Năm 2018, TPHCM chạy thử 2 tuyến metro
Cùng lúc với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, tuyến metro số 2 Thủ Thiêm – Bến xe Tây Ninh sẽ được vận hành thử vào năm 2018 ở TP HCM.
Dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) số 2 Thủ Thiêm – Bến xe Tây Ninh đang bị chậm lại vì phải thay đổi ranh giải phóng mặt bằng (GPMB).
Hiện các quận đang xúc tiến công tác xác định hộ dân bị ảnh hưởng, đo đạc, kiểm điểm tài sản, khảo sát giá thị trường để chuẩn bị trình UBND TP HCM phê duyệt.
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được xây dựng (Ảnh: Tấn Thạnh)
Xây trước đoạn Bến Thành – Tham Lương
Theo Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM, quá trình thu xếp vốn cho tuyến metro số 2 rất khó khăn và phức tạp. Vì vậy, sau 6 năm kêu gọi đầu tư, khi được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đồng ý cho vay, UBND TP HCM đã yêu cầu các địa phương nhanh chóng bàn giao mặt bằng để thi công dự án.
Do không đủ vốn đầu tư nên tuyến metro số 2 được chia thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, đoạn Bến Thành – Tham Lương dài 11,322 km được xây dựng trước. Trong đó, đoạn đi ngầm dài 9,315 km, đoạn chuyển tiếp 0,232 km, đoạn đi trên cao 0,778 km và một đường nhánh dài 0,997 km dẫn vào depot Tham Lương (quận 12, diện tích 26,6 ha). Tổng vốn dành cho giai đoạn này là 1.374,5 triệu USD (tương đương 26.100 tỉ đồng) từ nguồn hợp vốn của ADB (540 triệu USD), KfW (313 triệu USD), EIB (195 triệu USD) và vốn đối ứng của TP HCM là 326,5 triệu USD.
Đoạn đi ngầm kéo dài từ nhà ga Bến Thành đến nhà ga Phạm Văn Bạch (ngã ba Trường Chinh – Phạm Văn Bạch) được thi công bằng phương pháp khoan ngầm dưới các lòng đường Phạm Hồng Thái, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh với độ sâu 16-30 m. Sau đó, tuyến đi trên cao đến trước cầu Tham Lương rồi rẽ vào depot. Depot Tham Lương được dùng chung cho tuyến metro số 2 và tuyến metro số 6 Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm. Toàn tuyến có 10 ga ngầm, gồm: Bến Thành, Tao Đàn, Dân Chủ, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng, Phạm Văn Hai, Bảy Hiền, Nguyễn Hồng Đào, Bà Quẹo, Phạm Văn Bạch và 1 ga trên cao Tân Bình. Các nhà ga dài khoảng 200 m, rộng 36-49 m.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2, 2 đầu tuyến sẽ được kéo dài ra. Theo đó, ở đầu ga Bến Thành, tuyến đi dưới lòng sông Sài Gòn sẽ qua khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Ở phía Tham Lương, tuyến sẽ được kéo dài đến Bến xe An Sương và nối lên khu đô thị Tây Bắc Củ Chi.
Xây dựng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
Tuyến metro số 2 sử dụng đoàn tàu tự hành chạy bằng điện năng được cung cấp từ lưới điện TP, tốc độ tối đa 80 km/giờ. Thời gian đầu, đoàn tàu có 3 toa xe với sức chứa hơn 800 hành khách sẽ được sử dụng, dự kiến đến năm 2025 sẽ đưa đoàn tàu 6 toa có thể chở hơn 1.600 hành khách vào vận hành. Dự kiến, tàu dừng tại mỗi ga 25-30 giây, cứ 5-10 phút có 1 chuyến (sau này có thể rút ngắn khoảng 2 phút/chuyến).
Tư vấn thiết kế dự án là liên danh Metro Team Line 2 hiện đã cơ bản hoàn thành thiết kế nền tảng toàn bộ nhà ga và phần tuyến ngầm, depot. Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM đang lập hồ sơ mời thầu các gói thầu xây dựng thuộc dự án. Dự kiến nhà thầu bắt đầu xây dựng từ năm 2014 và đưa vào vận hành thử vào năm 2018, cùng lúc với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.
Tăng 27% diện tích đất giải tỏa
Sau khi triển khai nghiên cứu thiết kế nền tảng tuyến metro số 2, tư vấn thực hiện dự án (IC) nhận thấy diện tích giải phóng mặt bằng không đủ bố trí các hạng mục công trình. Vì vậy, cần phải điều chỉnh ranh GPMB tại vị trí các nhà ga dự án.
Sau khi tính toán lại, tổng số hộ dân, tổ chức tại các quận mà dự án đi qua (gồm 1, 3, 10, 12, Tân Phú, Tân Bình) bị ảnh hưởng được xác định là 541 căn nhà. Trong đó, 296 trường hợp bị giải tỏa một phần và 245 giải tỏa trắng, tổng diện tích là 42.672 m2. Địa phương bị giải tỏa nhiều nhất là quận Tân Bình với 301 căn nhà (24.140 m2), tiếp theo lần lượt là quận 3: 104 căn, quận 10: 85 căn, quận 1: 35 căn, quận Tân Phú: 10 căn và quận 12: 6 căn.
Theo ranh GPMB trước đây, tổng diện tích bị giải tỏa là 33.600 m2 với khoảng 509 công trình kiến trúc bị ảnh hưởng. Như vậy, sau khi điều chỉnh ranh GPMB, diện tích bị ảnh hưởng tăng thêm 27% so với ban đầu. Theo Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP HCM, điều này là cần thiết vì nhà ga tập trung khoảng 3.000-4.000 người nên cần diện tích xây dựng rất lớn. Tư vấn đã tiết kiệm đất đai đến mức tối đa khi tích hợp nhiều công trình phụ trợ trong nhà ga.
8 tuyến metro cho TP HCM Theo điều chỉnh quy hoạch hệ thống metro của Thủ tướng Chính phủ, ngoài 7 tuyến metro đã được phê duyệt trước đó (với tổng chiều dài khoảng 135 km) và 3 tuyến xe điện mặt đất, TP HCM được quy hoạch thêm tuyến metro số 4B Công viên Gia Định – Lăng Cha Cả để kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất. Cũng trong lần điều chỉnh này, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên được kéo dài lên tỉnh Bình Dương và TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Theo Ánh Nguyệt
Ga metro đặt sát Hồ Gươm có gây hậu họa?
Theo PGS. TS Hà Đình Đức, đây là một sai lầm lớn, bởi ngoài khu vực hồ Gươm còn có Tứ Trấn là địa linh, các tuyến đường tàu điện ngầm xuyên qua thì khó lường hậu quả về tâm linh, môi trường cho Hà Nội.
UBND TP Hà Nội đã chấp thuận kiến nghị từ Sở Quy hoạch Kiến trúc về việc đặt địa điểm xây dựng ga metro C9 (thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng thuận với cách đặt địa điểm xây dựng như vậy vì lo ngại có thể xâm phạm đến các di tích lịch sử nơi đây.
Khu vực hồ Gươm vốn được coi trọng bởi các giá trị lịch sử, văn hóa
Đối với ga metro C9, theo quy hoạch sẽ được đặt tại vườn hoa trước đền Ngọc Sơn (gần đền Bà Kiệu). Tuy nhiên, sau đó ga metro C9 đã được Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội chuyển địa điểm sang trước khu đất của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội để giảm thiểu những tác động có thể xảy ra cho cảnh quan hồ Gươm.
PGS. TS Hà Đình Đức, người được Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường & Phát triển Bền vững, trường ĐH KHTN (Hà Nội) mời kiểm kê các di tích văn hóa - lịch sử mà tuyến tàu điện ngầm sẽ đi qua, chia sẻ: "Tôi đã từng gửi ý kiến đến Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam trước việc Hà Nội triển khai dự án tàu điện ngầm. Nếu ga C9 được xây dựng tại đây, bên cạnh việc tác động đến môi trường, tôi thấy dự án này tác động lớn đến các di tích văn hóa - lịch sử của Hà Nội. Đây là một sai lầm lớn, bởi ngoài khu vực hồ Gươm còn có Tứ Trấn (đền Quán Thánh, đền Bạch Mã, đền Voi Phục và đình Kim Liên) là khu vực địa linh của Thăng Long - Hà Nội, các tuyến đường tàu điện ngầm nếu xuyên qua các khu vực thì hậu quả về tâm linh cho Hà Nội là khó lường, không thể cân đong đo đếm được".
Tuyến đường sắt đô thị số 2 là dự án đầu tư trọng điểm của quốc gia có sử dụng vốn vay ODA của Nhật. Toàn tuyến sẽ có 10 ga, gồm 7 ga đi ngầm ngang qua phố cổ, hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, 3 ga trên cao, tổng chiều dài toàn tuyến là 11,5km. Dự án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012-2017.
Trước đây, dư luận đã có rất nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại về việc xây tòa nhà "Hàm cá mập" cạnh hồ Gươm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan. Đến nay, trước dự án xây dựng ga metro C9 nhiều người lại dấy lên lo ngại những ảnh hưởng có thể có đến khu vực này. Ví như việc cửa ga metro C9 mở trên đường sẽ có nhiều người lên xuống gây lộn xộn, vấn đề đảm bảo an ninh cho người dân xung quanh ga sẽ bị ảnh hưởng.
Theo ông Dương Đức Tuấn (PGĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội), xây dựng ga C9 (có chiều dài khoảng 150m nằm sâu khoảng 15-20m, tháp làm lạnh, ống thông hơi có diện tích khoảng 2-3m2, cao 3 - 4m), sẽ giúp giảm lượng phương tiện tham gia giao thông, người đi bộ có được làn đường thông thoáng hơn. Ngoài ra còn có thể thu hút được lượng lớn du khách tới thăm quan các di tích lịch sử nơi đây. Bên cạnh đó, nhà ga C9 sẽ không gây ảnh đến bất kỳ cảnh quan cũng như kiến trúc nào xung quanh khu vực hồ Gươm. Ga C9 sẽ có ít nhất 2 cửa lên xuống, các cửa này được đặt ở vị trí cách xa di tích lịch sử rồi từ cửa sẽ đi theo một hành lang (ngầm) dẫn thẳng xuống đường sắt, vấn đề an ninh trật tự sẽ đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất.
UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho Sở Quy hoạch Kiến trúc xây dựng dự án, đồng nghĩa với việc chấp thuận xây dựng ga metro C9 ngầm trên đường Đinh Tiên Hoàng. Theo đó, các cơ quan, công sở đã được quy hoạch sẽ phải di dời để nhường đất cho dự án (trong đó có EVN).
PGS.TS Hà Đình Đức băn khoăn về việc xây dựng ga C9: "Tôi hy vọng Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đồng thuận với đề xuất của tôi và tham mưu cho UBND Thành phố Hà Nội, rồi sau đó định hướng cho chủ đầu tư xây dựng và thực hiện dự án vừa đảm bảo cho sự Phát triển của Thủ đô vừa Bảo tồn được các Di sản Văn hóa - Lịch sử của Hà Nội, tránh được những hậu họa".
Ga metro C9 sẽ nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội
KTS Trương Anh Hai (Công ty xây dựng Samill, Hà Nội) nói: "Dự án này có tầm quan trọng rất lớn, nếu cho xây dựng ngầm đi bên dưới tôi thấy khả thi hơn, nhưng còn theo phương án cho ga C9 nổi lên thì không nên, bởi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan của đô thị, đồng thời những hộ dân sống quanh đó phải gánh chịu những tác động rất lớn.
Nếu dự án này đi ngầm xuống dưới sẽ không gây tác động lớn lắm đối với những di tích văn hóa - lịch sử đang tồn tại xung quanh, bởi nếu ga C9 nằm sâu khoảng từ 15 - 20m xuống dưới thì khoảng cách từ điểm dừng đến các di tích cũng là khá xa rồi".
Không đồng tình với việc xây dựng ga metro C9 trong khu vực quy hoạch, KTS Nguyễn Thế Anh cho rằng: "Những tác động từ ga C9 đến cảnh quan, kiến trúc xung quanh khu vực hồ Gươm sẽ không phải là nhỏ, nét cổ kính nơi đây sẽ không còn giữ được phần nguyên vẹn, đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới không gian linh thiêng nơi đây. Tại sao không lựa chọn một địa điểm khác mà lại là phố Đinh Tiên Hoàng? Cần phải cân nhắc, tính toán thật kỹ càng trước khi xây dựng ga C9, bởi ngoài những lợi ích của cộng động, đặc biệt là lợi ích trong nền kinh tế, nơi đây đang còn tồn tại những di tích lịch sử văn hóa lâu đời".
Ga metro C9 có thể coi là một trọng điểm vì sẽ kết nối một cách hoàn chỉnh, đồng bộ tuyến đường sắt số 2 với một số tuyến đường sắt quan trọng khác của Thủ đô. Theo dự kiến đến giai đoạn 2017, tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ hoàn thành. Nhưng ga metro C9 có thể sẽ tác động rất lớn đến những nét cổ kính, không gian tâm linh đang tồn tại ở nơi đây.
Theo 24h
Sẽ thêm 500 triệu USD xây tàu điện ngầm Chính phủ có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Vay cho Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm Bến Thành - Tham Lương của TP. Hồ Chí Minh. Tàu điện ngầm và nhà ga (Ảnh minh họa) Ngày 18/9, Chính phủ có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Vay cho Dự án...