Năm 2020, cá tra “bơi” đường nào?
Năm 2020, ngoài việc tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở những thị trường xuất khẩu truyền thống, nhiều doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cá tra đang tìm cách đưa con cá tra “bơi” vào thị trường trong nước.
Thị trường xuất khẩu “đóng băng”
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xuất khẩu cá tra năm 2019 đạt 1,8 tỷ USD, giảm 11% so với năm 2018. Sự sụt giảm ở một vài thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc đã khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra không đạt được như kỳ vọng.
Ngay trong tháng cuối năm 2019, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL có xu hướng giảm do mức độ giao dịch có phần chững lại và có chiều hướng đi xuống so với tháng trước, dao động ở mức thấp 19.000-19.500 đồng/kg đối với cá tra loại I (800-900g/con), giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng 11. Thị trường giao dịch chậm, các công ty chủ yếu thu hoạch cá trong vùng nuôi của doanh nghiệp và thu mua theo hợp đồng liên kết với các hộ nuôi cá. Bước sang những tháng đầu năm 2020, giá cá tra nguyên liệu đã liên tục sụt giảm so với những năm trước và hiện dao động ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg. Mặc dù xuất khẩu thường tăng khá mạnh ở các tháng cuối năm, nhưng dự báo giá khó biến động mạnh cho đến quý I/2020, nghĩa là vẫn ở mức thấp.
Năm 2019, “bão giá” đã khiến nhiều người nuôi cá tra lao đao, giá cá lao dốc, xuống dưới giá thành sản xuất khiến nhiều nông dân thua lỗ nặng. Theo ông Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2019, giá cá tra giảm tới 10.000 đồng, chỉ còn ở mức 19.000 đồng/kg. Trong khi đó, diện tích nuôi cá tra lại tăng đột biến sau một thời gian giá cá tăng, đã đẩy nhiều nông dân vào tình trạng thua lỗ. Trong khi đó, so với năm 2018, xuất khẩu cá tra cũng gặp nhiều khó khăn, giảm tới 10% về kim ngạch. Đặc biệt, tình hình tiêu thụ ở một số thị trường chính gặp khó khăn.
Cá tra Việt đang tìm cách chinh phục thị trường nội địa. (ảnh: tư liệu)
Đơn cử như thị trường Mỹ, sau nhiều năm đứng đầu về tỷ trọng xuất khẩu đã giảm xuống vị trí thứ hai, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng mừng là việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn Việt Nam có thể tạo ra cơ hội cho con cá tra Việt.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU cũng liên tục sụt giảm, từ chiếm 24% tỷ trọng năm 2012 xuống còn 13% hiện nay. Tuy nhiên, sự sụt giảm đáng kể ở thị trường Trung Quốc (do nước này kiểm soát chặt hơn về an toàn thực phẩm) sau thời gian tăng trưởng quá nóng năm 2017 là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu cá tra không đạt được như kỳ vọng.
Những tín hiệu tích cực
Theo ông Dương Nghĩa Quốc, xuất khẩu cá tra năm 2020 có thể sẽ khả quan hơn năm 2019 nhờ những tín hiệu tích cực đã xuất hiện.
Cụ thể, trong tháng 2/2020, Mỹ dự kiến công bố kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15. Cộng với việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội cho cá tra Việt.
Trong khi đó, lượng tiêu thụ cá tra ở thị trường Trung Quốc đã và đang khởi sắc do nước này đang bước vào đợt nghỉ lễ lớn nhất trong năm. Tuy nhiên, do giá cá tra xuất khẩu sang thị trường này lại rất thấp nên nhiều doanh nghiệp không quá mặn mà.
Video đang HOT
“Điều cần làm lúc này là doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp cần liên kết với nhau, tránh tình trạng mạnh ai người đó bán”, liên tục xả kho với bất cứ giá nào khiến giá cá tra ngày càng xuống thấp. Ngoài ra, việc liên kết giữa các vùng nuôi cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp hạn chế việc ồ ạt, gây nên tình trạng dư cung” – ông Quốc nói.
Ngoài ra, cũng có một xu hướng nhiều doanh nghiệp đang tiếp cận là đưa cá tra quay lại chinh phục thị trường nội địa. Theo ông Quốc, nhiều hội chợ, người tiêu dùng rất thích mùi vị của cá tra trong khi loại cá này lại rẻ, giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, cá tra hiện vẫn thiếu kênh phân phối nội địa và mạng lưới chợ truyền thống tại những thị trường lớn như TP.Hồ Chí Minh. Do đó, sản phẩm cá tra hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu.
Hiện, thách thức đối với cá tra đến với người tiêu dùng Việt và chinh phục thị trường nội địa là do thói quen tiêu dùng hàng ngày của người dân. Bên cạnh chiến lược xuất khẩu sang những thị trường trọng điểm, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiếp thị, quảng cá cá tra tại thị trường trong nước.
“Vì vậy, để tăng tiêu thụ cá tra ở thị trường trong nước, chúng ta cần có kênh phân phối mạnh, doanh nghiệp đẩy mạnh truyền thông và xúc tiến thương mại và nhà nước phải có chính sách ưu đãi về thuế” – ông Quốc đề xuất.
Theo Danviet
Cá tra Việt "mắc cạn" (bài 3): Bỏ quên thị trường nội địa
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẳng định, thuế chống bán phá giá và những biến động thị trường không phải là những nguyên nhân chủ yếu khiến con cá tra Việt đang lao đao như hiện nay.
Sự phát triển quá "nóng" về diện tích cộng với việc bỏ quên thị trường nội địa 100 triệu dân, nguyên nhân chính khiến con cá tra Việt "mắc cạn" trong vòng luẩn quẩn.
Thu hoạch cá tra ở Cần Thơ. Ảnh: I.T
Tháng thứ năm liên tiếp ghi nhận kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018, thậm chí có những thị trường giảm đến 50% khiến giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Theo ông, đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này?
- Hiện, giá cá tra đang ở mức 20.000 - 21.000 đồng/kg, với mức giá này, nông dân lỗ ít nhất là 3.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng, từ nay đến cuối năm sức mua cá tra trên thị trường sẽ được cải thiện để cắt được tình trạng tăng trưởng âm kéo dài.
Có thể thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến cho hàng hóa XK của Trung Quốc đang luân chuyển chậm chạp. Động thái Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy XK và giảm nhập khẩu cũng làm giảm lượng hàng hóa vào thị trường này. Đó là chưa kể, kế hoạch "nội địa hóa" cá tra Trung Quốc cũng đang được Chính phủ nước này khuyến khích và đầu tư nên trong nửa cuối năm nay, XK cá tra Việt Nam sang Trung Quốc - Hongkong vẫn tăng trưởng dương nhưng sẽ không đạt được con số như kỳ vọng.
Tại thị trường Mỹ, dù Mỹ vẫn đứng thứ 2 trong top thị trường XK lớn nhất của cá tra Việt Nam nhưng từ nay tới hết năm 2019, XK cá tra sang thị trường này cũng khó thoát khỏi mức tăng trưởng âm và sẽ còn tiếp tục giảm trong các tháng tới do nhiều rào cản kỹ thuật, thương mại tại thị trường này đang được dựng lên đối với nhiều nguồn cung cá thịt trắng, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
Theo tôi, thuế chống bán phá giá và đạo luật Farm Bill về thừa nhận sự tương đồng trong sản xuất cá tra Việt Nam chỉ là một trong nhiều lý do khiến XK cá tra sang thị trường Mỹ giảm sâu, bởi có tới 2 doanh nghiệp lớn là Vĩnh Hoàn và Biển Đông được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0% nên có thể gánh cho các doanh nghiệp khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ giảm do lượng hàng còn nhiều và Mỹ cũng đang tìm kiếm nguồn nhập khẩu khác từ Canada, Ấn Độ, Chi lê, Indonesia...
Như vậy, nguyên nhân chính khiến giá cá tra giảm sâu trong thời gian gần đây chính là do sự phát triển quá "nóng" về diện tích, thưa ông?
- Đúng vậy, đây là nguyên nhân chính đẩy ngành nuôi, chế biến cá tra rơi vào tình trạng bất ổn, khó kiểm soát như hiện nay. Năm 2017, 2018, XK cá tra thuận lợi, giá cá nguyên liệu tăng cao, người nuôi thu lợi nhuận tốt nên ồ ạt mở rộng diện tích, các doanh nghiệp, hộ nuôi lớn cũng tăng tốc sản xuất, khi thị trường biến động, sức tiêu thụ giảm trong khi sản lượng đầu vào tăng đột biến thì giá cá giảm là điều khó tránh khỏi.
Giá giảm khiến cho nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Huỳnh Xây.
Rõ ràng, đây là câu chuyện không mới của con cá tra Việt trong nhiều năm qua, giá tăng thì mở rộng diện tích nuôi ồ at, dẫn đến "khủng hoảng thừa", theo ông, tại sao chúng ta lại không giải quyết được dứt điểm tình trạng này?
- Thực tế, trong nhiều năm phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long, số phận con cá tra cũng long đong, lên xuống theo sự biến động của thị trường.
Đúng là chính quyền địa phương, ngành chức năng không thể dùng biện pháp hành chính để cấm hay cho phép người dân nuôi cá tra nhưng hoàn toàn có thể dùng các điều kiện quy định về môi trường ao nuôi, về sự liên kết để kiểm soát việc tăng diện tích một cách ồ ạt.
Cho đến nay, việc kiểm soát điều kiện nuôi cá tra sao cho đảm bảo môi trường, an toàn thực phẩm vẫn bị bỏ ngỏ, trong khi đây là giải pháp duy nhất để có thể hạn chế được việc đào ao nuôi cá một cách vô tội vạ khi thị trường đang có mức giá tốt.
Tháng 7/2019 tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm trong kim ngạch XK cá tra, khi giá trị XK giảm tới 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp kim ngạch XK cá tra giảm so với cùng kỳ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhiều khả năng, trong các quý tới, XK cá tra khó thoát khỏi mức tăng trưởng âm kéo dài.
Vậy, theo ông, để tháo gỡ những điểm nghẽn này, chúng ta cần làm gì?
- Điểm nghẽn lớn nhất của ngành nuôi, chế biến, XK cá tra hiện nay là thiếu sự liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và cả liên kết vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long có 3 sản phẩm chủ lực là thủy sản, lúa gạo và trái cây, sự tương đồng giữa các địa phương là khá lớn vì vậy phải tính đến cả liên kết vùng. Rất tiếc, đến nay, vấn đề này vẫn theo kiểu "mạnh ai nấy làm" nên không thể kiểm soát được sản lượng, dẫn đến dư thừa khi có biến động.
Còn một điểm nghẽn nữa của con cá tra Việt là thị trường tiêu thụ nội địa còn bị bỏ ngỏ bao năm qua, trong khi đây là thị trường lớn với 100 triệu dân, sức mua ngày càng cao.
Bao nhiêu năm các doanh nghiệp chinh chiến ở các thị trường XK, vượt qua rất nhiều rào cản nhưng rất tiếc lại không thể làm chủ được ở thị trường của chính mình.
Có vẻ như hành trình chinh phục thị trường nội địa của con cá tra khá gian nan vì thực tế, các doanh nghiệp đã từng tổ chức các hội chợ để xúc tiến tiêu thụ ở nhiều địa phương nhưng kết quả không như mong đợi?
- Đúng vậy, sở dĩ con cá tra chưa chinh phục được thị trường nội địa, đặc biệt ở phía Bắc là do tập quán tiêu dùng của người dân vẫn quen dùng cá tươi sống. Trong khi đó, bao năm nay, các doanh nghiệp hướng đến XK là chủ yếu nên dây chuyền chế biến chỉ là cá phi lê, trong khi các phân khúc cá khúc, đông lạnh chưa được quan tâm. Đó là chưa kể, hệ thống bến bãi, kho lạnh chưa phát triển nên không thể thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Vì vậy, muốn doanh nghiệp cá tra tìm về thị trường nội địa, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng để xây dựng bến bãi, kho lạnh.
Con cá tra Việt cũng đang phải chịu sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, vậy theo ông, doanh nghiệp cần làm gì để có thể đứng vững?
- Đúng là sự cạnh tranh trên thị trường của cá tra ngày càng khốc liệt khi Trung Quốc, Ấn Độ đều đầu tư công nghệ cao để chủ động nuôi cá tra, trong khi tiêu chuẩn nhập khẩu phía Trung Quốc đưa ra không khác châu Âu, Mỹ là mấy.
Vì vậy, không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, quản trị doanh nghiệp tốt, không chạy theo sản lượng mà nâng cao chất lượng để giữ vững thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cá tra Việt (bài 2): Trung Quốc tự nuôi, hết thời một mình, một chợ Hiện nhiều nước có thể tự sản xuất được cá tra nên áp lực cạnh tranh của con cá tra Việt ngày càng lớn. Để xuất khẩu có lời, người dân và doanh nghiệp phải giảm tối đa chi phí sản xuất, làm sao để cạnh tranh giá đầu vào, không cạnh tranh giá đầu ra. Nuôi ngoài quy hoạch rước lỗ Theo...