Năm 2020, lương giáo viên tiểu học sẽ có những điểm mới nào?
Tại Điều 76 của Luật Giáo dục 2019 quy định về tiền lương của giáo viên như sau: Giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp.
Đồng thời, được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.
Năm 2020, lương giáo viên tiểu học sẽ có những điểm mới nào?. (Ảnh minh họa)
Nguyên tắc bổ nhiệm, xếp lương và cách xếp lương
Theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.07; Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số: V.07.03.08; Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09.
Giáo viên tiểu học hạng II: Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học hoặc đại học sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên;
Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng II.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Giáo viên tiểu học hạng III: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên.
Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng III.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Video đang HOT
Giáo viên tiểu học hạng IV: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm tiểu học hoặc trung cấp sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên.
Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Từ 1/7/2020, lương giáo viên sẽ có những điểm mới nào?
Tại Nghị quyết 27 năm 2018, Bộ Chính trị xác định sẽ bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức; chỉ còn quân đội, công an, cơ yếu được hưởng khoản phụ cấp này.
Thực hiện chủ trương nêu trên, tại Luật Giáo dục năm 2019 cũng không còn quy định về phụ cấp thâm niên của giáo viên như Luật Giáo dục trước đây. Như vậy, kể từ ngày Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực ngày 1/7/2020 giáo viên sẽ bị mất một khoản thu nhập không nhỏ đến từ phụ cấp thâm niên.
Dù không còn được hưởng phụ cấp thâm niên từ 01/7/2020, tuy nhiên thu nhập của giáo viên vẫn sẽ tăng cao vì một số lý do sau:
- Lương cơ sở tăng từ 1/7/2020:
Lương cơ sở vẫn sẽ được duy trì trong năm 2020 và đặc biệt từ ngày 1/7/2020, mức lương này sẽ tăng cao “kỷ lục” lên 1,6 triệu đồng/tháng (cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây).
Do ở thời điểm này, tiền lương và một số khoản phụ cấp của giáo viên vẫn được duy trì theo cách tính: Lương cơ sở x Hệ số nên khi lương cơ sở tăng, lương và một số khoản phụ cấp của giáo viên cũng sẽ tăng vọt (mức tăng lương cao nhất lên đến 700.000 đồng/tháng với giáo viên trung học).
- Được hưởng phụ cấp đặc thù nghề:
Tuy bãi bỏ phụ cấp thâm niên, nhưng theo Điều 76 của Luật Giáo dục 2019, giáo viên vẫn sẽ “được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”. Đây là điều mà các Luật Giáo dục trước đây không quy định.
Hiện nay, theo Nghị định 113/2015/NĐ-CP, phụ cấp đặc thù nghề chỉ dành cho giáo viên vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao, dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Với định hướng mới của Luật Giáo dục nêu trên, Nghị định 113 có thể sẽ được sửa đổi trong thời gian tới theo hướng mở rộng hơn đối tượng giáo viên được hưởng phụ cấp đặc thù nghề.
- Được hưởng lương theo vị trí việc làm:
Theo tinh thần của Nghị quyết 27, từ năm 2021, chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên sẽ được thay đổi. Cách tính lương theo mức lương cơ sở và hệ số lương không còn được duy trì, thay vào đó là tính lương theo vị trí việc làm.
Quy định đó cũng được cụ thể hóa tại Điều 76 của Luật giáo dục 2019, giáo viên được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp.
Trong đó, mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau.
Tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện nay. Giáo viên càng có chuyên môn tốt lương sẽ càng cao.
Hoàng Mai
Theo nguoiduatin
Nhà báo ơi, Tết này chúng tôi ăn Tết ngon hơn!
Nhờ những bài phản ánh của Báo, chúng tôi thấy đỡ bị áp lực hơn trước, thấy vui hơn vì cảm giác những kẻ yếu thế như mình đang được bảo vệ.
Khi màn pháo hoa chào mừng năm mới vừa kết thúc cũng là lúc chúng tôi nhận được tin nhắn, những cuộc điện thoại của một số giáo viên ở vùng núi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Tin nhắn của một giáo viên tại huyện Kỳ Sơn (Ảnh tác giả)
Sau những câu chúc Tết chúc mừng năm mới, các thầy cô giáo ấy đều chia sẻ niềm vui về những đổi thay ở ngành giáo dục quê mình.
Các thầy cô không quên gửi lời cảm ơn đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vì đã đăng tải khá nhiều những bất cập về ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn.
Nhờ thế, ngành giáo dục nơi đây đã có những đổi thay tích cực mang lại lợi ích cho một bộ phận không nhỏ cho các thầy cô giáo.
Tết này chúng tôi ăn Tết ngon hơn
Thầy X. (đã được đổi tên) một giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số cho biết: "Mọi năm, kể cả những ngày Tết, nhà em cũng không thoải mái đi chơi Tết vì cứ lo ngay ngáy giáo án chưa soạn được.
Mỗi tuần phải soạn gần 30 cái giáo án nên tranh thủ mấy ngày Tết được nghỉ phải soạn trước kẻo đi dạy sẽ không có thời gian".
Cô X. cũng cho biết: "Giáo viên nơi này cũng bức xúc, cũng có người ý kiến, kiến nghị.
Thế nhưng, bao nhiêu năm nay cũng chẳng thay đổi được gì.
Nhà em cũng không ngờ, chỉ sau bài báo phản ánh được đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thì quy định này đã được chấn chỉnh kịp thời.
Tết này, nhà em đi chơi nhiều nơi lắm ".
Cô Y. thì hồ hỡi cho biết: "Nhà em Tết này vui lắm, ngủ được nhiều hơn và ăn Tết ngon hơn. Cảm ơn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam".
Nhà em không còn phải đi lao động vào ngày nghỉ cuối tuần nữa
Cô L. giáo viên một trường mầm non tại Kỳ Sơn tỏ ra rất vui mừng thông tin:
"Bài viết của chị phản ánh về Trường Mầm non Na Ngoi 1 về việc hiệu trưởng nhà trường bắt giáo viên đi lao động không công 2 ngày nghỉ cuối tuần làm trường nhà em và một số trường mầm non khác trên địa bàn cũng được thơm lây.
Hiệu trưởng nhà em thấy trường bên bị báo nêu nên sợ và không bắt giáo viên đi lao động nữa".
Thế là, những bài phản ánh không chỉ tác động với chính ngôi trường ấy mà có tác dụng dây chuyền với nhiều trường học trong cùng một địa bàn. Vì thế, nhiều giáo viên trong vùng đã được hưởng lợi.
Giáo viên chúng tôi không phải nộp tiền trực Tết, trực hè
Đó là chia sẻ của khá nhiều giáo viên tại huyện Kỳ Sơn. Bởi sau những bài viết phản ánh trực tiếp tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Trung học cơ sở Na Loi về việc thu tiền giáo viên không trực Tết và trực hè.
Các thầy cô không chỉ được nhà trường trả lại số tiền đã thu trước đó mà Tết năm nay (2020) giáo viên không phải nộp tiền trực nữa. Việc phân công giáo viên trực Tết cũng hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, những trường học khác trên địa bàn cũng thực hiện đúng theo quy định không còn chuyện "Hiệu trưởng thích thu là cứ thu thôi như trước đây".
Chúng em là độc giả hằng ngày của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Một số thầy cô giáo nơi đây cho biết, do trước đây mạng internet nơi này không có hoặc có khá chập chờn.
Vì thế, giáo viên cũng ít được đọc báo điện tử. Từ ngày đọc được một số bài viết về trực Tết, trực hè đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, giáo viên nơi đây đã biết đến báo nhiều hơn.
Thế là: "Ngày nào chúng em cũng phải lướt vào tờ báo đọc vài lần. Trang báo 24H. có nhiều bài viết hay, phản ánh những góc khuất trong nhiều trường học ở nhiều cấp học trong cả nước.
Nhờ những bài viết này, một số hiệu trưởng tự cho mình là "vua một cõi" thích làm gì thì làm đã biết tiết chế hơn.
Những giáo viên này cũng cho biết: "Nhờ thế, chúng tôi thấy đỡ bị áp lực hơn trước, thấy vui hơn vì cảm giác những kẻ yếu thế như mình đang được bảo vệ.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam! Chúc tờ báo mãi luôn là người bạn đồng hành trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay".
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Kỳ vọng các chính sách mới với nhà giáo sẽ là đòn bẩy giúp giáo dục đi lên Cần nhanh chóng triển khai Luật Giáo dục 2019 vào thực tiễn theo lộ trình hợp lý, để có thể điều chỉnh nền giáo dục đang trong quá trình chuyển động phát triển Luật Giáo dục 2019 (Luật số 43/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 và sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020. Đâu là những quy...