Năm 2014, hơn 13.000 xe ô tô bị cấm lưu hành
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đến ngày 1/1/2014, cả nước sẽ có khoảng 13.387 ôtô hết niên hạn sử dụng sẽ cấm lưu hành theo Nghị định số 95/2009/NĐ-CP quy đinh đối với các loại xe ôtô chở hàng và xe ôtô chở người tham gia giao thông đường bộ.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trong tổng số 13.387 xe ô tô nói trên thì có 2.545 xe chở người và 10.842 xe chở hàng. Việc cấm lưu hành và không cho phương tiện hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông được xem là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Danh sách thống kê của của 98 đơn vị đăng kiểm của các tỉnh, thành trên toàn quốc cho thấy, đứng đầu trong số lượng phương tiện chở người hết niên hạn là TPHCM với 1,494 xe, tiếp đó là Hà Nội với 1.235 xe, Nghệ An đứng thứ 3 khi có 548 xe hết niện hạn sử dụng… Đối với xe chở hàng hết niên hạn sử dụng, TPHCM cũng đứng đầu danh sách khi có tới 1.030 phương tiện, Nghệ An có 506 xe đứng thứ 2 và thứ 3 là Thanh Hóa với 486 xe…
Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ban hành tháng 10/2009 quy định: Niên hạn các loại ôtô chở hàng sản xuất năm 1985 (có thời gian sử dụng trên 25 năm). Ôtô chở người nguyên bản sản xuất năm 1990 (có thời gian sử dụng trên 20 năm) và ôtô chở người chuyển đổi công năng trước ngày 1/1/2002 sản xuất năm 1993 (có thời gian sử dụng trên 17 năm) sẽ bị ngừng hoạt động trên đường bộ.
Video đang HOT
Thời điểm tính niên hạn sử dụng của xe ôtô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe, trừ một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ôtô lần đầu.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, Nghị định số 95/2009/NĐ-CP đã làm giảm rất nhiều số lượng phương tiện quá niên hạn nhưng vẫn tham gia giao thông, loại bỏ những phương tiện cũ nát, đổi mới, nâng cao được chất lượng, tiện nghi và hình thức phương tiện so với những năm trước đây. Chính sách này cũng giúp giảm bớt ô nhiễm môi trường do khí thải từ những chiếc xe cũ đồng thời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông.
Theo Dantri
Nhà quản lý phải biết cách điều hòa
Xe đạp điện đang trở thành mối lo ngại cho xã hội, gây khó khăn cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Phóng viên ANTĐ đã trao đổi với Phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng (ĐBQH TP Hà Nội) xung quanh vấn đề này.
- Việc sử dụng xe đạp điện gây ra những tác động bất lợi nào, thưa Tiến sỹ?
- ĐBQH Bùi Thị An: Xe đạp điện đang là một trong những nguyên nhân gây phát sinh tai nạn giao thông và các vấn đề phức tạp liên quan khác.
- Có thể hiểu xe đạp điện đang trở thành "mối lo" cho xã hội?
- Cũng phải nhìn vào thực tế sử dụng xe đạp điện là nhu cầu của người dân và họ thích thì dùng, chưa mấy ai quan tâm đến mặt trái của nó. Do vậy, với trách nhiệm của các "nhà quản lý" phải điều hòa được những vấn đề đó cho hợp lý.
- Xe đạp điện đang được sử dụng phổ biến, liệu chăng có sự chậm chễ trong việc xây dựng chính sách quản lý và tại sao cứ phải chạy theo thực tế nhu cầu cuộc sống?
- Hoạch định chính sách phải có dự báo và ở đây, người làm chính sách phải dự báo được nhu cầu sử dụng xe đạp điện đang tăng hay giảm, hoặc đang ở mốc nào? Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mang tính chất đột biến, bất ngờ nên người dự báo tình hình cũng không thể biết trước. Nhưng, trong tình huống xuất hiện tình trạng phức tạp về một vấn đề nhất định, người dự báo phải nghĩ cách có giải pháp quản lý cho thích hợp.
-Vậy phải làm gì để quản lý tốt việc lưu hành, sử dụng xe đạp điện?
- Phải nâng cao ý thức của người dân với việc sử dụng xe đạp điện. Bằng cách tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu rõ mặt trái của việc sử dụng xe đạp điện sẽ gây những bất ổn gì cho gia đình và xã hội. Về phía cơ quan quản lý, các đơn vị có trách nhiệm phải nhập cuộc để bàn bạc, tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề. Ví dụ: Cơ quan kiểm định phải tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm; Hải quan thực hiện công tác quản lý nhập khẩu hàng hóa như thế nào và ngành Công thương cũng phải nhập cuộc để quản lý. Các ngành liên quan đều phải phối hợp đồng bộ, nhập cuộc một cách tích cực và vai trò của những người thực hiện công tác đảm bảo trật tự giao thông đô thị là quan trọng hơn cả. Bởi lẽ, do thường ngày va chạm với những hiện tượng tồn tại ngoài xã hội, nên họ sẽ tìm được cách tháo gỡ nhanh nhất bằng nhiều giải pháp xuất phát từ thực tế cuộc sống.
Hồng Tuấn (Thực hiện)
Theo ANTD
Đã đến lúc Quốc hội cần minh bạch Nguyên tắc "Quyền sử dụng là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ" cần được đưa trở lại Hiến pháp sửa đổi. Việc Ủy ban sửa đổi Hiến pháp tự ý đưa nguyên tắc này ra khỏi Dự thảo Hiến pháp sửa đổi bản mới nhất trình ra Quốc hội cần được giải thích rõ ràng, minh bạch trước nhân dân. Muốn...