Năm 2017: Biển Đông yên ả nhưng tiềm ẩn nhiều sóng ngầm
Sau 2 ngày làm việc, hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông đã chính thức bế mạc. Về tình hình Biển Đông, các học giả cơ bản chia sẻ quan điểm cho rằng năm 2017 tình hình Biển Đông yên ả trên bề mặt, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ sóng ngầm phức tạp.
Luật pháp quốc tế cần được tôn trọng
Chiều 28/11, sau hai ngày làm việc với 30 tham luận chính và gần 300 câu hỏi thảo luận, Hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã kết thúc.
Qua 7 phiên làm việc, các đại biểu đã thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, những diễn biến mới và tác động tới trật tự thượng tôn pháp luật trên Biển Đông. Các đại biểu cũng dành thời gian đánh giá về tương quan lực lượng hải quân, dân quân, các hoạt động trên biển từ góc độ pháp lý và chính trị, từ đó đưa ra một số sáng kiến vì sự phát triển bền vững trong khu vực.
Các học giả nhất trí cao về tình hình biển Đông hiện tại và đề xuất nhiều giải pháp để phát triển hợp tác trong khu vực
Các học giả nhận định: khác biệt trong lập trường và nhận thức của các nước về lịch sử, các diễn biến trên thực địa cùng việc luật pháp quốc tế không được tuân thủ triệt để là nguyên nhân khiến tranh chấp trên Biển Đông có thể trở nên căng thẳng hơn.
Video đang HOT
Ngoài các tranh chấp truyền thống, tình hình Biển Đông còn phức tạp hơn do sự xuất hiện của những thách thức phi truyền thống như tình trạng biến đổi khí hậu, khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, cướp biển, khủng bố và tội phạm trên biển.
Trước tình hình đó, luật pháp đóng vai trò quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định tại Biển Đông. Hiện nay, luật pháp quốc tế có thể chưa hoàn thiện hoặc bị diễn giải theo nhiều cách khác nhau tùy lợi ích của từng nước, song đó vẫn là nền tảng quan trọng để duy trì trật tự thế giới vì thịnh vượng chung.
Các học giả cho rằng các nước thay vì tìm cách khai thác các lỗ hổng của luật pháp quốc tế cần tập trung xây dựng, hoàn thiện và thống nhất cách diễn giải để thúc đẩy hòa bình và hợp tác trên biển; tránh “tiêu chuẩn kép” trong diễn giải và thực thi luật pháp quốc tế. Các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, hay Úc và ASEAN cần thể hiện vai trò mạnh mẽ hơn trong khu vực.
Biến thách thức thành cơ hội
Điều chỉnh các hoạt động trên biển theo hướng biến những thách thức nảy sinh từ các hoạt động trên biển thành các cơ hội để các quốc gia tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển bền vững là chủ đề nhận được nhiều đồng thuận của các học giả trong hội thảo.
Theo đó, các quốc gia có thể thiết lập cơ chế hợp tác với lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, cướp biển, huấn luyện, đào tạo năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển.
Trong lĩnh vực nghề cá, các quốc gia cần thúc đẩy xây dựng lòng tin và hợp tác trong việc cùng xác định mùa không đánh bắt cá, thảo luận cấm các hình thức đánh bắt cá bất hợp pháp, thiết lập khu vực biển được bảo vệ và trách nhiệm của quốc gia về quản lý với các tàu cá nước mình.
Trong lĩnh vực an toàn hàng hải và phòng chống đụng độ trên biển, hợp tác trong việc thực thi nghĩa vụ của quốc gia mà tàu mang cờ, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên biển, cũng như thực thi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các Công ước về An toàn hàng hải của IMO đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các vụ đụng độ trên biển.
Đặc biệt, sáng kiến thành lập khu vực hợp tác ở phía Bắc Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines để thúc đẩy hợp tác về nghề cá, bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải…
Phát biểu bế mạc, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng – Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhận định: “Vấn đề Biển Đông còn nhiều diễn biến khó lường, vì vậy cần ý chí chính trị chung, lòng tin, cơ chế hiện hành dựa trên luật pháp quốc tế và một cách tiếp cận dung hoà, sáng tạo để vượt qua những thách thức, khó khăn và thúc đẩy hợp tác, hoà bình và ổn định của khu vực”.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 di chuyển "thần tốc" vào Biển Đông
Áp thấp nhiệt đới gió giật cấp 9 di chuyển với vận tốc 25-30km/h đã vào Biển Đông và hướng đến khu vực Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay (17/11), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua đảo Pa-la-oan (Philippines) đi vào khu vực phía Nam biển Đông.
Hồi 16 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên vùng bờ biển phía Tây đảo Pa-la-oan, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 460km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 16 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở trên khu vực phía tây quần đảo Trường Sa, cách đảo Phú Quý khoảng 370km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi vào khu vực Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Đến 16 giờ ngày 19/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 8-9.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, sau mạnh lên thành bão, vùng biển phía Nam khu vực giữa biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 11. Biển động mạnh.
Theo Danviet
Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão, hướng vào Nam Bộ Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông và khả năng mạnh lên thành bão hướng về các tỉnh Nam Bộ. Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 1 giờ sáng nay (17/11), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới...