Năm 2016: Sẽ có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết
Dự kiến đến năm 2016, đơn vị Sanofi Pasteur (Pháp) sẽ cho ra mẻ vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới.
Ảnh minh họa.
Thông tin trên vừa được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí để công bố về việc Việt Nam hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết, diễn ra vào ngày 15/6 tại tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu xong ở châu Á và cho kết quả khả quan. Ngoài ra, nó còn đang được nghiên cứu giai đoạn ba ở châu Mỹ La tinh về tính hiệu quả.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/6, cả nước có 10.217 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Bên cạnh ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân còn chưa cao, sự chỉ đạo của các ban ngành liên quan chưa triệt để thì sự biến đổi khí hậu với những tác động có liên quan đến thời tiết đang là yếu tố chính khiến sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Khác với các tỉnh phía Bắc sốt xuất huyết chỉ xảy ra vào thời điểm mùa thu, khu vực phía Nam bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nên công tác phòng chống đang gặp không ít khó khăn.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (chỉ điều trị triệu chứng, biến chứng).
Do đó, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết phải thường xuyên thay nước lọ hoa, thay muối hoặc Abate vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh; loại bỏ các vật liệu phế thải, hố nước tự nhiên; lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Người dân cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch. Ngoài ra, khi có dấu hiệu bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
Theo Vnmedia
Năm 2016 sẽ có vắc xin sốt xuất huyết
Dự kiến đến năm 2016, đơn vị Sanofi Pasteur (Pháp) sẽ cho ra mẻ vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới.
Nhiều công trình thi công gây cản dòng chảy, tù đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi - Ảnh: Thanh Tùng
Thông tin trên vừa được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 10.6 ở TP.HCM để công bố về việc Việt Nam hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết, diễn ra vào ngày 15.6 tại tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đã được nghiên cứu xong ở châu Á và cho kết quả khả quan. Ngoài ra, nó còn đang được nghiên cứu giai đoạn ba ở châu Mỹ La tinh về tính hiệu quả.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã có hơn 10.000 ca mắc và 7 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Lâu nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (chỉ điều trị triệu chứng, biến chứng).
Biện pháp chính phòng bệnh sốt xuất huyết hiện nay là không để phát sinh lăng quăng và muỗi. "Các bình cắm hoa cần thay nước trước 7 ngày, vì để quá 7 ngày sẽ sinh ra lăng quăng", PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nói.
Thanh Tùng
Theo TNO
Sốt xuất huyết sắp vào kỳ cao điểm Tại Hội nghị thường niên lần thứ 9 của Chương trình Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết, Bộ Y tế cho biết, dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện rải rác trong năm và đạt đỉnh từ tháng 7 đến tháng 10. Ảnh mang tính minh họa. Bộ Y tế cũng cho biết, trung bình mỗi năm cả nước có 100.000 ca...