Năm 2017: Nga hồi sinh, Mỹ-Trung chìm trong căng thẳng?
Năm 2017, sự hiện diện của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump ở Washington và mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng cao của Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là sẽ tác động mạnh mẽ đến chính trường thế giới. Khả năng Nga vươn mình trỗi dậy trong khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang dữ dội được các chuyên gia phân tích dự đoán sẽ xảy ra vào năm tới.
Năm 2017 được cho sẽ vẫn đầy biến động và hỗn loạn với khả năng Nga vươn mình trỗi dậy trong khi căng thẳng Mỹ-Trung leo thang dữ dội
Theo CSMonitor, thế giới đã trải qua một năm đầy biến động với cuộc khủng hoảng di dân, một loạt các vụ khủng bố đẫm máu, sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc, nhưng trên hết có lẽ vẫn là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với chiến thắng ngoạn mục thuộc về ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Dự đoán về tình hính thế giới năm 2017, chuyên gia phân tích chính trị Peter Ford của CSMonitor cho rằng, năm tới có thể vẫn đầy biến động và hỗn loạn, đặc biệt là khi ông Trump chính thức nhậm chức, trở thành chủ nhân Nhà Trắng vào tháng 1. Dưới đây là 3 điểm nhấn lớn trong năm 2017 theo CSMonitor.
Quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn khẳng định rằng quan hệ Trung-Mỹ “là quan trọng nhất trong các vấn đề thế giới”. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng rất để tâm đến Trung Quốc khi ông nhắc đến “con rồng châu Á” nhiều hơn bất cứ nước nào kể từ khi bắt đầu tranh cử cho tới khi thắng cử.
Theo đó, dưới thời Trump, quan hệ Mỹ – Trung “sẽ không diễn ra như bình thường”, ông Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump
Quan hệ Mỹ – Trung sẽ diễn ra theo cách như thế nào dù chưa thể chắc chắn. Tuy nhiên, với những thông điệp Twitter về Trung Quốc mà Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đăng lên mạng cùng những tuyên bố công khai khác của ông, nhiều người cho rằng, vị tỷ phú New York có thể sẵn sàng thay đổi chính sách với Bắc Kinh.
Ông Trump nhiều lần chỉ trích Trung Quốc đang “ăn hiếp” Mỹ trong lĩnh vực thương mại đồng thời hứa hẹn sẽ giúp người Mỹ giành lại sự công bằng.
Video đang HOT
Ông cũng từng ám chỉ sẽ có quan điểm mới về chính sách “Một Trung Quốc”, trong đó Washington thừa nhận tuyên bố Đài Loan thuộc về Trung Quốc của Bắc Kinh.
Theo đó, bất cứ động thái nào của chính quyền Trump để thay đổi chính sách với Trung Quốc cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến “một cuộc đối đầu nguy hiểm” với Bắc Kinh, ông Glaser cho hay.
Ngoài ra, Trung – Mỹ leo thang căng thẳng còn có thể bắt nguồn từ một điểm nóng khác, đó là Biển Đông, theo bà Glaser. Bắc Kinh vẫn giữ nguyên tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông bất chấp phán quyết của Tòa án Thường trực Quốc tế năm ngoái cũng như sự phản đối của Mỹ.
Với những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, nước này có thể kích động phản ứng mạnh mẽ hơn từ chính quyền Trump. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, ông Donald Trump sẽ ít nhẫn nhịn và khoan dung hơn chính quyền Obama với những động thái mạo hiểm của Trung Quốc.
“Chính quyền Mỹ tiếp theo sẽ không ngại đối đầu gay gắt với Trung Quốc. Tôi không chắc họ đánh giá cao sự nhạy cảm và sức mạnh của Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh có thể làm mọi thứ để gây khó dễ cho Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, một cuộc đụng độ quân sự có thể bùng nổ”, ông David Shambaugh, giảng dạy chính trị Trung Quốc tại ĐH George Washington nhấn mạnh.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga
Theo CS Moniter, một điều quan trong trong thời điểm thế giới sắp bước sang năm 2017 là không thể bỏ qua Tổng thống Vladimir Putin của Nga.
Ông chủ Điện Kremlin đang ra sức khôi phục vị thế của nước Nga trên chính trường quốc tế sau hơn 2 thập kỷ suy giảm ảnh hưởng kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Tổng thống Nga Putin.
Chatham House, nhà phân tích chính trị ở London nhận định, tham vọng của Nga rất mãnh liệt và họ đẩy mạnh hoạt động sẽ trên khắp các mặt trận ngoại giao, quân sự, không gian mạng…
Syria là minh chứng rõ ràng nhất cho tham vọng của Nga. Vài tuần trước Giáng sinh, ông Putin đã tổ chức cuộc đàm phán 3 bên giữa Nga – Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về việc chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài đã hơn 5 năm ở Syria. Ông chủ Điện Kremlin dự kiến cũng đứng ra chủ trì cuộc đàm phán giữa chính phủ Syria và các phe đối lập.
Điện Kremlin cũng công khai ý định ngăn chặn Mỹ và Phương Tây mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Trong một tài liệu về chính sách đối ngoại được công bố trong tháng này, Moscow tuyên bố sẽ “ngăn chặn mọi can thiệp quân sự cũng như các hình thức can thiệp bên ngoài khác” dùng các lý do nhân đạo để biện minh.
Mặc dù nền kinh tế Nga vẫn còn yếu và phụ thuộc vào dầu mỏ nhưng Nga sở hữu sức mạnh quân sự đáng gớm và Tổng thống Putin được cho là sẵn sàng sử dụng công cụ này sau khi Moscow can thiệp vào Ukraine, Syria, sáp nhập bán đảo Crimea.
Mặc dù Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump phát ra nhiều tín hiệu cho thấy ông sẽ mềm mỏng với Moscow hơn Tổng thống Obama, song Nga và phương Tây vẫn sẽ chia rẽ về một số vấn đề cơ bản như kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ trên toàn cầu của Washington. Moscow xem kế hoạch này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga. Và nếu Mỹ tiếp tục kế hoạch, Nga tuyên bố “có quyền đáp trả thích đáng”.
Theo Danviet
Vũ khí tấn công siêu thanh vũ khí răn đe chiến lược mới của Nga
Trong cuộc họp với Bộ Quốc phòng tại Điện Kremlin mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định tiến độ hiện đại hóa các quân binh chủng của Quân đội Nga đang diễn ra đúng kế hoạch và tiềm lực quốc phòng của Nga hiện đảm bảo cho Nga có thể chiến thắng bất kỳ đối thủ tiềm năng nào.
Điều đó có được là nhờ những tiến bộ mang tính cách mạng của Nga trong lĩnh vực phương tiện tiến công siêu thanh mới.
Có thể thấy rõ, hàng loạt chương trình phát triển vũ khí siêu thanh mới của Nga đã đạt tới gần cấp độ trang bị đại trà, trong khi không có đối thủ tương đương trên thế giới. Hồi tháng 3-2016, Nga thử thành công tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon để trang bị trên các chiến hạm và tàu ngầm tương lai. Tới tháng 10 cùng năm, Nga thử thành công thiết bị lượn siêu thanh "Sản phẩm 4202" để lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Sarmat.
Thiết bị lượn siêu thanh mới được đánh giá có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện có và sắp xuất hiện trên thế giới trong tương lai gần...
Định nghĩa về dòng vũ khí chiến lược mới
Một vật thể để được coi là bay ở tốc độ siêu thanh (hypersonic) khi có thể chạm mốc hoặc vượt qua tốc độ 4.500km/giờ. Để làm được điều này cần sự kết hợp của một loạt các yếu tố phức tạp từ hình dáng khí động, vật liệu chế tạo, động cơ phản lực được thiết kế đặc biệt...
Nga với những lợi thế của mình trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh kế thừa từ thời Liên Xô đã có những bước tiến nhảy vọt. Thiết bị bay siêu thanh mới cần thiết phải được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (Ramjet) để cung cấp đủ lực đẩy cần thiết. Sức mạnh này càng được nhân lên với nhiên liệu tên lửa đặc chủng Detsilin-M do các nhà khoa học Nga phát kiến.
Ảnh minh họa.
Một điểm mấu chốt khác là người Nga đã giải quyết được vấn đề khi vật thể bay ở tốc độ siêu thanh, nó sẽ tạo ra "kén plasma" đốt cháy mọi cảm biến và hệ thống điều khiển trên đạn. Thông tin về vấn đề này hiện vẫn được giữ bí mật, nhưng rõ ràng tên lửa siêu thanh mới của Nga vẫn có khả năng tự dẫn như các dòng đạn tên lửa bình thường khác.
Điểm tiếp đến của vũ khí siêu thanh là khả năng bay với vận tốc cực cao. Trong quá trình bay, có những giai đoạn tốc độ có thể đạt Mach 15 (7km/giây). Khả năng cơ động quỹ đạo ở ngoài khí quyển (độ cao trên 100km) trước khi tiếp cận tầng khí quyển đậm đặc gần mặt đất đã biến vũ khí siêu thanh trở thành mục tiêu không thể ngăn chặn. Điều này sẽ giúp duy trì ưu thế của Nga trong ít nhất vài thập niên tới.
Giới chuyên gia đánh giá, nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, từ năm 2017, Nga sẽ sở hữu ICBM Sarmat và đầu đạn tấn công siêu thanh mới có khả năng tấn công hạt nhân hoặc phi hạt nhân chính xác mọi nơi trên Trái đất. Đây là yếu tố mang tính răn đe mạnh mẽ và cũng dễ hiểu khi Tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump tuyên bố sẽ nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ.
Sức mạnh răn đe
Đã từ lâu, giới chức quân sự Mỹ chú ý tới các dự án phát triển phương tiện vũ khí siêu thanh mới của Nga. Tạp chí Washington Free Beacon trong số phát hành mới đây khẳng định, Không quân Mỹ đã có hẳn một dự án bí mật chuyên nghiên cứu và thu thập thông tin liên quan tới các chương trình vũ khí siêu thanh mới đang thực hiện tại Nga.
Trong khi đó, ở góc nhìn khác, nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten nhận định, vũ khí siêu thanh sẽ là ưu thế của Nga kể từ năm 2020: "Đầu đạn hạt nhân có khả năng cơ động siêu thanh sẽ là dạng vũ khí mới không thể ngăn chặn, kể cả hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Mỹ đang sở hữu...."
Còn tạp chí Mỹ The National Interest nhận định, Sarmat với đầu đạn siêu thanh mới có khả năng tấn công Mỹ từ bất kỳ hướng nào, chứ không phải đường bay đạn đạo ngắn nhất. Với tốc độ cơ động tới 7.000km/giờ, nó có thể tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trong lãnh thổ nước Mỹ.
Theo đó, đạn tên lửa Sarmat nặng 100 tấn, có thể chở theo 10 tấn đầu đạn. Điều này có nghĩa mỗi tên lửa Sarmat sẽ chở theo đầu đạn đơn với tổng sức công phá tới 50 Megaton (triệu tấn thuốc nổ TNT) hoặc 10-14 đầu đạn cơ động siêu thanh để tấn công mục tiêu.
"Nếu "người tiền nhiệm" ICBM Satan đã mang lại sự sợ hãi, thì Sarmat sẽ là sự khủng hoảng", The National Interest đăng tải. Vũ khí siêu thanh mới đang được sử dụng như một phương tiện răn đe mới.
Cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh giữa các cường quốc sẽ còn tiếp tục, đó là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự danh tiếng. Cục diện chiến tranh trong thế kỷ 21 sẽ được quyết định bằng vũ khí tấn công siêu thanh. Điều này cũng giúp chúng ta hiểu ra việc tại sao vào đầu những năm 2000, Lầu Năm góc thay đổi chiến lược phát triển vũ khí với khái niệm tấn công nhanh trên toàn cầu bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình siêu thanh.
Cuộc chiến hiện chưa tới hồi kết, nhưng người Nga đang dẫn đầu.
Theo Tuấn Sơn
Quân đội nhân dân
Putin: Nga mạnh hơn tất cả những kẻ xâm lược tiềm năng Mặc dù vẫn chưa hẳn vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhưng Tổng thống Putin vẫn lạc quan vào sức mạnh quân đội khi tuyên bố Nga giờ đây đã mạnh hơn bất kỳ kẻ thù nào. Ria Novosti đưa tin, phát biểu trong một phiên họp mở rộng của Hội đồng Quốc Phòng, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố...