Năm 2014, Việt Nam chi 1 tỷ USD mua vũ khí Nga
Trong năm 2014, Nga tiếp tục là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với tổng giá trị xuất khẩu lên đến 13 tỷ USD, trong đó xuất sang Việt Nam đạt 1 tỷ USD.
Theo báo cáo thường niên về thương mại quốc phòng năm 2014 do công ty nghiên cứu HIS Inc của Mỹ công bố hôm 8-3, những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga trong năm vừa qua là Trung Quốc (2,3 tỷ USD), Ấn Độ (1,7 USD), và Venezuela, cùng với Việt Nam, đứng ở vị trí thứ 3 khi chi đến 1 tỷ USD mua vũ khí Nga.
Năm 2014, buôn bán vũ khí toàn cầu đã tăng năm thứ 6 liên tiếp lên con số kỷ lục 64,4 tỷ USD, tăng 13,4% so năm 2013. Số liệu do IHS công dựa trên thị trường vũ khí ở 65 nước và từ dữ liệu của hơn 40.000 chương trình giao nhận vũ khí, ngoại trừ các hợp đồng giao nhận đạn dược và các loại súng cỡ nòng từ 57 mm trở xuống.
Theo các số liệu được công bố, Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong năm 2014 đạt 23,7 tỷ USD, tăng 19% so với năm ngoái, chiếm khoảng một phần ba tổng số vũ khí xuất khẩu toàn cầu, trong đó xuất sang Trung Đông đến 8,4 tỷ USD.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU của Nga
Nga tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai với giá trị xuất khẩu lên đến 13 tỷ USD, Pháp đứng ở vị trí thứ 3, với giá xuất khẩu vũ khí đạt 4,9 tỷ USD, Anh đứng thứ tư với giá trị xuất khẩu 4,2 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 5 là Đức.
Trung Quốc cũng leo từ vị trí thứ 8 trong năm 2013 lên một bậc trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, với giá trị xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD.
Trong khi đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu vũ khí lớn trong năm trước thuộc về khu vực Trung Đông và châu Á. Trong đó đứng đầu danh sách này là Arap Saudi, Ấn Độ, Trung Quốc, các Tiểu Vương quốc Arap Thống nhất (UAE) và Đài Loan. Tiếp theo là Australia, Hàn Quốc, Indonesia, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Trong năm 2014, Arap Saudi đã vượt qua Ấn Độ, trở thành nhà nhập khẩu vũ khí, trang bị quân sự hàng đầu thế giới, với số tiền bỏ ra lên tới 6,4 tỷ USD, tăng 52% so với năm 2013. Trong khi, số vũ khí mà Ấn Độ mua về chỉ đạt 5,5 tỷ USD.
Trung Quốc cũng vươn từ vị trí thứ 5 của năm 2013 lên vị trí thứ 3 về nhập khẩu vũ khí quân sự trong năm 2014.
Dự kiến năm 2015, xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ sụt giảm do nhiều chương trình sản xuất vũ khí bị cắt giảm vì ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Giá dầu giảm cũng khiến các bạn hàng lớn như Iran, Venezuela khó mua sắm vũ khí nhiều. Ngoài ra ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc đang dần bớt lệ thuộc Nga cũng tác động rất lớn đến doanh số bán hàng vũ khí Nga.
Theo An Ninh Thủ Đô
Việt Nam có còn là khách hàng VIP của vũ khí Nga?
Theo báo cáo thương mại quốc phòng thường niên năm 2014 của công ty nghiên cứu IHS Inc, Nga vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.
Tiêm kích Su-30MK2
"Xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2014 đạt mức 10 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013" - báo cáo của IHS viết.
Trong năm 2014, ngành thương mại quốc phòng toàn cầu ghi nhận mức tăng trong năm thứ 6 liên tiếp, đạt mức kỷ lục 64,4 tỷ USD.
Mỹ tiếp tục là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, tiếp theo là Nga, Pháp, Anh và Đức.
Trong khi Nga và các nước phương Tây là những nhà xuất khẩu vũ khí chủ lực thì những nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất tập trung ở khu vực Trung Đông và châu Á.
Top 5 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới trong năm 2014 bao gồm Ả Rập Saudi, Ấn Độ, Trung Quốc, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Đài Loan.
Riêng đối với Nga, các khách hàng lớn nhất trong năm 2014 gồm Trung Quốc (2,3 tỷ USD), Ấn Độ (1,7 tỷ USD), Venezuela và Việt Nam (1 tỷ USD mỗi nước).
Trước đó, tháng 12/2013, hãng tin RIA Novosti dẫn lời Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu của Nga (TSAMTO) cho biết:
3 khách hàng nhập khẩu vũ khí Nga nhiều nhất trong giai đoạn 2013-2016 sẽ là Ấn Độ, Iraq và Việt Nam.
Cụ thể, theo dự đoán của TSAMTO, Ấn Độ sẽ giữ vị trí thứ nhất, vị trí thứ 2 trong sẽ là Iraq, còn vị trí thứ 3 thuộc về Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc từ vị trí thứ 2 chuyển xuống vị trí số 4 và Algeria chuyển từ vị trí thứ 3 xuống thứ 6.
Có thể thấy hiện Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam. Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngày càng nhiều thiết bị quân sự, vũ khí mới do Nga sản xuất được đưa vào phục vụ trong quân đội Việt Nam.
Riêng trong năm 2014, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 tàu ngầm Kilo mang tên HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP Hồ Chí Minh. Lễ thượng cờ cấp quốc gia cho 2 con tàu đã diễn ra vào tháng 4/2014.
Còn tàu ngầm thứ 3 mang tên HQ-184 Hải Phòng vừa về Việt Nam vào ngày 28/1/2015.
Tàu ngầm HQ-183 TP Hồ Chí Minh trong buổi lễ thượng cờ tháng 4/2014
Tiếp đó, theo hãng tin TASS (Nga), vào tháng 12/2014, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 tiêm kích Su-30MK2.
Đây là 2 chiếc máy bay nằm trong hợp đồng cung cấp 12 tiêm kích Su-30MK2 mà Việt Nam ký kết với Nga trong năm 2013.
TASS cho biết, Nga sẽ chuyển giao toàn bộ 10 máy bay Su-30MK2 còn lại cho Việt Nam trong năm 2015.
Theo Trí Thức Trẻ
Báo Nga tiết lộ 7 vũ khí mới sẽ được ra mắt lần đầu tại lễ diễu binh 9/5 Cuộc diễu binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015 hứa hẹn sẽ được tổ chức với quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga. Tờ RG của Nga hôm 4/3 đưa tin cho biết, cuộc diễu binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2015 hứa hẹn sẽ...