Năm 2014, Việt Nam hứng chịu khoảng 10 cơn bão
Trong năm 2014, diễn biến thời tiết cả nước phức tạp, khó lường, dự báo có khoảng 9 – 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông, đổ bộ vào Việt Nam.
Thông tin được Trung tâm Dự báo khí tượng thủyvăn TƯ (DBKTTVTƯ) nhận định tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống lụt bão năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 được tổ chức ở Đà Nẵng sáng 4/4, do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
Bão lũ năm 2013: Kỷ lục
Theo Trung tâm DBKTTVTƯ, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, diễn biến khó lường. Tất cả các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta trong năm 2013 trước khi đổ bộ vào đất liền đều có hướng di chuyển và diễn biến về cường độ rất phức tạp.
2013 là năm ghi nhận được hoạt động của bão và ATNĐ trên biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam đạt mức kỷ lục trong 50 năm qua.
Đã có 14 cơn bão và 5 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông nhiều hơn hẳn so với số liệu trung bình nhiều năm (TBNN). Trong số 14 cơn bão hoạt động trên Biển Đông có đến 9 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và trong số 5 ATNĐ thì chỉ duy nhất có 1 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam (ATNĐ tháng 11).
Đáng kể, trong số 9 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta có đến 3 cơn bão có cường độ mạnh ( cấp 12), đạt kỷ lục về số cơn bão mạnh đổ bộ vào nước ta. Đặc biệt, cơn bão số 13 (Haiyan) là cơn bão rất mạnh về cường độ có thể so sánh với bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ.
Bão này được hình thành ở vĩ độ rất thấp (6,10N), đổ bộ vào Philippine với cường độ trên cấp 17 (vượt quá khung bảng tính cường độ gió trên khu vực biển Thái Bình Dương), sau đó đi vào Biển Đông vẫn giữ cường độ cấp 14, cấp 15, đổi hướng di chuyển lên phía bắc đổ bộ vào hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng, với cường độ gió cấp 11, cấp 12 và giật đến cấp 14 gây hậu quả rất lớn về người và tài sản cho người dân tại các khu vực nói trên.
Đánh giá của Trung tâm DBKTTVTƯ cho thấy: Hướng di chuyển của cơn bão số 13 rất phức tạp và không theo quy luật khí hậu (thông thường vào thời điểm cuối mùa bão, hướng di chuyển của các cơn bão thường di chuyển về phía Tây thậm chí là Tây Nam, đổ bộ vào khu vực các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ) gây rất nhiều khó khăn cho công tác dự báo.
Video đang HOT
Phức tạp, khó lường
Theo Trung tâm DBKTTVTƯ, ngay đầu năm 2014, bão và ATNĐ xuất hiện sớm ở trên Biển Đông. Dự báo mùa mưa, bão, lũ năm 2014, tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước sẽ có diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, lãnh đạo trung tâm này nhận định: số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông có khả năng ở mức thấp hơn một ít so với giá trị TBNN với khoảng 9-10 cơn (TBNN: khoảng 10-12 cơn) và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta cũng ở mức thấp hơn một ít so với TBNN, khoảng 4-5 cơn (TBNN: khoảng 5-6 cơn).
Trung tâm này cho rằng: Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm, và tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 7. Trong đó, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt.
Riêng mùa mưa, khả năng đến muộn hơn bình thương; tổng lượng mưa các tháng nửa đầu mùa (từ tháng 5-7/2014) thấp hơn một ít so với TBNN; nửa cuối mùa (từ tháng 8-10/2014) ở mức xấp xỉ với TBNN. Các đợt mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ tập trung vào thời kỳ các tháng từ tháng 6 đến tháng 8/2014. Với tình trạng này nhiều vùng miền cả nước có khả năng khô hạn kéo dài, thiếu nước.
Mùa lũ năm 2014 trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên được dự báo xuất hiện đúng quy luật hàng năm. Đỉnh lũ năm 2014 trên hầu hết các sông đều thấp hơn đỉnh lũ năm 2013.
“Tuy nhiên, cần lưu ý đề phòng mưa lớn trong thời đoạn ngắn gây lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên. Tình hình khô hạn và xâm nhập mặn tại các cửa sông ở các tỉnh ven biển Trung”, lãnh đạo Trung tâm này cảnh báo.
Theo Nguyễn Huy (Tiền Phong)
Mưa lớn, triều cường "biến" Sài Gòn thành sông
Nước ngập lên đến yên xe, người dân TP.HCM phải vật lộn với nước cống đen, chợ vắng tanh, buôn bán ế ẩm... Đó là những hình ảnh chúng tôi ghi nhận được sau cơn mưa lớn vào chiều ngày 5/11.
Trận mưa lớn kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ kết hợp với triều cường lên cao chiều ngày 5/11 đã biến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM thành sông.
Nước ngập đúng vào giờ cao điểm, học sinh tan trường, khiến không ít phụ huynh ngao ngán. Tại trường tiểu học Hòa Bình, quận 11, nước ngập đến gần 1m, phụ huynh không thể đi xe vào gần trường, đành phải gửi xe, lội nước gần 2 km để đón con.
Anh Thông, nhà ở đường Kinh Dương Vương, quận 6 lắc đầu: "Sống ở đây mấy chục năm rồi, giờ nước lên thì vẫn cứ phải sống, vẫn phải sinh hoạt thôi. Nhiều khi, đến hẹn mà nước chưa lên, lại thấy lo ấy chứ".
Hàng loạt tuyến đường tại TP.HCM bị ngập nặng, có nơi ngập hơn 1m như Hòa Bình, Lạc Long Quân, Khuông Việt (Quận 11), Kinh Dương Vương, Tân Hóa, Đặng Nguyên Cẩn (Quận 6), Hồ Học Lãm, An Dương Vương (Quận Bình Tân), Kỳ Đồng (Quận 3) Phú Thuận, Huỳnh Tấn Phát (Quận 7)...
17h tại đường Lạc Long Quân, quận 11, nước đã ngập nửa bánh xe.
Người dân vật lộn với dòng nước đen ngòm.
Tại trường tiểu học Hòa Bình, nhiều phụ huynh phải gửi xe máy rất xa, lội nước vào trường để đón con.
Có chỗ nước ngập cả bánh xe.
Người lớn đến trẻ nhỏ đều vật vã giữa dòng nước.
Sự mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt
Nước ngập sâu, chợ trên đường An Dương Vương (quận 6) vắng khách.
Ế hàng, nhiều người quyết định dọn hàng sớm để về nhà.
Trên đường Kinh Dương Vương nước nổi bọt bốc mùi hôi kinh khủng.
Đường Phú Định, quận 7 cũng thành sông (Ảnh chụp lúc 17h30 chiều 5/11) .
Sơ đồ những khu vực thường bị ngập tại TP.HCM.
Theo Khampha
Người TP.HCM "điên đảo" vì triều cường 18h ngày 21/10 triều cường tại Tp.HCM đã đạt mức kỷ lục 1,65m, gây ngập nhiều tuyến đường. Thay vì dùng cơm chiều, người dân phải hì hục chống ngập. Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết hơn 16 tuyến đường trên địa bàn TP đã bị ngập, trên các tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương,...