Năm 2020, lương cơ sở có thể tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng
Chính phủ đã đề xuất tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải
Tại Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước 2019, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ Ngân sách Trung ương 2020, Chính phủ đã đề xuất tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Lương cơ sở tăng thêm 110.000 đồng/tháng
Lúc này, nếu đề xuất được Quốc hội thông qua thì mức lương cơ sở năm 2020 sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tháng so với hiện tại là 1,49 triệu đồng/tháng.
Có thể thấy đây là mức tăng cao nhất trong một vài năm trở lại đây. Tính từ năm 2016 đến năm 2019, lương cơ sở chỉ tăng cao nhất từ 90.000 đồng/tháng – 100.000 đồng/tháng.
Khi lương cơ sở tăng, mức lương thực tế và một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, năm 2020 là năm cuối cùng mức lương cơ sở còn tồn tại. Theo lộ trình cải cách tiền lương được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 27, từ năm 2021, mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ, thay vào đó là 5 bảng lương mới với cán bộ, công chức viên chức.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng. Nếu mức tăng lương được Quốc hội chấp thuận, lương cơ sở năm 2020 sẽ cao hơn mức lương cơ sở hiện tại 110.000 đồng/tháng (hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng).
Có ý kiến cho rằng cần cân nhắc việc tăng lương vì có thể làm cho chi ngân sách Nhà nước mang tính chất chi tiêu dùng nhiều hơn chi đầu tư phát triển, khi phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán của ngân sách địa phương và 40% tăng thu của ngân sách Trung ương cho cải cách tiền lương. Một số ý kiến còn đề nghị tăng phụ cấp công vụ, vì từ năm 2012 đến nay vẫn giữ nguyên là 25%; đề nghị dành một phần nguồn lực để tăng lương cho các đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1993, vì mức thu nhập của các đối tượng này khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội.
Chi đầu tư phát triển năm 2020 tăng 11,7% so với dự toán năm 2019
Ủy ban Tài chính ngân sách cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về các nguyên tắc phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2020. Trong đó, tổng mức dự toán chi đầu tư phát triển tăng 11,7% so với dự toán năm 2019. Sau khi trừ một số khoản chi chung theo nhiệm vụ, nguồn vốn còn lại của Ngân sách Trung ương để phân bổ không nhiều, khoảng 112.900 tỷ đồng, tăng 32.300 tỷ đồng. Đây là mức thấp không bảo đảm được vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương.
Việc bố trí vốn đầu tư phát triển cho các dự án, cơ quan thẩm tra lưu ý nhiệm vụ của Ngân sách Trung ương cần được cân nhắc kỹ về cơ sở pháp lý để phân bổ và giao vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về thủ tục đầu tư các dự án. Đồng thời, sau khi trừ các khoản bổ sung có mục tiêu cho địa phương, thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, thì nguồn lực Ngân sách Trung ương còn lại chiếm 27,2% tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước, chưa đạt mức 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân sách Trung ương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giảm chi thường xuyên bằng các giải pháp hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, quyết liệt việc tinh giản biên chế, tiến tới trình Quốc hội quyết định tổng mức biên chế của Nhà nước trong năm dự toán.
Đề nghị này được đưa ra xuất phát từ thực tế Ủy ban Tài chính – Ngân sách đi giám sát tại một số địa phương và thấy việc tinh giản biên chế chưa quyết liệt, có những nơi còn mang tính cơ học nhằm thu gọn đầu mối, dẫn đến chi thường xuyên vẫn còn cao. Bên cạnh đó, một số địa phương khi ban hành chính sách còn chưa bảo đảm nguồn lực tài chính để thực hiện trong năm.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị từ năm 2020, Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của luật.
Theo đó, ngân sách các cấp không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính và việc ban hành thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp.
Theo GTVT
10 năm xây dựng NTM Quảng Ngãi: Các vùng quê đều "thay áo mới"
Mặc dù xuất phát điểm thấp với bình quân cả tỉnh chỉ đạt 4 tiêu chí/xã (năm 2011), nguồn lực đầu tư có hạn, thế nhưng sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Ngãi đã có những thay đổi đáng kể.
Vùng nông thôn chuyển mình rõ rệt
Ông Nguyễn Phúc Long - Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chủ trương lớn, đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, được người dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng và đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi và đều khắp ở các địa phương của tỉnh. Chính vì thế, việc triển khai xây dựng NTM đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt ở khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.
10 năm thực hiện Chương trình NTM, tỉnh Quảng Ngãi đã hình thành được nhiều mô hình trồng cây ăn quả cho kinh tế cao. Ảnh: Đ.H
Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2011 - 2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình NTM là 15.691.092 triệu đồng (giai đoạn 2016 - 2019 gấp 1,46 lần so với giai đoạn 2011 - 2015) trong đó ngân sách Trung ương 1.183.263 triệu đồng, ngân sách tỉnh 1.550.737 triệu đồng...
Số còn lại là nguồn vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn đóng góp của người dân, doanh nghiệp... Riêng các cấp Hội ND đã đóng góp trên 300 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Từ nguồn của chương trình, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, trường học, trạm y tế, hạ tầng nông nghiệp..., nhờ đó đã tạo nên bộ mặt mới ở các địa phương, nhất là các vùng nông thôn.
Trong 10 năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư 1.175km đường giao thông nông thôn; 986km đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp được cứng hóa, ôtô đi lại thuận tiện quanh năm. Hơn 1.078km đường ngõ, xóm sạch được cứng hóa. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện là 589km; đầu tư xây dựng hơn 341km kênh mương...
Trong quá trình xây dựng NTM đã thực hiện đầu tư xây mới và nâng cấp 153 trường học các cấp; đầu tư xây mới và nâng cấp 358 công trình nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn. Trong những năm qua từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh đã đầu tư 11.080 triệu đồng cho cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (chợ)...
Phấn đấu năm 2020 có 98 xã đạt chuẩn
Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 86 xã đạt tiêu chí giao thông, 125 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 157 xã đạt tiêu chí về điện, 84 xã đạt tiêu chí trường học, 83 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 155 xã đat tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn...
"Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến 30/9/2019, tỉnh có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Nghĩa Hành) và dự kiến đến cuối năm 2020 là 3 huyện, đạt 50% kế hoạch. Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM là 59 xã, dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 98 xã, đạt 100% kế hoạch. Số tiêu chí bình quân đạt là 14,15 tiêu chí/xã, tăng hơn 10 tiêu chí so với năm 2011, và dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 16,5 tiêu chí/xã (đạt 100% kế hoạch) và không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đã có 2 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu là thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương và thôn 2, xã Nghĩa Lâm" - ông Long thông tin.
Ngoài đầu tư đồng bộ về hạ tầng ở nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, trong xây dựng NTM, Quảng Ngãi đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ổn định.
"Nhờ đó, đến 30/9/2019 Quảng Ngãi đã có 82 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, tăng 33 xã so với cuối năm 2015 (49 xã) và 119 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất, tăng 36 xã so với cuối năm 2015 (83 xã)..." - ông Long phấn khởi cho biết.
Theo Danviet
Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, những vấn đề như thiên tai, dịch bệnh tác động đến quá trình tăng trưởng rất nhiều, khiến cho nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, kể cả kinh tế vĩ mô. Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) Theo chương trình làm việc, chiều 15/10,...