Năm 2014: Obama thành công hay “rơi vào bẫy”?
Nước Mỹ bước vào năm 2014 với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Mỹ và đạo luật cải cách y tế Obamacare tiến triển tích cực, một số nhà phân tích Mỹ đã bắt đầu đưa ra dự báovề kết quả năm cầm quyền thứ 6 của Tổng thống Barack Obama.
Bứt phá từ thất bại
Nhà phân tích Dean Obeidallah đăng trên tờ The Daily Beast cho biết mặc dù Tổng thống Obama kết thúc năm 2013 với tỷ lệ ủng hộ của cử tri ở mức gần thấp nhất và tỷ lệ phản đối ở mức tồi tệ nhất kể từ khi ông đặt chân vào Nhà Trắng, song vẫn có đầy đủ cơ sở để dự đoán ông sẽ có một năm 2014 thành công nhất kể từ năm 2008.
Năm 2014 đánh dấu năm thứ 6 trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama.
Lý do đầu tiên phải kể đến là nền kinh tế đang dần cải thiện. Một nền kinh tế tốt đồng nghĩa với tỷ lệ ủng hộ ông chủ Nhà Trắng sẽ cao hơn. Hiện nay, nền kinh tế Mỹ dường như đã sẵn sàng cho tăng trưởng. Tỷ lệ thất nghiệp 7% là mức thấp nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama đến thời điểm này, trái ngược với mức 10% hồi nhiệm kỳ đầu.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đã có một năm tốt nhất kể từ năm 1997, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2013 ở mức cao đáng ngạc nhiên là 3,6% (sau đó đã được Bộ Thương mại Mỹ điều chỉnh lại là 4,1%, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua). Các tín hiệu trên đã buộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế hàng đầu thế giới trong năm 2014.
Việc thực thi tốt hơn đạo luật ObamaCare, khiến nhiều người dân Mỹ được hưởng lợi từ đạo luật này thì tỷ lệ ủng hộ của dân chúng dành cho Tổng thống sẽ tăng lên. ObamaCare là lý do hàng đầu đẩy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Obama xuống chỉ còn 43% theo cuộc thăm dò gần đây của kênh tin tức NBC News và tờ Wall Street Journal thực hiện.
Trong cuộc họp báo cuối năm 2013, Tổng thống Obama tuyên bố 2014 sẽ là “Năm hành động”. Chắc chắn, Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các việc như cải cách nhập cư và tăng lương tối thiểu. Theo cuộc thăm dò tháng 11.2013 của Viện Gallup, có tới 76% người dân Mỹ ủng hộ tăng lương tối thiểu từ mức hiện tại 7,25 USD/giờ lên 9 USD/giờ.
Ngoài ra, một trong những lý do để nhận định ông Obama sẽ thành công trong năm 2014 là bởi ông không còn cách nào khác là bứt ra khỏi những thất bại của năm 2013.
Video đang HOT
Các nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, năm 2013 là năm tệ nhất của ông Obama trong 5 năm ở Nhà Trắng. Một cuộc khảo sát mới nhất của CNN cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm mạnh xuống còn 41% so với 56% không đồng tình cách ông điều hành đất nước. Cụ thể là Tổng thống Obama đã hứng chịu nhiều chỉ trích về việc triển khai chương trình cải cách chăm sóc y tế mang dấu ấn của ông, còn được biết tới với cái tên Obamacare.
Tổng thống cam kết rằng Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc để sửa chữa những vấn đề mà nhân dân gặp phải. Ông nói rằng “cấu trúc cơ bản của đạo luật đó là làm việc,” nhưng thừa nhận rằng việc giới thiệu đạo luật này là một “tiến trình lộn xộn”.
Hay sẽ “ rơi vào bẫy”?
Tuy vậy, không phải dự báo nào cũng lạc quan. Ông John Fortier thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ở Washington cho rằng, 2014 là một năm bầu cử Quốc hội ở Mỹ và đó cũng có thể đem lại một mức độ rủi ro cho Tổng thống Obama. Ông John Fortier nhận định: “Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ “rơi vào cái bẫy” mà nhiều vị Tổng thống ở nhiệm kỳ thứ hai đã mắc phải. ây là một chính phủ chia rẽ, trong khi ông Obama lại không được lòng dân chúng mấy. Cuộc bầu cử giữa kỳ thường không đem lại thành quả tốt cho đương kim Tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai hay nhiệm kỳ đầu. Do đó tôi nghĩ có một số thách thức cho Tổng thống Obama”.
Các nhà phân tích chính trị Mỹ cho rằng, năm 2013 là năm tệ nhất của ông Obama trong 5 năm ở Nhà Trắng.
Ông Obama hy vọng rằng một thỏa thuận lưỡng đảng về ngân sách vào cuối năm sẽ giúp cho năm 2014 bớt đi những vụ tranh cãi. Thỏa thuận đạt được chỉ vài tuần lễ sau vụ chính phủ đóng cửa làm lung lay niềm tin của công chúng đặt vào khả năng điều hành của Washington.
Thỏa thuận ngân sách đã khiến một số nhà phân tích dự đoán một Washington bớt đối đầu hơn trong năm 2014, khi cả hai đảng tìm cách tranh thủ lại niềm tin của cử tri trước các cuộc bầu cử vào tháng 11. Nhưng có phần chắc là bộ luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống sẽ vẫn là một điểm gây tranh cãi giữa hai đảng.
Ông Stuart Rothenberg- chuyên gia phân tích chính trị độc lập ở Washington cho rằng: ” Tất cả các đảng viên Dân chủ ủng hộ đạo luật và trong đa số các trường hợp đã biểu quyết tán thành Obamacare và vì thế mà họ bị mắc kẹt và đi đến độ tổng thống bị suy yếu, cử tri dường như muốn nói, “Tôi sẽ gửi một thông điệp cho ông Barack Obama. Ông không có tên trên lá phiếu giữa kỳ. Cách duy nhất họ có thể làm được là bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ”.
Nhưng ông Rothenberg cũng chỉ ra điểm yếu của phe Cộng hòa đó là đóng cửa chính phủ trong năm 2013.
Kết quả các cuộc bầu cử vào tháng 11.2014 có thể quyết định liệu ông Obama có cơ hội để thực thi nghị trình của ông trong 2 năm cuối nhiệm kỳ tổng thống hay không. Toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện sẽ được bầu lại trong cuộc bầu cử, cùng với 1/3 trong 100 ghế tại Thượng viện và 36 ghế thống đốc tiểu bang. ảng Cộng Hoà hiện đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong khi Đảng Dân chủ chiếm thế đa số tại Thượng viện.
Theo Dân Việt
3 kịch bản thoát khủng hoảng chính trị dành cho Thái Lan
Ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tình, chính phủ Thái Lan có vẻ kỳ vọng, cuộc bầu cử ngày 2/2 tới sẽ chấm dứt khủng hoảng chính trị.
Tuy nhiên, những hy vọng chấm dứt khủng hoảng chính trị thông qua bầu cử - nếu nó thực sự có thể diễn ra theo kế hoạch - đang ngày càng trở nên mong manh. Chính phủ Thái Lan đang đối mặt với những áp lực rất lớn, từ người biểu tình cũng như từ chính Ủy ban Bầu cử - để trì hoãn bầu cử vào ngày 2/2 tới xuất phát từ quan ngại về một kết quả thiếu chính xác và không thỏa đáng. Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kiến nghị hoãn bầu cử lên Tòa án Hiến pháp - cơ quan có thẩm quyền quyết định vấn đề này.
Các nhà phân tích nhận định, trên thực tế, kể cả trì hoãn hay tiến hành bầu cử đúng như kế hoạch, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn sẽ khó lòng kết thúc ngay sau đó. Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Chulalongkorn nhận định: "Cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng nữa". Dưới đây là 3 kịch bản tiềm năng cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.
Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ Thái Lan tập trung trong một sân vận động biểu tình.
Kịch bản 1: Cuộc bầu cử trước hạn vào 2/2 sắp tới vẫn diễn ra nhưng bị Đảng Dân chủ đối lập và đồng minh của họ, Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân chống chính phủ (PDRC) tẩy chay.
Từ đó, cuộc bầu cử sẽ không nhận được sự tham gia đầy đủ của các cử tri ủng họ phe đối lập. Kết quả, Đảng cầm quyền Puea Thai của Thủ tướng Yingluck có thể giành được chiến thắng nhờ số phiếu khổng lồ từ cử tri nông thôn phía bắc và Đông Bắc. Song, nếu giành được ít hơn 15 triệu phiếu bầu từng dễ dàng sở hữu trong cuộc bầu cử trước đó vào năm 2011, Đảng cầm quyền sẽ bị cáo buộc là thiếu tính hợp pháp.
Lúc đó, Puea Thai cũng khó mà thành lập Quốc hội khi ít nhất 28 khu vực bầu cử ở miền nam, vốn do Đảng Dân chủ kiểm soát, không có ứng cử viên ra ứng cử, tranh cử. Hoặc các nhà lãnh đạo PDRC (thực tế chính là lực lượng đường phố của Đảng Dân chủ) cũng có thể phong tỏa các điểm đăng ký, ngăn chặn các ứng viên ra ứng cử. Hậu quả là, Quốc hội Thái Lan khó lòng đảm bảo có đủ 475 đại biểu bắt buộc. Chưa kể tình trạng bạo lực hoặc phá rối có thể bị kích động để phá hoại cuộc bầu cử.
Theo luật, sau 3 vòng bầu cử bổ sung, số ghế còn khuyết trong Quốc hội phải được lấp đầy. Nhưng trong bối cảnh chính trị hiện nay, không nhà quan sát nào cho rằng, cuộc bầu cử sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Chính phủ lâm thời có thể tiếp tục nắm quyền lãnh đạo nhưng khó lòng trụ vững do không nhận được sự ủy nhiệm chắc chắn, mạnh mẽ.
Kịch bản 2: Cuộc bầu cử bị hoãn lại. Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ phẫn nộ và cáo buộc điều này làm suy yếu và hủy hoại nền dân chủ. Những người ủng hộ bầu cử, dù họ không nhất thiết đứng về phía chính phủ cũng vì thế mà mất tinh thần. Tại Bangkok và miền nam, PDRC sẽ tiếp tục kích động biểu tình, phản đối cho tới khi lật đổ được chính phủ Yingluck.
Tuy nhiên, yêu sách của PDRC - muốn thành lập "một hội đồng nhân dân" không thông qua bầu cử để điều hành đất nước và tiến hành cải tổ sâu rộng trước khi tổ chức bầu cử trở lại - cũng không có khả năng xảy ra vì đòi hỏi này là vi hiến.
Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan thề không rút lui cho tới khi chính phủ Thủ tướng Yingluck bị lật đổ.
Theo đó, Giáo sư Đại học Chulalongkorn Pitch Pongsawat nhận định, nguy cơ đụng độ giữa các nhóm biểu tình ủng hộ và chống chính phủ hoặc bạo lực bùng nổ sẽ ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến khả năng, quân đội buộc phải can thiệp, dập tắt bạo lực, bình ổn an ninh. Đương nhiên, phe Áo Đỏ kịch liệt phản đối sự can thiệp của quân đội khi xem đây là động thái ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ. Chế độ quân chủ và cơ chế bảo hoàng từ đó sẽ hứng chịu các cáo buộc và bị lên án ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ tương tự như những gì từng xảy ra sau cuộc đảo chính lật đổ anh trai bà Yingluck, Thaksin Shinawatra năm 2006.
Bên cạnh đó, bản thân Đảng Dân chủ đối lập cũng không mong muốn kịch bản đảo chính xảy ra. Ông Korbsak Sabhavasu thuộc Đảng Dân chủ đối lập, một cựu Phó Thủ tướng chia sẻ: "Một cuộc đảo chính sẽ chẳng mang lại lợi ích cho các đảng chính trị. Chúng tôi thực sự không muốn điều đó xảy ra".
Kịch bản 3: Chính phủ Yingluck bị lật đổ trước cuộc bầu cử ngày 2/2. Giáo sư Thitinan nhận định: "Trong những tuần tới, trước và sau ngày bầu cử 2/2, Thủ tướng tạm quyền Yingluck sẽ đối mặt nhiều áp lực và có thể ngày càng trở nên bất lực khi các cơ quan chính phủ bị tê liệt. Có một khả năng không phải là không thể xảy ra đó là, bà Yingluck có thể bị lật đổ, bởi các cơ quan độc lập với những cáo buộc như tham nhũng hoặc gian lận".
Trước đó, ngày 16/1, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) của Thái Lan đã ra quyết định điều tra Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra. NACC tuyên bố, họ sẽ điều tra cáo buộc bà Yingluck lơ là nhiệm vụ xung quanh một cuộc tranh cãi về chương trình trợ giá cho các nông dân trồng lúa. Nếu bà Yingluck bị buộc tội và bị lật đổ, sẽ có phản ứng chống đối dữ dội từ phe Áo Đỏ và những người ủng hộ chính phủ. Cuối cùng, tình huống này cũng dẫn đến nguy cơ quân đội sẽ phải can thiệp để bình ổn an ninh.
Theo Kiến thức
Năm 2014, Châu Á bình yên hay bất ổn? Trong năm 2014, giới chuyên gia dự báo châu Á sẽ chứng kiến chuỗi sự kiện đầy bất ngờ nối tiếp sau những bất ổn chính trị, tranh chấp chủ quyền, cải cách kinh tế vốn khấy đảo dư luận năm 2013. 1. Chính trị Triều Tiên ngày càng đáng sợ Những hành động khiêu khích hay đe dọa của Triều Tiên đối...