Năm 2018: Thêm 3 vắc-xin mới đưa vào TCMR, vẫn sử dụng vắc-xin Quinvaxem
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 27/3, cho biết, để tiếp tục duy trì thành tựu và kết quả công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR), năm 2018, Bộ Y tế có kế hoạch đưa một số vắc-xin mới vào Chương trình TCMR, đồng thời Bộ Y tế cũng khẳng định vắc-xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong Chương trình TCMR cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vắc-xin phối hợp 5 trong 1.
Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin trong Chương trình TCMR để trẻ không mắc các bệnh nguy hiểm. Ảnh: Đ.A
Theo đó, được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc-xin sởi – Rubella. Trong tháng 3/2018, vắc-xin sởi – Rubella được đưa vào sử dụng trong Chương trình TCMR, bước đầu triển khai tại 4 tỉnh, kết quả thu được cho thấy tính an toàn tương tự như vắc-xin sởi – Rubella đã sử dụng như giai đoạn 2014 – 2016. Theo kế hoạch, từ tháng 4/2018, vắc-xin sởi – Rubella do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong TCMR.
Vắc-xin bại liệt tiêm (IPV):Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000 và bảo vệ thành quả trong hơn 17 năm qua. Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới , cùng với tiếp tục cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi uống 3 liều vắc-xin bại liệt bOPV (vắc-xin bại liệt 2 týp), Bộ Y tế sẽ đưa vắc-xin tiêm IPV cho trẻ 5 tháng tuổi vào Chương trình TCMR từ tháng 8/2018.
Vắc-xin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bach hâu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib: Trong hơn 7 năm qua, Chương trình TCMR đã sử dụng vắc-xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc-xin Quinvaxem, sô văc-xin Quinvaxem còn lại dư kiên se sư dung đên hêt thang 5/2018 trên toan quôc. Vì vậy, Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc-xin Quinvaxem bằng loại vắc-xin phối hợp 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh. Theo kế hoạch, loại vắc-xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn quốc cuối quý II/2018. Vắc-xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong Chương trình TCMR cùng với việc chuyển đổi sử dụng loại vắc-xin phối hợp 5 trong 1.
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin trong Chương trình TCMR, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cũng theo Bộ Y tế, do tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và kết quả của một số nghiên cứu, đánh giá cho thấy miễn dịch bảo vệ phòng sởi ở phụ nữ mang thai thấp, Bộ Y tế khuyến cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến các cơ sở y tế tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – Rubella để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh sởi, hội chứng Rubella bẩm sinh với đa dị tật cho con. Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu về việc tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi vào cuối năm 2018.
Nguyễn Hoàng
Theo suckhoedoisong.vn
10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018
Theo quy định, vắc-xin tả không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư "Quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc", có hiệu lực từ 1.1.2018.
Theo đó, bệnh truyền nhiễm và vắc-xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: viêm gan vi rút B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.
Bộ Y tế quy định 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018.
Các đối tượng tiêm 10 vắc-xin nêu trên được miễn phí do ngân sách nhà nước mua trong đó, có 2 vắc-xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc-xin lao tiêm 1 lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).
Theo danh mục này, vắc-xin tả không còn trong danh mục tiêm chủng bắt buộc với trẻ nhỏ.
Bộ Y tế cũng quy định rõ về lịch tiêm chủng quy định cho mỗi loại vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc với 8 bệnh: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại. 8 vắc-xin sinh phẩm này được sử dụng cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.
So với quy định cũ, danh sách này đã giảm 13 bệnh (viêm gan vi rút A, viêm gan vi rút B, lao, quai bị, thương hàn, sốt vàng, thủy đậu, Rota vi rút, uốn ván, viêm màng não do não mô cầu, viêm phổi do phế cầu;viêm màng não do vi khuẩn Hib...) không còn trong danh mục tiêm bắt buộc.
Việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc-xin thuộc danh mục quy định bắt buộc do sở y tế xem xét quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, danh mục các bệnh và vắc-xin, sinh phẩm bắt buộc với trẻ em và người có nguy cơ mắc được điều chỉnh cho phù hợp vơi mô hình bệnh tật, các yếu tố gây dịch tại Việt Nam.
"Các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng là những bệnh thuộc diện bắt buộc phải tiêm để duy trì miễn dịch cộng đồng", ông Phu nói.
Tiêm chủng bắt buộc là để tăng cường miễn dịch cho đối tượng được tiêm và đồng thời bảo vệ cho cả cộng đồng. Nếu vẫn còn những đối tượng không được tiêm chủng thì bệnh vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong cộng đồng và có thể lây cho những đối tượng chưa có miễn dịch, nhất là những đối tượng chưa đủ tuổi để tiêm chủng.
Theo Danviet
Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được vắc xin lở mồm long móng "Việc tự sản xuất vắc xin lở mồm long móng có ý nghĩa mở màn hết sức quan trọng, từ đó tiếp tục chủ động nghiên cứu các loại vắc xin gia súc gia cầm khác tiến tới chấm dứt nhập vắc xin, tiết kiệm trên 100 triệu USD/năm, làm tiền đề phát triển một nền chăn nuôi chủ động, an toàn dịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Ăn trứng để giảm cân thời điểm nào tốt nhất?

Giấc ngủ trưa ngắn có lợi cho trí não và thể chất

Mua thuốc online trị mẩn ngứa, bị nấm da toàn thân

Nhà virus học cảnh báo nguy cơ đại dịch từ mèo

Cứu sống cụ ông U80 bị suy thận, suy tim khi đang đi du lịch

5 lợi ích từ loại quả đứng ngôi 'vua xuất khẩu' của Việt Nam

Thấy chảy máu mũi kéo dài, bé trai đến viện bác sĩ gắp ra thứ 'đáng sợ'

Nguy kịch vì tự uống paracetamol quá liều

2 trẻ nhập viện vì phù bất thường, phát hiện viêm cầu thận cấp
Có thể bạn quan tâm

Cách bố trí tủ bếp hợp lý cho mọi căn bếp Việt
Sáng tạo
10:59:12 24/05/2025
Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel
Thế giới
10:57:49 24/05/2025
Mohamed Salah tự tin chơi bóng đỉnh cao đến năm 40 tuổi
Sao thể thao
10:56:35 24/05/2025
Top 5 chòm sao tài vận hanh thông, tình yêu viên mãn ngày 25/5
Trắc nghiệm
10:56:28 24/05/2025
Hình ảnh mới của Puka lộ tình trạng sức khỏe đáng lo ngại hậu sinh con đầu lòng
Sao việt
10:45:17 24/05/2025
Như Vân, Bùi Quỳnh Hoa mặc sexy trên ghế giám khảo
Phong cách sao
10:36:00 24/05/2025
Vợ mang bầu 6 tháng thì mẹ vợ xách túi đến ở cùng nhưng chỉ được một thời gian ngắn, tôi đã muốn đuổi bà về quê
Góc tâm tình
10:25:14 24/05/2025
Cách phối đồ ấn tượng với gam màu pastel mát mẻ
Thời trang
10:17:06 24/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 28: Nguyên cảnh báo sẽ xử lý Hậu nếu làm ông Nhân đau lòng
Phim việt
10:13:20 24/05/2025
Bị điều tra khởi tố và dấu chấm hết của "bản sao G-Dragon": Fan bàng hoàng, tiếc nuối cho một nghệ sĩ đa tài của Kpop
Nhạc quốc tế
10:02:27 24/05/2025