển ô tô bị phạt khi qua trạm thu phí
Dù vô tình hay hữu ý, người điều khiển ô tô cũng sẽ bị phạt khi qua trạm thu phí nếu mắc một số lỗi tưởng chừng như rất đơn giản.
Ô tô di chuyển qua trạm thu phí. Ảnh minh họa
Điều khiển ô tô đi vào làn xe máy
Hành vi điều khiển ô tô chạy vào làn xe máy để "trốn" nộp phí là hành vi bị xử phạt rất nặng. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô vào làn xe máy để trốn nộp phí thể bị xử phạt theo 3 lỗi sau:
- Phạt từ 200 nghìn đồng - 400 nghìn đồng đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường (điểm a khoản 1).
- Phạt từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện không đi đúng phần đường, làn đường quy định (điểm đ khoản 5).
- Phạt từ 3 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông (điểm b khoản 5)
- Có nguy cơ bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Nếu gây ra tai nạn, người vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Vì vậy, hành vi cố ý lái ô tô vào làn đường xe máy nhằm trốn trạm thu phí có thể chịu mức phạt lên tới 10 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng bằng lái tới 4 tháng.
Đi vào làn thu phí tự động (ETC) khi không dán thẻ
Ở làn phí tự động, người lái không cần dừng xe để trả phí mà việc này được thực hiện tự động thông qua tài khoản đã đăng ký từ trước. Thông thường, làn thu phí tự động được báo hiệu bằng vạch trên đường, biển báo từ xa, song vẫn có trường hợp người lái không dán thẻ thu phí tự động vẫn cố tình đi vào.
Hành vi này theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019 sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Học sinh tự điều khiển xe máy tới trường: Hậu quả khó lường Ra khỏi cổng trường, các em điều khiển xe máy thường không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây TNGT. Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, hiện nay trên cả nước, tình trạng học sinh phổ thông, nhất là...