Năm 2020, bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế với người không có bảo hiểm y tế
Từ 1/1/2020, hàng loạt tỉnh, thành sẽ áp dụng mức giá các dịch vụ y tế tối đa với người không dùng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh.
Năm 2020, bắt đầu tăng giá dịch vụ y tế với người không có bảo hiểm y tế. (Ảnh minh họa)
Việc điều chỉnh này được áp dụng theo Thông tư số 14/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập, bắt đầu từ 1/1/2020.
Tại Hà Nội, mức giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đối với cơ sở KCB nhà nước thuộc TP.Hà Nội quản lý, được áp dụng từ ngày 1/1/2020.
Theo Nghị quyết, nguyên tắc xác định giá dịch vụ y tế là bằng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số I, II, III của Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế.
Các bệnh viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến thành phố có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
Đối với phòng khám đa khoa khu vực, trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.
Video đang HOT
Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.
Với trạm y tế xã, phường, thị trấn, mức giá khám bệnh áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.
Nghị quyết cũng quy định cụ thể danh mục, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không được BHYT thanh toán, gồm: Giá 10 dịch vụ khám, chữa bệnh; giá 6 dịch vụ ngày giường; giá 1.937 các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.
Theo đó, giá khám tại bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I của các cơ sở y tế của TP.Hà Nội là 38.700 đồng (đã bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương). Giá khám tại BV hạng II là 34.500 đồng. Giá khám tại bệnh viện hạng III là 30.500 đồng. Giá khám tại bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã là 27.500 đồng.
Giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca) chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở KCB là 200.000 đồng; khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, XQ và khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ) đều cùng mức giá 160.000 đồng; khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, XQ) là 450.000 đồng.
Giá ngày giường được quy định với giường điều trị hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc áp dụng các mức: 753.000 – 678.000 – 578.000 đồng khi điều trị các bệnh viện hạng đặc biệt, I, II.
Với giường bệnh hồi sức cấp cứu, giá ngày giường mà người bệnh phải chi trả, theo các mức giá: 441.000 – 411.000 – 314.000 – 272.000 – 242.000 đồng (áp dụng tại 5 hạng bệnh viện: hạng đặc biệt, I, II, III, IV).
Giường bệnh nội khoa loại I (các khoa: truyền nhiễm, hô hấp, huyết học, ung thư, tim mạch, tâm thần, thần kinh, nhi, tiêu hóa, thận học; nội tiết; dị ứng (nặng): 232.000 – 217.000 – 178.000 – 162.000 – 144.000 đồng, tương ứng áp dụng cho 5 hạng bệnh viện nêu trên.
Ngoài ra, các dịch vụ chụp chẩn đoán cũng có mức giá tự chi trả khá cao, như: chụp cộng hưởng từ (MRI) gan với chất tương phản đặc hiệu mô: 8,656 triệu đồng; chụp MRI tưới máu – phổ – chức năng: 3,156 triệu đồng; chụp MRI không có thuốc cản quang: 1,308 triệu đồng…
Hoàng Mai
Theo nguoiduatin
2 trường hợp có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng bảo hiểm xã hội
Tại Công văn 4733/BHXH-CSXH do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 18/12/2019 nhằm chấn chỉnh và hướng dẫn xử lý một số tồn tại trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội hiện nay.
2 trường hợp có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng bảo hiểm xã hội ( ảnh: Minh họa)
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho người có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp sau:
Cơ sở khám chữa bệnh là pháp nhân mà không đăng ký mẫu dấu sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
Cơ sở khám chữa bệnh không phải là pháp nhân mà không đăng ký con dấu và mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế.
cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho người có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp đã nêu ( ảnh: Minh họa)
Đồng thời, mọi giấy tờ trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ bảo hiểm do người lao động cũng như người sử dụng lao động cung cấp như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy khai sinh... đều được kiểm tra, rà soát chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, liên quan đến việc thu, chi bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thường xuyên kiểm tra những trường hợp tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bất thường đối với thời gian 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Với các trường hợp giảm mức đóng, giảm quá trình đóng mà thời gian này đã tính hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản thì sẽ thu hồi số tiền chênh lệch đã thanh toán...
PHA LÊ
Theo Dansinh
Bệnh viện than giao dự toán BHYT không đủ Ngày 18.12, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện luật Bảo hiểm y tế - BHYT (2014 - 2019) và xin ý kiến dự thảo luật BHYT sửa đổi. Ảnh: Duy Tính Tại hội nghị, nhiều lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) than phiền về việc giao dự toán chi không đủ....