Năm 2014: Quốc hội quyết mức tăng trưởng GDP 5,8%
Sáng nay (11-11), với 421/430 đại biểu bấm nút tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội năm 2014 với mức tăng trưởng GDP là 5,8%.
Theo nghị quyết, trong hai năm 2014-2015, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành tăng tính ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Tập trung xử lý những hạn chế, yếu kém, nhất là ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính, nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, xử lý cơ bản nợ xấu doanh nghiệp, nợ xấu ngân hàng, nợ đọng xây dựng cơ bản và xử lý các công trình xây dựng dở dang; Tập trung chống thất thu, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo.
Chỉ tiêu cho năm 2014: GDP tăng khoảng 5,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%
Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm đến năm 2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản, có hiệu quả rõ rệt; Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2014 – 2015 khoảng 6%/năm; giá tiêu dùng tăng khoảng 7%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 31 – 32% GDP; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm; giải quyết việc làm cho 3,0 – 3,2 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5% – 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 42%.
Về mục tiêu năm 2014, Quốc hội xác định, trọng tâm năm tới là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trạnh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho năm tới cụ thể như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%;
Video đang HOT
Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15,5%; Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22,5 giường; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.
Nghị quyết đã nêu lên 7 nhóm giải pháp thực hiện, trong đó nhấn mạnh tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng. Điều hành hiệu quả tỷ giá, thị trường ngoại hối, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn… Thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật, trước hết là về tổ chức bộ máy nhà nước cho phù hợp với Hiến pháp sửa đổi. Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản dưới luật và tăng cường giám sát quá trình tổ chức thực thi… Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; trợ giúp xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công. Chỉ đạo tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ. Rà soát tổng thể chính sách giảm nghèo để điều chỉnh phù hợp, bảo đảm mục tiêu giảm nghèo bền vững…
Theo ANTD
Khó xác định công chức không hoàn thành nhiệm vụ
Căn cứ vào báo cáo thì tỉ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ rất ít, trong khi dư luận đánh giá tỉ lệ này là cao. Hiện rất khó xác định đúng và chính xác cán bộ, công chức hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ... - báo cáo giám sát của Quốc hội nêu rõ
Theo báo cáo kết quả giám sát "việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức", của Thường vụ Quốc hội thì bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nhiều bất cập, hạn chế.
Hiện rất khó xác định đúng và chính xác cán bộ, công chức hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ... ảnh minh họa
Khó tuyển người giỏi
Theo báo cáo, khi một số ngành, địa phương yêu cầu tuyển dụng cần có bằng tốt nghiệp loại giỏi, loại khá thì đa phần đối tượng dự tuyển tốt nghiệp ở các trường ngoài công lập, hình thức đào tạo không chính quy đủ tiêu chuẩn tham dự; còn các đối tượng có bằng tốt nghiệp loại trung bình ở các trường công lập, hình thức đào tạo chính quy lại không đủ tiêu chuẩn tham dự do cách cho điểm, đánh giá và các hình thức đào tạo ở các trường là khác nhau. Điều này dẫn đến không tuyển dụng được công chức có chất lượng. Trước tình trạng này, một số địa phương đã có quy định khác với văn bản cấp trên như không tuyển dụng người tốt nghiệp trường dân lập hoặc hệ vừa học, vừa làm và ưu tiên người có hộ khẩu thường trú tại địa phương là trái với quy định pháp luật hiện hành.
Trong khi đó, đối với công tác tuyển dụng viên chức, cách tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp hoặc điểm đào tạo theo tín chỉ ở các cơ sở đào tạo hiện chưa thống nhất, chất lượng đào tạo không đồng đều, đối với những trường hợp đào tạo ở nước ngoài không có điểm học tập... cũng dẫn đến việc lúng túng, vướng mắc trong việc tuyển dụng.
Một bất cập khác được Ủy ban Thường vụ của Quốc hội nêu ra, đó là việc tuyển dụng viên chức hiện nay vẫn chú trọng đến bằng cấp và kiến thức về quản lý nhà nước nói chung, trong khi các nội dung thi tuyển chưa thật sự phù hợp, chưa thực sự quan tâm đến năng lực và kỹ năng công tác của người được tuyển dụng. Cùng với đó là chất lượng đào tạo ở một số trường chưa cao, chưa gắn lý luận và thực hành nên dẫn đến chất lượng công tác chuyên môn của một số viên chức sau khi được tuyển dụng còn hạn chế
Chưa có tiêu chuẩn bổ nhiệm
Về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, các quy định trong một số văn bản của Nhà nước và văn bản của Đảng còn chưa thống nhất, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với từng chức danh lãnh đạo, quản lý.
Trong khi đó, công tác cán bộ tuy có tiến hành quy hoạch nhưng việc thực hiện quy hoạch ở một số ngành, địa phương vẫn còn lúng túng khi có yêu cầu bổ nhiệm hoặc thay thế; việc bố trí, sử dụng cán bộ có lúc, có nơi thiếu hợp lý, sai quy trình, thủ tục.
Ngoài ra, việc đánh giá cán bộ vẫn còn tình trạng chủ quan, cảm tính, nể nang, thiếu tính toàn diện, thiếu những tiêu chí cụ thể, chưa phản ánh đúng thực chất để làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm.
"Nếu căn cứ vào báo cáo thì tỉ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ rất ít, trong khi dư luận đánh giá tỉ lệ này là cao. Trên thực tế, cơ chế đánh giá cán bộ, công chức như hiện nay rất khó xác định đúng và chính xác cán bộ, công chức hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ." - báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.
Qua thống kê số liệu tính đến 31/12/2012:
Về trình độ chuyên môn: có 63.557 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo, chiếm 11,9%. Tỉ lệ có trình độ cao chủ yếu tập trung ở trung ương và các tỉnh, thành phố lớn;
Về trình độ lý luận chính trị: có 282.561 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo, chiếm 52,8%;
Cán bộ, công chức cấp xã tỉ lệ có trình độ dưới đại học là 163.293 người (chiếm 75,2%); tỉ lệ chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước là 113.365 người (chiếm 52,2%) .
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: "Báo chí phải xây dựng lòng tin, tạo đồng thuận trong xã hội" "Báo chí phải nói lên sự thật nhưng phải phục vụ lợi ích cho đất nước, cho nhân dân. Báo chí không chỉ đưa tin mà còn phải xây dựng lòng tin, tạo sự đồng thuận trong xã hội" . Đây là ý kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đưa ra tại phiên thảo luận Quốc hội...