Năm 2018 sẽ có chế tài “mạnh tay” với người đi bộ
Năm 2017, những kế hoạch và chỉ đạo sát thực tiễn, dứt điểm và quyết liệt đối với đối tượng là thanh thiếu niên giúp tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí, đây cũng là mức giảm sâu nhất kể trong 5 năm qua. Sang năm 2018, Luật hình sự mới quy định chế tài xử lý phạt tù đối với người đi bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ảnh) – xung quanh vấn đề này.
TNGT giảm sâu nhất trong 5 năm
Lời đầu tiên xin chúc mừng năm mới An khang, Thịnh vượng tới ông và gia đình, hi vọng trong năm mới 2018 hoạt động giao thông luôn thông suốt và an toàn.Thưa ông, năm 2017 tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương, vậy đâu là những nguyên nhân giúp kéo giảm TNGT?
Năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ TNGT, so với năm 2016 TNGT giảm cả 3 tiêu chí là số vụ, số người chết và số người bị thương. Tính từ năm 2012 đến nay, 2017 là năm số người tử vong về TNGT giảm sâu nhất.
Trong năm qua, những kế hoạch và chỉ đạo sát với thực tiễn, dứt điểm và quyết liệt hơn với đối tượng là thanh thiếu niên. Công tác tuyên truyền đem lại hiệu quả trực tiếp đến các đối tượng là thanh thiếu niên khi tham gia giao thông.
Việc xây dựng môi trường giao thông, trong đó có bảo trì, bảo đảm điều kiện về an toàn giao thông (ATGT) là hệ thống kết cấu hạ tầng ở các lĩnh vực giao thông. Trong bảo trì đường bộ, ưu tiên sử dụng quỹ bảo trì để tổ chức giao thông và đảm bảo ATGT, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn ATGT.
Tái cơ cấu vận tải làm tốt, đẩy mạnh phát triển vận tải ven biển, đưa vận tải hàng hoá đường bộ xuống đường ven biển, giúp giảm áp lực vận tải đường bộ. Cùng đó, trong lĩnh vực hàng không đã nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thu hút hoạt động đi lại bằng đường hàng không nhiều.
Trong năm 2017, lực lượng cảnh sát giao thông đã có nhiều chuyên đề đảm bảo trật tự ATGT rất hiệu quả.
Năm 2018, phương hướng, mục tiêu đảm bảo trật tự ATGT như thế nào, thưa ông?
Ủy ban An toàn giao thông lựa chọn chủ đề Năm an toàn giao thông 2018 là “An toàn giao thông cho trẻ em” với mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên.
Năm 2018 sẽ tiếp tục mục tiêu giảm TNGT từ 5 – 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương; giảm tỷ lệ thương, vong do TNGT đối với trẻ em 10% so với năm 2017. Tiếp tục kéo giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Phạt tù với người đi bộ vi phạm ATGT
Luật hình sự mới quy định từ ngày 1/1/2018 sẽ phạt tù đối với người đi bộ vi phạm trật tự ATGT, đây có phải là giải pháp kiên quyết nhất từ trước tới nay đối với người đi bộ không, thưa ông?
Video đang HOT
Thực ra trong Bộ Luật hình sự đã có quy định từ rất lâu, theo đó tất cả các hành vi vi phạm giao thông dẫn tới hậu quả nghiêm trọng (tức là khiến 1 người chết hoặc 3 người bị thương trở lên) thì người là nguyên nhân gây TNGT sẽ bị khởi tố.
Chú thích: Luật hình sự mới đưa chế tài xử lý hình sự đối với người đi bộ vi phạm giao thông, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Luật hình sự mới đưa chế tài xử lý hình sự đối với người đi bộ vi phạm giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, hành vi rải đinh đe dọa ATGT… đều bị xử lý hình sự.
Ông có cho rằng, phạt tù đối với người đi bộ là quá nặng?
Đây là quy định mới và tôi cho rằng phù hợp. Tất cả người tham gia giao thông đều bình đẳng trước pháp luật, dù là đi bộ hay đi bằng bất cứ phương tiện gì thì nếu vi phạm giao thông đều phải chịu trách nhiệm và bị xử lý như nhau.
Một con số khá ấn tượng trong báo cáo của TPHCM cho thấy, năm 2017 thành phố này có 61 người chết do TNGT giữa các phương tiện với người đi bộ. Trong đó, có 46 vụ TNGT giữa xe máy và người đi bộ khiến 39 người chết, có 22 vụ TNGT giữa người đi bộ và ô tô khiến 23 người thiệt mạng. Theo phân tích nguyên nhân xảy ra TNGT, người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định là nguyên nhân gây ra 38 vụ TNGT, dẫn đến 34 người thiệt mạng.
Nhiều ý kiến của nhiều người cho rằng hạ tầng giao thông dành cho người đi bộ còn thiếu và còn yếu, ông nghĩ sao về điều này?
Phải khẳng định rằng, môi trường, hạ tầng giao thông dành cho người đi bộ ở các đô thị Việt Nam hiện nay quá hạn chế. Trong khi đó, điều quan trọng nhất cũng phải thừa nhận là chưa ai quan tâm tới việc hướng dẫn người đi bộ tham gia giao thông sao cho đúng. Việc hướng dẫn này hạn chế từ Ủy ban ATGT Quốc gia, các Bộ ngành, đặc biệt là các trường học…
So sánh giữa Việt Nam và thế giới thì sao thưa ông?
Trên thế giới, quy tắc là người đi bộ và phương tiện đi ngược chiều. Đơn cử ở đất nước an toàn nhất như Đức cũng không phải chỗ nào cũng có dải phân cách dành cho người đi bộ, thậm chí ở nhiều nơi không có vỉa hè, không có làn đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ và các phương tiện thường đi ngược chiều nhau, khi đó người đi bộ sẽ nhìn thấy phương tiện đang di chuyển về phía mình và chủ động điều chỉnh hoạt động đi bộ của mình khi cần thiết.
Còn tại Việt Nam, người đi bộ và phương tiện đi cùng chiều, trong trường hợp phương tiện muốn báo hiệu cho người đi bộ thì chỉ có 1 hình thức duy nhất là bấm còi. Lúc đó, do không chủ động nên có thể người đi bộ sẽ bị giật mình, hoặc có thể người đi bộ đổi hướng di chuyển nguy hiểm hơn…
Về nguyên tắc, tại những nơi không có dải phân cách dành cho người đi bộ thì người đi bộ cần có trách nhiệm quan sát và chỉ qua đường khi thấy đảm bảo an toàn.
Xin cảm ơn ông!
Châu Như Quỳnh (thực hiện)
Theo Dantri
"Thổ công" vỉa hè đã bị... đánh tráo!
"Về pháp luật, "thổ công" vỉa hè chính là toàn dân vì đó là đất công. Tuy nhiên, thực tế khi vỉa hè bị lấn chiếm, vai trò "thổ công" bị đánh tráo, toàn dân không phải thổ công nữa mà là "ông khác"..., Tiến sĩ Lương Hoài Nam đặt vấn đề trong buổi tọa đàm "Vỉa hè - chống ùn tắc và trách nhiệm công dân".
Ai được sử dụng vỉa hè?
Tại buổi tọa đàm "Vỉa hè - chống ùn tắc và trách nhiệm công dân" diễn ra tại báo Giao thông sáng 24/3, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội cho rằng, vỉa hè thực ra là câu chuyện chúng ta đã làm rất nhiều năm nay và việc lập lại trật tự vỉa hè mà chúng ta thực hiện đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Nói về điều kiện và quyền được sử dụng vỉa hè của người có nhà mặt đường, ông Vũ Văn Viện - cho biết: "Có người kinh doanh, có người mưu sinh nhờ vỉa hè, vậy nên chúng ta ứng xử phải tuỳ trường hợp cụ thể và không làm máy móc. Chính quyền nào quán triệt được tinh thần làm việc do dân, của dân và vì dân thì các cách làm và biện pháp duy trì của chúng ta đều thực hiện đúng quy định của pháp luật và hợp với lòng dân, đảm bảo kết quả bền vững." - ông Viện nhấn mạnh.
Trả lời về việc tại sao Hà Nội kẻ vạch sơn trắng trên vỉa hè, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội giải thích: Hiện nay chúng ta đang quan tâm đến giao thông động nhiều hơn nhưng cần đảm bảo giao thông tĩnh. Vậy giao thông tĩnh ở đâu? Vỉa hè vừa là giao thông động nhưng cũng vừa là giao thông tĩnh. Hà Nội có quyết định số 15 quy định sử dụng hè phố theo Luật Giao thông đường bộ. Chúng ta vẫn phải sử dụng một phần lòng đường vỉa hè cho mục đích giao thông tĩnh. Điểm nào được cấp phép, có thể kinh doanh, đỗ xe và thu phí theo quy định, còn những tuyến đường không tổ chức kinh doanh thì để dân tự sắp xếp phương tiện giao thông.
Buổi tọa đàm với chủ đề "Vỉa hè - chống ùn tắc và trách nhiệm công dân" sáng 24/3
TPHCM được xem là "hiện tượng" mạnh mẽ nhất cả nước trong "cuộc chiến" giành lại vỉa hè. Nói về vấn đề này, ông Ngô Hải Đường - Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông vận tải TPHCM nói, việc kẻ vạch trắng trên vỉa hè, từ vạch trắng ấy đến trước cửa nhà dân là của ai? Nếu là của chủ nhà thì thu phí chủ nhà nếu họ phát sinh kinh doanh, còn nếu họ chỉ để xe thì thu phí là không phù hợp.
Theo Luật Giao thông đường bộ, TPHCM đã ban hành Quyết định 74/2008 quy định cụ thể việc triển khai sử dụng lòng đường. Quy định này đã đưa ra 6 trường hợp được phép sử dụng vỉa hè. Cụ thể: Sử dụng vỉa hè cho hoạt động tổ chức tiệc cưới, tang lễ; hoạt động trông giữ xe công cộng có thu phí; phục vụ thi công xây dựng để sửa chữa các công trình; buôn bán hàng hoá; hoạt động xã hội; để xe tự quản trước nhà... Tuỳ từng trường hợp sẽ có những quy định cụ thể. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất của vỉa hè, ưu tiên nhất là dành cho người đi bộ.
"Thổ công" bị đánh tráo (!?)
Nói về "cuộc chiến" giành lại vẻ hè động chạm đến sinh hoạt người dân, thậm chí là sinh kế của họ, Tiến sỹ Lương Hoài Nam - chuyên gia độc lập, cho rằng, bản chất lấn chiếm vỉa hè là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra tại sao khi đã quy định rõ trong luật mà vẫn khó khăn trong thực hiện như thế? Nguyên nhân cơ bản là do đây là hành vi chiếm dụng của công thành của tư. Như cha ông ta thường nói: "Đất có thổ công, sông có hà bá".
Ông Lương Hoài Nam cho rằng "thổ công" của vỉa hè đang bị đánh tráo
"Về pháp luật, "thổ công" ở đây chính là toàn dân vì đó là đất công. Tuy nhiên, thực tế khi vỉa hè bị lấn chiếm, vai trò "thổ công" bị đánh tráo, toàn dân không phải thổ công nữa mà là "ông khác". Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Bí thư TPHCM cũng đã lên tiếng về thực trạng có lực lượng bảo kê cho hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Cuộc chiến lập lại trật tự, kỷ cương đang diễn ra vô cùng khó khăn. Lý do chính bởi lợi ích từ việc lấn chiếm này rất lớn" - ông Nam nhấn mạnh.
Ông Nam cho rằng, giá trị đất mặt phố từ hàng chục triệu, hàng trăm triệu, thậm chí có nơi lên tới hàng tỷ đồng/m2. Với giá trị khủng như vậy, khi cơ quan quản lý buông lỏng, sẽ có ai đó sẵn sàng lấn chiếm, và có lực lượng bảo kê. Mặt khác, cần phải nói pháp luật cũng có sự cực đoan nhất định, cái chính là phải gỡ yếu tố cực đoan này.
"Từ người quản lý tới người dân đều nói, vỉa hè là phần dành cho người đi bộ. Không đúng, ngoài đi bộ, vỉa hè còn có nhiều công năng khác. Ở nhiều nơi, trên vỉa hè còn có hoạt động thương mại dịch vụ, mô hình nhà hàng cà phê, sạp báo, quầy bán rau quả... Những công năng này nên được pháp luật quy định. Hiện nay, điều 35 Luật Giao thông đường bộ chỉ quy định công năng vỉa hè dành cho người đi bộ. Chính vì thế, không ai có quyền quy hoạch vỉa hè, không ai có quyền ban hành quy định cho thuê sử dụng vỉa hè.
Ông Nam đề xuất, cần thiết thì sửa đổi Luật, cho phép người dân thuê vỉa hè (mức tiền thế nào thì địa phương quyết định, với các hộ chính sách, hộ nghèo, có thể là 0 đồng, 10 đồng hay bao nhiêu đó). Nhưng người dân chỉ trả một lần và không phải mất phí cho bất kỳ ai khác. Và họ có trách nhiệm quản lý phần vỉa hè theo quy định.
Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng
Về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - phản biện, việc sử dụng vỉa hè cho mục đích phi giao thông đã được giao cho UBND các tỉnh, thành phố. Luật không có câu nào nói vỉa hè chỉ để đi bộ cả, chỉ có điều chức năng căn bản của nó là đi bộ phải được đáp ứng đầu tiên. Việc này được giao cho chính quyền địa phương tổ chức cho phù hợp.
"Nếu như chúng ta thực sự quan tâm đến việc đi bộ sao cho phù hợp, tôi cho rằng nên để xe phía ngoài hơn là để xe từ mép tường ra, vì để xe từ mép tường ra, người đi bộ suốt ngày húc vào gốc cây. Khi nào xác định để xe ở ngoài, đi bộ ở trong một cách mạch lạc thì việc đập tam cấp của nhà dân mới có lý" - ông Hùng cho biết thêm.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Người dân nên gửi tin nhắn "tố" xe khách vi phạm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng đề nghị người dân nên nhắn chính xác tình hình xe vi phạm dịp Tết Nguyên đán 2018 đến số đường dây nóng để chuyển lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương xử lý. Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa công bố số điện...