Năm 2017 – Các “ông lớn” tự dựng rào quanh mình?
Năm 2016 khép lại với những tư tưởng cũ bị thách thức và loại bỏ. Thế giới biến đổi không ngừng và con người trở nên quen với sự bất ngờ của cái mới.
Đó là kết luận của nhà báo BBC Gavin Hewitt trong bài viết vừa được hãng tin này đăng tải.
Photo Disk/Eyewire
Nhà báo Hewitt chỉ ra, kể từ Thế chiến 2 đã có một sự đồng thuận rằng thương mại không chỉ là về kinh tế. Nó là công cụ cho hòa bình. Giảm bớt các hàng rào thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng. Sự đồng thuận đó giờ đang rạn nứt.
Thương mại toàn cầu có thể thúc đẩy kinh tế, nhưng nó tước đi nhiều lớp sản xuất. Một trong những kẻ chiến thắng từ một năm biến động chính trị là chủ nghĩa bảo hộ. Các quốc gia ký kết các thỏa thuận thương mại tự do đa phương phải đối mặt với nhiều thách thức.
Donald Trump đã tỏ tín hiệu Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và xu hướng sẽ là các thỏa thuận song phương. Nhiều quốc gia, đặc biệt là Pháp, lên tiếng kêu gọi xây dựng một đất nước mạnh mẽ để phòng vệ trước các lợi ích bên ngoài, từ toàn cầu hóa.
Chủ nghĩa dân tộc đã trở lại
Donald Trump đưa ra một khẩu ngữ biệt lập cũ: Nước Mỹ trước tiên. Trong các thỏa thuận thương mại, trong các mối quan hệ quốc tế, yếu tố quyết định không còn là đảm bảo trật tự quốc tế nữa, mà là phục vụ các lợi ích của Mỹ.
Ở Anh, các nhà vận động rời EU đưa ra cho cử tri cơ hội “giành lại quyền kiểm soát đất nước”. Đó cũng có nghĩa là nước Anh trước tiên. Ở Pháp, chính trị gia trung hữu Francois Fillon – người nhiều khả năng sẽ trở thành ông chủ Điện Elysee – tuyên bố “chính sách đối ngoại của Pháp phải phục vụ các lợi ích của Pháp”.
Nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers cũng từng nói về một “chủ nghĩa dân tộc có trách nhiệm”. “Nó bắt nguồn từ ý tưởng, rằng trách nhiệm cơ bản của bất kỳ một chính phủ nào đều là đem lại phúc lợi cho người dân, chứ không phải một khái niệm trật tự quốc tế”, ông Summers nói.
Video đang HOT
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới hiện nay có chung sự không thiện cảm dành cho các tổ chức toàn cầu. Trump lên án NATO là “lỗi thời”. Putin bỏ qua các hiệp ước ràng buộc ông. Do vậy, các cấu trúc hậu chiến tranh quốc tế đang dần suy yếu.
Chủ nghĩa biệt lập đang trở lại
Cả ở Mỹ và ở châu Âu, có rất ít mong muốn về các chiến dịch quân sự quốc tế chung. Tại Syria, chỉ người Nga và quy mô nhỏ hơn là người Thổ đang góp phần định đoạt tình hình thực địa.
Mặc dù Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì cấm vận chống lại Nga vì xung đột ở Ukraina, nhưng các nhà lãnh đạo mới của châu lục này hiện nay đang tìm cách cài đặt lại quan hệ của họ với Moscow.
Và, không phải các giá trị cơ bản ràng buộc châu Âu với Bắc Mỹ đã bị loại bỏ, mà là nền dân chủ tự do phương Tây dường như đang ở thế thủ và bất trắc.
Mới đây, cựu Bộ trưởng Mỹ Henry Kissinger bình luận rằng “lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến II, quan hệ tương lai của Mỹ với thế giới không được sắp đặt đầy đủ”.
Trên toàn châu Âu và ở khắp Bắc Mỹ, tranh cãi về sự hòa hợp ngày càng gay gắt. Có một sự dịch chuyển theo hướng khuyến khích sự đồng hóa, làm cho người nhập cư mới chấp nhận các giá trị tự do đang tồn tại.
Ở Đức, sự cảm thông đối với willkommenskultur – tức văn hóa đón nhận người nhập cư – ngày càng thu hẹp. Sẽ không còn những dòng người tị nạn hướng tới nước này như hồi năm 2015 nữa.
Ở Mỹ, điểm trung tâm trong chiến dịch tranh cử của Trump là cam kết sẽ trục xuất những người nhập cư không giấy tờ, trong đó có lời thề “xây một bức tường lớn ở biên giới phía nam đất nước”. Tương lai, cuộc chiến tư duy của cử tri sẽ diễn ra trong một thời kỳ chính trị “hậu sự thật”, của tin tức giả mạo đi kèm với những giả thuyết âm mưu.
Ở cả Anh và Mỹ, truyền thông đã phải chật vật chống lại tin vịt. Các chuyên gia thì bị thải hồi. Tại Mỹ, một số nhân vật gần gũi với chiến dịch Trump đã cố gắng tái xác định sự thật. Đó không phải là việc trích dẫn thực tế để theo đuổi sự thật, mà bởi có quá nhiều người tin vào điều gì đó, và làm cho nó trở thành đúng.
Nhà báo Gavin Hewitt kết luận, truyền thông sẽ là trung tâm của trận chiến tư tưởng đó.
Và theo ông, năm 2007 sẽ tiếp tục chứng kiến trận chiến giữa hai tư tưởng cạnh tranh nhau. Một bên là những người quyết tâm bảo vệ đất nước và có thiên hướng dựng lên những bức tường chắn chống lại thế giới nguy hiểm và bất ổn. Một bên là những người tin vào chủ nghĩa quốc tế tự do, vào tính cởi mở, thương mại tự do và các thể chế quốc tế.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Những thách thức khiến Tập Cận Bình đau đầu năm 2017
2017 được dự báo là năm khó khăn và bất ổn đối với Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình và lý do lớn nhất không phải bởi sự khó đoán của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.
Giới phân tích nhận định, có rất nhiều thách thức mà Chủ tịch Tập Cận Bình phải đối mặt năm 2017.
Quan hệ đôi bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng, mong manh hơn sau khi Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump phá vỡ quy tắc nhiều thập niên của Mỹ để đàm thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen và sau đó, tỏ ra nghi ngờ về chính sách "một Trung Quốc" - vốn là nền tảng để Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ vào năm 1979.
Tuy nhiên, những thách thức lớn nhất mà con rồng châu Á sẽ phải đối mặt trong năm tới lại xuất phát từ vấn đề nội bộ, The Strait Times dẫn lời các nhà phân tích cho hay.
Đầu tiên và trươc nhất là sự chuyển đổi lãnh đạo ở Bắc Kinh, dự kiến sẽ diễn ra vào năm tới, rất có thể vào tháng 11 khi Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra.
Giáo sư Huang Jing của Trường Chính sách Công Ly Quang Diệu nhận định rằng, hiện quá trình tranh giành các vị trí cốt cán đã bắt đầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ lựa chọn và muốn ấn định người kế nhiệm ông tại Đại hội này khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2022, nhằm để bảo vệ các di sản của ông trong suốt 2 nhiệm kỳ. Nói cách khác, ông Tập chắc chắn sẽ muốn người kế nhiệm mình tiếp tục duy trì những cải tổ và các chính sách mà ông đã bắt tay thực hiện, Giáo sư Wang Gungwu, Chủ tịch Viện Đông Á tại Singapore chia sẻ.
Trong suốt thời gian đương nhiệm, ông Tập đã ra sức củng cố quyền lực để trở thành lãnh đạo nòng cốt của đảng, giúp ông có đủ thẩm quyền để lựa chọn người kế nhiệm mà ông đã nhắm được. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo chắc chắn ông sẽ thành công.
Có một điều chắc chắn ông Tập sẽ tiếp tục duy trì trong năm mới là chiến dịch chống tham nhũng mà ông đã khởi động kể từ khi lên cầm quyền nhằm mục đích làm trong sạch Đảng Cộng sản Trung Quốc và cải cách nền kinh tế.
Sự kiện xác nhận ông Tập sẽ tiếp tục chống tham nhũng là vào Hội nghị lần thứ 6 của Đảng tháng 10 năm nay, ông đã thay đổi 2 quy tắc và tuyên bố rằng, động thái này là nhằm để củng cố các quy định của pháp luật, tăng cường kỷ luật đảng và loại bỏ hành vi sai trái trong đội ngũ cán bộ, chẳng hạn như "tôn thờ tiền bạc, ham khoái lạc và lãng phí".
Một thách thức khác cho ông Tập là tiếp tục cải tổ cơ cấu nền kinh tế tại thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm và tình hình toàn cầu biến động. Giáo sư Huang cho biết, sau khi dọn sạch các công ty nhà nước cũng như các chính quyền địa phương, ông Tập đã bắt đầu cải tổ cốt lõi của hoạt động kinh tế, đặc biệt là ngành tài chính, nơi tình trạng tham nhũng cũng rất phức tạp. Theo Giáo sư Huang, đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ngược lại với những thách thức trong nước, theo các nhà phân tích ông Tập sẽ có thời kỳ dễ chịu hơn trong các quan hệ đối ngoại. Khác với Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump đã làm xói mòn chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ khi từ chối Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.
Đây được xem là một cơ hội cho Trung Quốc và ông Tập đã nắm bắt rất nhanh thời cơ này. Tại hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Peru mới đây, ông nhấn mạnh cam kết ủng hộ Khu vực Mậu dịch Tự do châu Á-Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, vốn có quy mô nhỏ hơn, không bao gồm Mỹ.
Tuy nhiên, mọi thứ không mang màu hồng. Ông Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế cao hơn đối với hang hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ và bày tỏ sự hoài nghi về chính sách "Một Trung Quốc".
Chưa hết, các láng giềng của Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng bất ổn hơn. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khó lường và không từ bỏ tham vọng hạt nhân; Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị Quốc hội luận tội còn Nhật Bản đang ra sức đẩy mạnh vai trò của quân đội nước này.
Theo Giáo sư Wang, để giải quyết những thách thức bên ngoài, Trung Quốc cần dẹp hết những rắc rối từ bên trong nội bộ của nước này.
Theo Danviet
Nước Nga năm 2017: Chờ đợi gì ở Tổng thống Putin? 2017 là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ 6 năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây cũng là năm bản lề đánh dấu cho một cuộc chuyển giao chính trị. Mềm dẻo và cân bằng hơn Mặc dù một số người vẫn tỏ ý hoài nghi về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 vào...