Năm 2019 có 142.000 lao động ra nước ngoài chính thức
Khi danh sách 39 người Việt bị tử vong ở Anh trong một hành trình “đi tìm miền đất hứa” vô cùng khắc nghiệt được công bố thì mỗi ngày vẫn có rất nhiều người dân ở nông thôn phải rời xa làng quê đi tìm việc làm ở nước ngoài, cả chính thức và phi chính thức.
Năm 2019, con số lao động ra nước ngoài chính thức là 142.000 người. 10 năm, bức tranh sinh kế của nông dân Việt vẫn còn nhiều những gam màu tối.
Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo: “Người nông dân Việt Nam: Cơ hội và thách thức” và lễ ra mắt sách chuyên khảo “Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.
GS.TS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, thời gian qua, Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế Nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân Việt Nam và Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT tiến hành nghiên cứu về hiện trạng sinh kế và đời sống của nông dân Việt Nam nhằm làm rõ năng lực, thế mạnh, điểm yếu để đề ra chính sách và giải pháp tổ chức thích hợp giúp họ phát triển. Kết quả nghiên cứu này đóng góp cơ sở xây dựng chương trình hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam và góp phần cải tiến nội dung chương trình phát triển nông thôn trong giai đoạn mới.
GS.TS Nguyễn Thị Lan cũng cho hay, cuốn sách chuyên khảo “Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” ra đời dựa trên các thông tin từ các cuộc điều tra định kỳ, các thống kê chính thức và các nghiên cứu chuyên đề, phân tích kinh tế và nghiên cứu xã hội để giới thiệu tình hình sản xuất, điều kiện sinh sống và cơ hội phát triển của người nông dân Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ y tế, dinh dưỡng, văn hóa, giáo dục đến sinh kế, lao động, việc làm và liên quan đến cả các lĩnh vực về thể chế và quản lý. Đồng thời cuốn sách cũng chỉ ra các cơ hội và thách thức của nông dân và đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực.
GS.TS.Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.
Hộ nông thôn chỉ tích lũy được 22 triệu đồng/năm
Theo TS Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – chủ biên cuốn sách, bên cạnh những gam màu sáng như phát triển nông nghiệp được đánh giá là một trong những thành tựu to lớn nhất của quá trình đổi mới; thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể nhưng vẫn có những mảng xám do xuất hiện những nguy cơ thiếu bền vững.
Cụ thể, một bộ phận lớn dân cư tại nông thôn vẫn đang ở mức thu nhập ranh giới giữa nghèo và cận nghèo, chỉ cần một cú sốc có thể kéo người nông dân vào vòng xoáy của nghèo đói; tỷ lệ nghèo và nguy cơ tái nghèo còn rất cao ở khu vực miền núi và trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (gần 50%). Mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một nới rộng.
Thống kê của nhóm nghiên cứu cho thấy, năm 2002, trung bình một hộ thuộc nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất ở nông thôn chi tiêu khoảng 11 triệu đồng/năm, trong khi nhóm 20% hộ có thu nhập cao nhất chi tiêu khoảng 50 triệu đồng/năm; đến năm 2016, khoảng cách này là 26 triệu đồng/năm và 98 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, khả năng tích lũy và đầu tư mở rộng của hộ nông dân cũng rất thấp. Bình quân hộ đô thị có khả năng tích lũy nhiều gấp đôi hộ nông thôn. Mức chênh lệch từ thu nhập, sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu bình quân một hộ đô thị là 15 triệu đồng/năm vào năm 2002, tăng lên mức 52 triệu đồng/năm năm 2016; trong khi con số này ở hộ nông thôn chỉ là 7 triệu đồng/năm và 22 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, đất đai, là tài sản lớn nhất của nông dân thì vẫn rất manh mún, chỉ giảm từ 4,4 mảnh/hộ năm 2008 xuống còn 4,1 mảnh/hộ vào năm 2016, cho thấy quá trình tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa vẫn diễn ra chậm chạp.
Điều đáng suy nghĩ là, tỷ lệ hộ bị thu hồi đất mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm khá lớn, từ 1,8 – 4,4% số hộ được điều tra. Bên cạnh kết quả tốt về phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, vẫn có tình trạng lãng phí nguồn đất, hiệu quả không cao.
Video đang HOT
Gần 239 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 54.882ha đã được phê duyệt thực hiện trong thời gian 2011 – 2020 nhưng tỷ lệ lấp đầy và hiệu quả phát triển các khu công nghiệp chưa cao.
Sau 10 năm, thu nhập của người nông dân Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Ảnh minh họa)
Trong khi đó, lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn ở trình độ thấp, 80% số lao động chưa qua bất kỳ một khóa đào tạo chuyên môn nào; lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 9%; năng suất lao động ở nông thôn Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á do trình độ, tính chuyên nghiệp thấp, già yếu, thể lực kém, chuyên môn thấp và quy mô nhỏ.
“Dù hiện nay có rất nhiều chính sách hướng về nông dân nhưng việc được thông tin, phổ biến các chính sách còn hạn chế. Tỷ lệ dân cả nước, đặc biệt là cư dân nông thôn được biết các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương là rất thấp, chỉ 20% nông dân được thông báo, 4% nông dân tự thu thập thông tin; minh bạch chính sách chưa cao, chỉ 17% số người được hỏi ở nông thôn cho biết danh sách các hộ nghèo không được công khai” – ông Thắng nêu một thực tế.
Trong khi đó, TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường và Thể chế nông nghiệp cho rằng, bức tranh giữa nông dân và thị dân đang có sự chênh lệch lớn. Con số ông Sơn đưa ra hẳn khiến nhiều người giật mình: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nông thôn cao gấp 2,6 lần thành thị; người lớn thiếu cân nặng ở thành thị là 5,9% trong khi ở nông thôn là 18,8%.
“Ngày càng có nhiều người rời ra nông thôn, giai đoạn 2008 – 2018 ở ĐBSCL có 70.000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài; năm 2019 có 142.000 lao động ra nước ngoài chính thức, số bỏ trốn bằng 10% số lao động đang làm việc ở Đài Loan” – ông Sơn thống kê.
Hướng đến phát triển bao trùm
Từ bức tranh sáng – tối của sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị một số chính sách hướng đến phát triển bao trùm, đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn phát triển đô thị và nông thôn thay vì mô hình “kinh tế phân cách”.
“Giải pháp hợp lý nhất để chuyển mô hình tăng trưởng từ ưu tiên phát triển các vùng động lực sang phát triển bao trùm là tạo điều kiện để các vùng trong cả nước phát huy được nội lực dựa trên lợi thế có sẵn, tạo cho mọi ngành kinh tế nhất là nông nghiệp và dịch vụ có thể phát huy tối đa sức phát triển, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, nhất là lực lượng đông đảo nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội phát triển” – ông Sơn nói.
Đổi mới tổ chức, quản lý của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, chấm dứt can thiệp hành chính, lấy chất lượng hoạt động làm mục tiêu; hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động để các tổ chức này thực sự đại diện cho quyền lợi của hội viên, là lực lượng liên kết ngành, có năng lực đấu tranh quốc tế, xử lý tranh chấp nội bộ, cung cấp các dịch vụ thiết thực, tham gia chính sách, quản lý phát triển ngành hàng,…
Phát triển ngành nông nghiệp tổng hợp (dịch vụ, chế biến, kinh doanh) và kinh tế dịch vụ để phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tạo nhanh việc làm cho lao động ở nông thôn, đưa công nghiệp và đô thị về nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức, gắn kết giữa địaphương, doanh nghiệp xuất khẩu với doanh nghiệp và quốc gia nhậpkhẩu lao động.
Theo Danviet
"Vỡ mộng" đổi đời khi lấy chồng ngoại
Vì nhiều lý do, mỗi năm, có hàng nghìn phụ nữ Việt kết hôn với chồng nước ngoài qua môi giới hôn nhân.
Những khoảng trống về tình cảm, văn hóa, ngôn ngữ đã khiến không ít người lâm vào cảnh bị bạo hành, xung đột, thậm chí tử vong.
Bị bạo hành vì không hiểu văn hóa
Mới đây, mạng xã hội Hàn Quốc rúng động trước sự việc một người phụ nữ Việt Nam bị người chồng Hàn Quốc đánh đập tàn nhẫn đến mức gãy xương sườn. Việc người vợ bị bạo hành xảy ra ngay trước mặt con trai 2 tuổi của họ.
Người chồng Hàn Quốc 36 tuổi đã bị cảnh sát bắt hôm 6/7 vì bạo hành vợ và lạm dụng con trai mới biết đi. Lý do nghi phạm đã tấn công vợ chỉ vì cô ấy không nói tiếng Hàn trôi chảy. Ngay sau đó, Thủ tướng Hàn Quốc đã có lời xin lỗi tới cô dâu Việt và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Nghi phạm trong vụ đánh đập vợ người Việt, làm rúng động dư luận Hàn Quốc tuần qua, trình diện tại toàn án quận Gwangju sáng 8/7. Ảnh: Yonhap
Về sự việc này, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tuyên giáo - Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết, ngay khi biết thông tin, Hội LHPN Việt Nam đã liên hệ với Hội Phụ nữ Việt Nam ở Hàn Quốc để nắm cụ thể vụ việc. Ngày 8/7, Hội đã gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc, trong đó đánh giá cao phản ứng kịp thời của các cơ quan chức năng Hàn Quốc khi xử lý vụ việc. Hội LHPN Việt Nam cũng đề nghị phía nước bạn sẽ tiếp tục nỗ lực để kiểm soát bạo lực đối với phụ nữ Việt đang sống ở Hàn Quốc.
Trong thời gian qua, không ít vụ việc cô dâu Việt Nam ở Hàn Quốc bị bạo hành nghiêm trọng, thậm chí bị chính người chồng sát hại. Đơn cử như vụ cô dâu người Việt tên N.T. Nga (sinh năm 1993, tại Hải Phòng), sống tại quận Hongchon, tỉnh Kangwon đã bị người chồng Hàn Quốc, 36 tuổi sát hại hồi tháng 1/2014. Sau khi giết vợ, người chồng đã uống thuốc độc tự tử. Chị N.T.Nga lấy chồng và chuyển đến Hàn Quốc sinh sống từ năm 2012. Năm đầu tiên sống chung, gia đình tương đối hòa thuận. Đến năm thứ hai, mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu thường xuyên xảy ra và dẫn đến kết cục bi thảm.
Hay vụ cô dâu Việt Đ.T.M.Tiên, quê ở Tây Ninh cũng bị người chồng Hàn Quốc sát hại. Tiên kết hôn với Lee Geun-sik năm 2004 và chuyển tới sống tại tỉnh Jeolla, Hàn Quốc một năm sau đó. Trong thời gian chung sống, hai vợ chồng thường nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã, dẫn đến việc chồng sát hại vợ. Người chồng Hàn Quốc sau đó đã cố tạo hiện trường một vụ tai nạn giao thông để qua mặt cảnh sát nhưng không thành.
Theo bà Hương, báo cáo của Bộ Công an cho thấy, nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục) là vì mục đích kinh tế, nên thiếu sự tìm hiểu giữa hai bên nam, nữ trước khi kết hôn.
Nhiều cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với nam giới nước ngoài là hôn nhân "4 không" (không biết văn hoá, ngôn ngữ, pháp luật nước định sang lấy chồng/vợ; không biết người dự định kết hôn; không biết hoàn cảnh gia đình người dự định kết hôn; không tình yêu). Từ đó phát sinh nhiều hệ lụy trong cuộc sống hôn nhân và xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc. Để giải quyết được vấn đề, quan trọng là các cặp vợ chồng kết hôn cần dựa trên nền tảng của tình yêu, có đủ thời gian tìm hiểu nhau, hiểu được hoàn cảnh của nhau và có thể sử dụng được ngôn ngữ của nhau.
Cần học trước khi kết hôn
GS-TS Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển cho rằng, bạo lực là vấn đề chung của nhiều quốc gia, Việt Nam không phải ngoại lệ. Theo GS Quý, nguyên nhân dẫn tới những xung đột, mâu thuẫn này là do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, sở thích... của các cặp đôi. Trong bất cứ một gia đình nào cũng tồn tại các mâu thuẫn nhưng trong các gia đình đa văn hóa vấn đề này càng phức tạp. Thêm vào đó, những cặp vợ chồng này phần đa có nhận thức thấp, tính gia trưởng, học thức thấp... kết hôn là do môi giới, thiếu tình yêu, sự thấu hiểu nên lại càng có cớ để bạo lực leo thang.
"Thống kê của Hội cho thấy, trong 10 năm (tính đến năm 2018), riêng khu vực ĐBSCL có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, chiếm tỷ lệ 79% tổng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài và chủ yếu vì mục đích kinh tế".
Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
"Trào lưu lấy chồng nước ngoài vội vã, không qua tìm hiểu, chỉ qua môi giới, mới xem ảnh đã vội vàng theo chồng sang nước ngoài sinh sống thì hôn nhân sẽ có nguy cơ xảy ra xung đột, mâu thuẫn. Hạnh phúc là do mình mang lại không thể trông chờ vào người khác, do vậy, trước khi kết hôn chị em cần tìm hiểu kỹ, lường trước những khó khăn để không bị sốc" - GS Quý nói. GS Quý khuyến cáo, các cô dâu đi lấy chồng cần học tiếng, học pháp luật nước sở tại, học văn hóa của nhà chồng, học các kỹ năng bảo vệ mình, có mối quan hệ... để phòng vệ cần thiết khi ở đất khách quê người.
Hiện, Trung tâm Văn hóa Việt - Hàn đang phối hợp Viện Nghiên cứu giới và phát triển mở lớp dạy về văn hóa, ngôn ngữ cho các cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc. Mặc dù chỉ kéo dài 2 tuần nhưng các lớp học đã phần nào giúp các cô dâu Việt hiểu hơn nền văn hóa, lễ nghi, lối sống và cả ngôn ngữ cơ bản trước khi sang Hàn Quốc sinh sống. Hiện, có hơn 2.000 cô dâu Việt được theo học khóa học này và hòa nhập tốt hơn với thói quen, nếp sống của nhà chồng.
Theo bà Hương, để bảo vệ và hỗ trợ phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ cũng có nhiều hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin để phụ nữ khi quyết định lấy chồng người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng được dựa trên cơ sở "5 biết" (biết văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật nước định sang lấy chồng/vợ; hiểu biết người dự định kết hôn; biết hoàn cảnh gia đình của người dự định kết hôn; biết các trường hợp điển hình thành công, thất bại của những người đã kết hôn với người nước ngoài; biết các quy định của Việt Nam về kết hôn với người nước ngoài và cơ quan giúp đỡ mình khi ra nước ngoài).
Thời gian gần đây, chính sách về nhập cư của Hàn Quốc đã yêu cầu phụ nữ khi muốn nhập cảnh phải có trình độ tiếng Hàn ở mức độ nhất định. Mặc dù vậy, khi đã sang Hàn Quốc, phụ nữ vẫn cần chủ động học hỏi, nâng cao trình độ tiếng Hàn của mình nhằm thích ứng tốt hơn với cuộc sống.
"Người chồng và gia đình Hàn cũng cần thực sự cảm thông, chia sẻ với các cô dâu Việt trong thời gian này, cùng hỗ trợ để người phụ nữ có thể hòa nhập tốt với cuộc sống tại Hàn Quốc. Chúng tôi nghĩ rằng không chỉ cô dâu Việt Nam cần biết ngôn ngữ, văn hóa nước mình đến mà ngay cả chú rể cũng rất cần biết ngôn ngữ và văn hóa quê hương của vợ, có như vậy sự giao tiếp, thấu hiểu mới thực sự bình đẳng và sâu sắc" - bà Hương nhận định.
Muốn kết hôn với chồng ngoại phải "5 biết"
"Thực tế trong quá trình nghiên cứu tôi thấy đa số phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc đều không biết tiếng Hàn, không hiểu truyền thống văn hóa; không hiểu hoàn cảnh gia đình chú rể, thậm chí cả bản thân chú rể vì vậy không có căn cứ nào để đảm bảo hạnh phúc hôn nhân. Theo tôi trước khi kết hôn với chồng ngoại quốc, các cô gái cần phải biết: Biết ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán; biết tình trạng sức khỏe của người sẽ kết hôn; biết hoàn cảnh gia đình của người sẽ kết hôn; biết pháp luật hôn nhân gia đình; biết về thực trạng những cuộc hôn nhân thành công và thất bại".
TS Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới,
gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD)
Cần hỗ trợ nhiều hơn
"Thực tế khi kết hôn các gia đình người Hàn thường mong muốn cô dâu Việt phải qua sinh sống luôn. Tuy nhiên, theo tôi, các cô dâu Việt cần phải bình tĩnh, tham gia các lớp học ngôn ngữ, văn hóa... trước khi theo chồng ra nước ngoài. Tuyệt đối không bất chấp lời hứa hão mà về nhà chồng khi không có ngôn ngữ, kiến thức, biện pháp phòng vệ. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều trung tâm văn hóa Việt - Hàn ở khắp cả nước để hỗ trợ dạy tiếng và hỗ trợ tìm hiểu văn hóa cho các cô dâu lấy chồngHàn Quốc".
Nguyễn Thị Hà (30 tuổi), lấy chồng ở Seoul (Hàn Quốc)
Theo Danviet
10 năm nông thôn mới, thu nhập của nông hộ đạt 130 triệu đồng Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cuộc sống của người dân nông thôn đã có những thay đổi đáng kể. Theo Bộ NNPTNT, quá trình triển khai chủ trương, chính sách trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn...