Năm 2014, Pakistan sẽ trang bị máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc
Báo Ấn Độ cho rằng, Không quân Pakistan sẽ nhận thêm 14 máy bay F-16 của Mỹ, 36 máy bay J-10, 150 máy bay khác của TQ… và sẽ vượt Không quân Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất.
Ngày 15/5, tờ “Thời báo Thương mại Quốc tế” Ấn Độ cho rằng, sức chiến đấu tổng thể của Không quân Pakistan sắp vượt Không quân Ấn Độ trong 1-2 năm tới.
Bài báo cho biết, hiện nay, Không quân Ấn Độ sở hữu 34 phi đội máy bay chiến đấu, còn Pakistan là 26 phi đội, nhưng số lượng phi đội máy bay chiến đấu của Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 31 trong kế hoạch 5 năm (2012-2017) lần thứ 12.
Nói về nguyên nhân trực tiếp giảm số lượng phi đội, bài viết cho biết: “Không quân Ấn Độ có kế hoạch trong thời gian từ năm 2014-2017 loại bỏ khoảng 125 chiếc MiG-21, thay thế vào đó là máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LAC) do Ấn Độ tự sản xuất, nhưng đã chậm trễ không thể sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội”.
Tờ “Thời báo Thương mại Quốc tế” cho rằng, những năm gần đây, số lượng máy bay chiến đấu có tính năng cao của Không quân Pakistan lại tăng lên một cách ổn định. Gần đây, Pakistan đã tiếp nhận 14 máy bay chiến đấu tính năng cao F-16 Block-52, đồng thời hứa hẹn tiếp tục nhận thêm 14 máy bay chiến đấu loại này.
Máy bay F-16 Block-52 của Không quân Pakistan.
Đồng thời, Không quân Pakistan đang tìm cách hợp tác thương mại máy bay quân sự với Trung Quốc. Được biết, Không quân Pakistan đã ký kết thỏa thuận với Trung Quốc mua 36 máy bay chiến đấu J-10.
Căn cứ vào thỏa thuận, Không quân Pakistan sẽ trang bị số máy bay này vào năm 2014. Ngoài ra, trong tương lai gần, Không quân Pakistan sẽ còn mua 150 máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Trong khi đó, mặc dù đầu năm nay Không quân Ấn Độ đã ký với Công ty Dassault của Pháp một thỏa thuận mua 126 máy bay chiến đấu đa năng hạng trung Rafale, nhưng việc trang bị loại máy bay này còn phải chờ thời gian.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh quân sự của Nam Á cho biết, mặc dù tình hình tương lai có đúng như báo chí Ấn Độ nói, sức chiến đấu của Không quân Pakistan cũng rất khó vượt Ấn Độ trong ngắn hạn.
Video đang HOT
Những năm gần đây, Không quân Ấn Độ không ngừng nâng cao trình độ xây dựng thông tin hóa, đã nhập rất nhiều các loại vũ khí trang bị tác chiến và chi viện như máy bay tiếp dầu trên không, máy bay trinh sát tiên tiến, máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn.
Những loại vũ khí này đã tăng gấp bội sức mạnh không chiến hiện đại. Đồng thời, trong mấy năm tới, việc xây dựng trang bị của Không quân Ấn Độ hoàn toàn không phải là một “bức tranh tối”, Ấn Độ đang tiến hành có trật tự việc lắp ráp và sản xuất máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Máy bay chiến đấu F-16A của Không quân Pakistan.
Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc sản xuất.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Máy bay chiến đấu Rafale-M một chỗ ngồi phiên bản hải quân do Pháp sản xuất. Ấn Độ đã đặt mua 126 máy bay loại này.
Máy bay chiến đấu JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1, hay Kiêu Long) của Không quân Pakistan.
Theo GDVN
Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới về số lượng bán máy bay chiến đấu
Trong 4 năm tới, Trung Quốc sẽ xuất khẩu 112 chiếc máy bay chiến đấu, đứng đầu thế giới về số lượng, nhưng doanh thu lại không nằm ở top 3.
Máy bay chiến đấu J-7PG của Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan
Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga đưa tin, ngày 24/2, Trung tâm Phân tích Mua bán Vũ khí Thế giới Nga công bố một bản báo cáo đánh giá mới nhất cho rằng, trong 4 năm tới (2012-2015), trong bảng xếp hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng kiểu mới trên thế giới,
Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô - Trung Quốc sẽ có thành tích xuất khẩu là 112 máy bay J-7 và JF-17, đứng đầu thế giới về số lượng, nhưng lại không thể đứng hàng thứ ba về doanh thu.
Cơ quan Nga dự đoán, trong thời gian từ năm 2012-2015, tổng quy mô thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng kiểu mới của thế giới dự kiến là 548 chiếc, doanh thu là 35,77 tỷ USD.
Công ty Sukhoi Nga dự kiến sẽ cung cấp cho khách hàng nước ngoài 109 máy bay chiến đấu kiểu mới, doanh thu 5,45 tỷ USD. Về số lượng đứng thứ ba, chỉ thua 112 chiếc của Trung Quốc và 110 chiếc của Công ty Lockheed Martin Mỹ, chiếm 19,9% thị phần thế giới, 15,2% về kim ngạch (số tiền).
Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc
Trên thực tế, về mặt dự đoán số lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu kiểu mới của thế giới, đơn đặt hàng của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô-Trung Quốc, Công ty Lockheed Martin-Mỹ và Công ty Sukhoi-Nga là tương đương nhau, khoảng cách về số lượng không hơn 3 chiếc.
Dự kiến, Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô-Trung Quốc đứng đầu thế giới, sẽ xuất khẩu 112 máy bay chiến đấu J-7 và JF-17;
Công ty Lockheed Martin Mỹ sẽ xuất khẩu 110 máy bay F-16 và F-35;
Công ty Sukhoi Nga sẽ xuất khẩu 109 máy bay chiến đấu dòng Su.
Về doanh thu, do máy bay Trung Quốc giá rẻ, giá bán tương đối thấp, do đó không thể đứng top 3.
Giá máy bay Mỹ đắt nhất, Công ty Lockheed Martin sẽ đứng đầu thế giới với 9,13 tỷ USD; giá máy bay châu Âu cũng không thấp, Tập đoàn Máy bay chiến đấu châu Âu sẽ đứng thứ hai về xuất khẩu với 5,91 tỷ USD; Công ty Sukhoi Nga sẽ đứng thứ ba với 5,45 tỷ USD.
Máy bay chiến đấu JF-17
Cơ quan Nga cho rằng, nếu nhìn vào toàn bộ tình hình 8 năm từ 2008-2015, Công ty Sukhoi Nga sẽ đứng đầu trong bảng xếp hạng về số lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu kiểu mới thế giới, tổng cộng là 280 chiếc.
Trong khi đó, Công ty Lockheed Martin Mỹ đứng thứ hai với 223 chiếc, Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô-Trung Quốc đứng thứ ba với 179 chiếc.
Còn trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu máy bay chiến đấu kiểm mới thế giới 8 năm qua, Công ty Sukhoi đứng thứ ba với 12,73 tỷ USD, chỉ sau Công ty Lockheed Martin với 15,65 tỷ USD và Công ty Boeing với 13,3 tỷ USD. Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô-Trung Quốc cũng không thể đứng vị trí thứ ba.
Cơ quan Nga nhấn mạnh, khi dự đoán triển vọng xuất khẩu máy bay chiến đấu kiểu mới trên thị trường thế giới, chỉ xem xét cung cấp máy bay kiểu mới, chỉ thống kê những hợp đồng và chương trình sản xuất cấp phép hiện đã được ký kết, cùng với những ý định mua đã tuyên bố rõ ràng và kết quả đàm phán có tiến triển; không xem xét các chương trình cải tạo máy bay cũ, cũng không xem xét tới nhu cầu của thị trường bên trong của nước xuất khẩu.
Máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ phóng tên lửa.
Máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Ấn Độ, do Nga sản xuất.
Máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu.
Theo Giáo Dục VN
Biển Đông: "Philippines cần mua thêm 48 máy bay F-16 và 6 tàu ngầm" Philippines đang cần gấp xây dựng hải, không quân để đối phó trên biển Đông, điều này phù hợp với nhu cầu chiến lược của Mỹ. Tàu tuần tra lớp Hamilton. Cuối tháng này, Philippines sẽ chính thức được bàn giao tàu tuần tra lớp Hamilton cũ thứ hai, đi trước gần nửa năm so với kế hoạch ban đầu. Từ khi xảy...