Năm 2014, hạn chế phương tiện cá nhân trên nhiều tuyến phố
- Bộ Giao thông vận tải vừa đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ một loạt các biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng phương tiện cá nhân ở 5 thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng. Theo đề xuất này, từ 2014, sẽ hạn chế phương tiện cá nhân ở một số tuyến phố theo giờ nhất định trong ngày và trong tuần…
Lý giải cho đề xuất trên, Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong 10 năm qua, hệ thống giao thông vận tải tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng có sự phát triển nhanh chóng. Nhiều công trình giao thông hiện đại như đường cao tốc đô thị, cầu vượt, hầm chui được đầu tư, dịch vụ vận tải hành khách công cộng được quan tâm…
Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh và việc di dân tự do không kiểm soát tại các đô thị cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân (số phương tiện cơ giới cá nhân năm 2012 tại Hà Nội là 4.346.860 xe, tại TPHCM là 5.477.902 xe, tại Hải Phòng là 826.661 xe, tại Đà Nẵng là 578.050 xe, tại Cần Thơ là 568.339 xe) đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các đô thị.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn 2002-2012, tốc độ tăng trưởng phương tiện hàng năm tăng nhanh ở tất cả các thành phố lớn. Tại Hà Nội: xe con tăng bình quân 17,23%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 11,02%/năm, Tại TPHCM: xe con tăng bình quân 14,88%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 9,79%/năm. Tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ phương tiện đi lại chủ yếu là xe gắn máy (xe ô tô con chiếm tỷ lệ nhỏ so với xe gắn máy).
Tốc độ tăng trưởng phương tiện xe gắn máy cao từ 1520%/năm, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đáp ứng được nhu cầu, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên….Do đó, cần có một đề án tổng thể và toàn diện về phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam, bao gồm các giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát, điều tiết một cách hợp lý mức độ sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tại các đô thị cùng với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của hệ thống VTHKCC tại các thành phố, khuyến khích sử dụng xe đạp, tạo ra thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải tại các thành phố nhằm tiến đến sự phát triển bền vững của các đô thị.
Cảnh ùn tắc giao thông tại một số đô thị lớn của Việt Nam.
Từ kiến giải trên, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, trước mắt từ nay đến 2020 cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo đúng các quy hoạch đã được phê duyệt của từng thành phố. Đẩy mạnh dự án xe buýt nhanh khối lượng lớn (BRT), tổ chức các làn đường dành riêng cho xe buýt trên các trục giao thông có từ 3 làn xe trên một hướng trở lên; tổ chức đèn tín hiệu giao thông ưu tiên cho xe buýt tại các nút giao trong toàn mạng lưới; ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư phương tiện xe buýt thân thiện môi trường.
Ưu tiên đầu tư các điểm trung chuyển đa phương thức bảo đảm kết nối giữa các tuyến xe buýt với các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn và dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi.
Tổ chức bãi đỗ xe, điểm đón khách cho xe taxi, xe ôm tại các điểm đầu, cuối và trạm dừng xe buýt bên ngoài đô thị; phát triển dịch vụ vận tải công cộng gom khách cho các dịch vụ vận tải công cộng khối lượng vừa và lớn; yêu cầu chủ đầu tư các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, bố trí diện tích cần thiết dành cho điểm đầu, điểm cuối, trạm dừng xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cùng với đó là đầu tư phát triển tại mỗi thành phố lớn một trung tâm quản lý và điều hành vận tải công cộng để quản lý toàn bộ các phương thức vận tải công cộng trong đô thị, bảo đảm khả năng quản lý, giám sát trực tuyến hành trình, thời gian biểu của toàn bộ phương tiện vận tải hành khách công cộng trước tiên là xe buýt, sau đó mở rộng giám sát các phương thức vận tải khác…
Bắt đầu hạn chế phương tiện cá nhân từ năm 2014
Riêng với vấn đề quản lý, kiểm soát sử dụng phương tiện cá nhân tại 5 thành phố, Bộ Giao thông đề xuất, thực hiện phân luồng và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên một số tuyến phố theo giờ nhất định trong ngày và ngày nhất định trong tuần kết hợp với biện pháp tăng tần suất của phương tiện công cộng và ưu đãi giá vé đối với hành khách tại thời điểm kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; tăng cường các tuyến đường một chiều đối với phương tiện cá nhân; tổ chức phân tách làn dành riêng cho xe gắn máy và làn xe thô sơ trên các tuyến đường ra vào nội thành có đủ điều kiện về mặt cắt ngang.
Video đang HOT
Áp dụng nhiều mức thu phí trông giữ phương tiện cơ giới theo hướng giảm dần từ trung tâm ra bên ngoài, tăng dần theo mật độ giao thông; nghiên cứu, thí điểm dự án chuyển đổi phí trông giữ xe thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện trong khu vực nội thành thành phố; có cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng và vận hành các công trình đỗ xe thiết yếu trong nội thành.
Nâng cấp, quản lý chặt chẽ diện tích vỉa hè, ưu tiên cho người đi bộ; thiết kế vỉa hè, lối ra vào các công trình công cộng thuận lợi cho người khuyết tật tham gia giao thông; đẩy mạnh việc tổ chức tuyến phố, khu phố dành riêng cho người đi bộ và xe đạp kết hợp với các tuyến vận tải công cộng và bãi đỗ xe cơ giới cá nhân; ưu tiên bố trí diện tích để tổ chức điểm trông giữ xe đạp và các dịch vụ cho thuê xe đạp tự động trong nội thành.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển trung tâm điều khiển giao thông đô thị, tích hợp quản lý và điều hành hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống giám sát giao thông trực tuyến, hệ thống kiểm soát giao thông bằng camera, tăng cường xử lý vi phạm của phương tiện giao thông qua hình ảnh….
Các biện pháp này được Bộ Giao thông đề xuất bắt đầu thực hiện từ năm 2014. Hiện tờ trình này đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Đoàn môtô Thái Lan bị phạt 300.000đ/xe
Dàn xe môtô hiệu BMW phân khối lớn 1.200cc của Thái Lan bị đội CSGT Rạch Chiếc (TP.HCM) kiểm tra giấy tờ vào sáng ngày 20.11 đã được phép lưu thông tiếp sau khi đóng phạt mỗi xe vi phạm 300.000đ.
Như chúng tôi đã đưa tin, đoàn xe môtô caravan của Thái Lan đi vào địa phận TP.HCM nằm trong hành trình đi Lào đã bị thổi phạt do đi không đúng phần đường tại ngã ba 621 (phường Tân Phú, quận 9, TP.HCM).
Khi kiểm tra tại thời điểm trên, tất cả lái xe của đoàn đều xuất trình được giấy phép lái xe do Thái Lan cấp cùng văn bản do Bộ Giao thông vận tải ký với nội dung: Chấp thuận Công ty cổ phần dịch vụ du lịch thương mại Bình An tổ chức đoàn Caravan ô tô và mô tô Thái Lan vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch từ ngày 16 - 23.11.
Hành trình Caravan này đi từ Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) - Phan Thiết (Bình Thuận) - TP.HCM - Đà Lạt (Lâm Đồng) - Peliku (Gia Lai) - Bờ Y.
10 xe BMW vi phạm tại đội CSGT Rạch Chiếc.
Các viên sĩ quan cấp Phòng đang kiểm tra và ra quyết định xử phạt
Tuy nhiên, viên sĩ quan phụ trách xử lý tại thời điểm kiểm tra bước đầu lại lập biên bản những người điều khiển phương tiện các lỗi: chạy vào đường cấm, không giấy phép lái xe và không giấy đăng ký xe.
Phóng viên liên hệ qua điện thoại với thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT TP.HCM để nắm thông tin về việc xử lý vi phạm cùng những lỗi vi phạm thì ông Phong từ chối và yêu cầu phải có công văn gửi, rồi từ từ Phòng CSGT TP.HCM trả lời.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2013/NĐ-CP "Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài vào Việt Nam du lịch". Trong quy định ghi rất rõ những điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện, phải có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
Để người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam, Nghị định quy định: Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển; Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực; Chứng từ tạm nhập phương tiện.
Tất cả các thủ tục trên đều được xuất trình đầy đủ, tuy nhiên tất cả phương tiện và các thành viên đều phải mệt mỏi chờ đợi 8 tiếng để nhận quyết định xử phạt do điều khiển xe không đúng phần đường quy định với mức phạt 300.000đ.
Một thành viên trong đoàn quá mệt mỏi vì chờ xử phạt đã tranh thủ nằm nghỉ dọc hành lang
Một số thành viên tranh thủ ngồi hội ý về cung đường đi Đà Lạt
Một số thì tách nhóm để trò chuyện trong khuôn viên đội CSGT Rạch Chiếc
Thành viên nữ tranh thủ lên mạng để cập nhật sự cố trong hành trình tại Việt Nam
Anh Chi - nhóm trưởng nhóm xe Ducatti tỏ ra khó chịu với cách xử lý "quan liêu" vì các viên sĩ quan luôn đưa ra những lỗi phạt mà các thành viên trong đoàn cho rằng không vi phạm.
Phóng viên tận mắt thấy viên sĩ quan phân bua với các thành viên trong đoàn về lỗi phạt không có biển số tạm, tuy nhiên lỗi này không hề thấy nhắc đến trong Nghị định số 152/2013/NĐ-CP "Quy định về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài vào Việt Nam du lịch".
Một thành viên nữ đang thu tiền phạt mỗi xe 300.000đ
Chứng từ tạm nhập theo quyđịnh của Bộ giao thông vận tải
Các thành viên tập trung nghe nhân viên Lãnh sự quán chia sẻ trước khi tiếp tục hành trình
Các thành viên vui vẻ và xem sự cố trên như một trải nghiệm trong hành trình
Anh Chi chia sẻ, chúng tôi thường xuyên tổ chức các chuyến caravan xuyên Thái Lan, Campuchia bằng xe môtô phân khối lớn. Tất cả các thủ tục đều được quy định và thực thi một cách rõ ràng, không chồng chéo nhằm phát triển du lịch.
Nước sở tại luôn bố trí xe dẫn đường thuộc Cảnh sát du lịch để mở đường cho đoàn. Chưa kể ở những nơi đoàn dừng chân để nghỉ ngơi, người đứng đầu địa phương đến tận nơi để chúc mừng đoàn đã đến du lịch tại địa phương.
Anh hướng dẫn viên người Việt Nam với cái lắc đầu cùng nét mặt mệt mỏi sau 8 tiếng "ngồi đồng" tại đội CSGT Rạch Chiếc chia sẻ: "Cứ cứng nhắc như vậy thì biết khi nào du lịch Việt Nam mới thu hút như Thái Lan và Campuchia".
Theo VNN
CEO Mai Linh từ chức sau 1 tuần ngồi ghế nóng Ông Hồ Huy - chủ tịch tập đoàn Mai Linh đã trở lại ghế tổng giám đốc (CEO) thay bà Bùi Bích Lân vừa rời ghế CEO của tập đoàn taxi này sau 8 ngày làm việc. Ông Hồ Huy - ẢNh: Lê Nam Theo biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị tập đoàn taxi Mai Linh, bà Bùi Bích Lân đảm...