Năm 2014, 630 người chết vì tai nạn lao động
“Năm 2014, toàn quốc xảy ra 6.709 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 6.941 người bị nạn, trong đó có 630 người chết. So với năm 2013, số vụ TNLĐ tăng 14 vụ, tăng 56 nạn nhân. Đặc biệt, số vụ có từ 2 nạn nhân tăng 46%. TP HCM có số TNLĐ tăng tới 42%”.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết thông tin về tình hình TNLĐ năm 2014 tại buổi giới thiệu Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) lần thứ 17 năm 2015. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức sáng 3/3 tại Hà Nội.
Theo đó, mức thiệt hại vật chất từ các vụ TNLĐ năm 2014 là 90,78 tỉ đồng, thiệt hại về tài sản là 7,76 tỉ đồng. TNLĐ còn gây ra 80.944 ngày nghỉ việc.
Bộ LĐ-TB&XH thống kê, một số địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người tà TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai…Trong đó, Đồng Nai có báo cáo về số vụ TNLĐ nhiều nhất, TPHCM có số vụ TNLĐ dẫn đến chết người nhiều nhất.
Các lĩnh vực, ngành nghề xảy ra nhiều TNLĐ chết người là khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo. Tai nạn ngã từ trên cao vẫn là loại hình chiếm tỉ lệ cao nhất với 30,8% tổng số người chết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, năm nào Bộ LĐ-TB&XH cũng tổ chức Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN, nhưng kết quả số vụ TNLĐ không có chiều hướng giảm và liệu có đi vào “lối mòn”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thừa nhận số liệu về TNLĐ và người chết vẫn không giảm. Nhưng ông cho rằng giữa mong muốn giảm số TNLĐ và thực tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.
“Theo báo cáo cho thấy, khoảng 72% nguyên nhân gây ra TNLĐ chết người là do người sử dụng lao động. Ngoài ra, hơn 13 % nguyên nhân là do người lao động. Phần còn lại là do các nguyên nhân khác” – Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Video đang HOT
Năm 2014, TNLĐ tăng 14 vụ so với năm 2013 (ảnh minh họa)
Nhấn mạnh tới yếu tố tuyên truyền, nâng cao ý thức từ phía người sử dụng lao động, người lao động của Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng công tác tổ chức Tuần lễ ATVSLĐ không đi vào “lối mòn”, ngược lại hiệu quả của công tác tuyên truyền đã đạt các mục tiêu đề ra.
Theo đó, chương trình ATVSLĐ trên toàn quốc năm 2014 đã làm giảm 3% tần suất TNLĐ chết người tại một số lĩnh vực có nguy cơ cao, tăng 3% số cơ sở khám chữa bệnh, 3% số người được khám phát hiện bệnh định kỳ, tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả mô hình công tác quản lý ATVSLĐ…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận, công tác thống kê TNLĐ chết người còn chậm và thấp hơn so với thực tế. Năm 2014, toàn quốc thống kê có 592 vụ TNLĐ làm chết người nhưng Bộ LĐ-TB&XH mới nhận được 202 biên bản điều tra, 19.780/269.554 doanh nghiệp (chiếm 6,9%) có báo cáo về tình hình TNLĐ, số biên bản gửi về Bộ LĐ-TB&XH chỉ chiếm 34% tổng số vụ TNLĐ chết người. Trường hợp cá biệt, TP Cần Thơ có tới 5.769 doanh nghiệp nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp gửi báo cáo về Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ về tình hình TNLĐ…
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ TNLĐ chết người theo Thông tư liên tịch giữa Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công An, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cũng khiến cho tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người còn chậm so với quy định. Ngoài ra, chế độ báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cơ quan quản lý cũng chưa được quy định nghiêm túc trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp hy vọng, dự án Luật ATVSLĐ khi được Quốc hội xem xét và thông qua trong năm 2015 sẽ là cơ sở để khắc phục hạn chế này: “Dự án luật ATVSLĐ đã đưa quy định về chế độ thông tin báo cáo, lập biên bản hồ sơ khi có TNLĐ đối với chủ sử dụng lao động, công đoàn, chính quyền địa phương, thanh tra lao động địa phương…Khi các quy định này đi vào hiện thực, số liệu thống kê sẽ chính xác hơn, trên cơ sở đó hình thành các chính sách, kế hoạch sát với thực tế hơn”.
Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 sẽ được tổ chức từ ngày 15-21/3 tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chủ đề của Tuần lễ ANTVSLĐ -PCCN lần thứ 17 là “Mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ mình, doanh nghiệp và xã hội”. Tuần lễ sẽ bao gồm nhiều hoạt động như Hội thảo về phòng ngừa TNLĐ-PCCN, hội thảo ATLĐ trong các ngành có nguy cơ cao, cuộc thi an toàn vệ sinh viên giỏi tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổ chức lập tập huấn ANTVSLĐ, diễn tập các phương án phòng chữa cháy…
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Hơn 2.000 người bảo vệ lễ hội khai ấn Đền Trần 2015
Để đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau lễ hội Khai ấn Đền Trần năm 2015, Ban tổ chức đã huy động 2.075 chiến sĩ Công an, lực lượng quân sự, dân quân tự vệ nhằm đảm bảo cho lễ hội Đền Trần năm 2015 diễn ra an toàn.
Lễ hội khai ấn Đền Trần năm 2015 đã bắt đầu diễn ra, mở đầu là việc phục dựng lại nghi lễ "rước kiệu Ngọc Lộ" trong Lễ hội khai ấn Đền Trần xuân Ất Mùi vào sáng ngày 1/3. Đây là nghi lễ rước kiệu đặt bát hương thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông từ chùa Phổ Minh sang đền Thiên Trường. Cùng với đó là việc hoàn tất công tác tổ chức cho mùa lễ hội khai ấn năm 2015.
Đến thời điểm này, Ban tổ chức đã hoàn tất công tác đảm bảo an ninh, trật tự...
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Cao Thị Tính - Phó Chủ tịch UBND thành phố Nam Định - cho biết, đến thời điểm này công tác tổ chức cho lễ hội Đền Trần năm 2015 đã hoàn tất.
Liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày diễn ra lễ hội, UBND thành phố Nam Định đã huy động 2.075 cán bộ chiến sĩ Công an, quân sự, dân quân tự vệ trên địa bàn tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông... tại lễ hội Đền Trần năm 2015.
Lực lượng chức năng rất vất vả để đảm bảo an ninh, trật tự tại lễ hội Đền Trần năm 2014.
Theo bà Tính cho biết thì từ khi thực hiện đề án của Viện văn hóa nghệ thuật và đã được UBND tỉnh thông qua thì công tác an ninh ổn định và đảm bảo hơn.
Đến hẹn lại lên, thường bắt đầu vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch, người dân và du khách từ khắp mọi miền đất nước lại hành hương về tham dự lễ Khai ấn Đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Cùng với nhiệm vụ của lực lượng chức năng thì ý thức của người dân và du khách là rất quan trọng.
Ngoài việc tổ chức các nghi lễ, hoạt động văn hóa, tâm linh thì công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ... cũng là vấn đề được Ban tổ chức đặc biệt quan tâm. Lực lượng đảm bảo an ninh được bố trí, phân công nhiệm vụ, triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông... ở khu vực Đền Trần từ trước thời điểm lễ hội diễn ra, đặc biệt là trong thời gian khai ấn và sau lễ khai ấn.
Lễ phát ấn tại lễ Khai ấn Đền Trần năm 2015 cho người dân và du khách thập phương sẽ được tổ chức vào đêm ngày 4/3, rạng sáng ngày 5/3 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch).
Biển người chen lấn tại lễ hội Đền Trần năm 2014.
Duy Tuyên
Theo Dantri
6.200 ca cấp cứu do ẩu đả dịp Tết: Vênh lớn với thống kê của công an Bình luận về con số 6.200 người nhập viện, trong đó có 15 người tử vong do ẩu đả trong dịp nghỉ Tết vừa qua do Bộ Y tế thống kê, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, số liệu này vênh lớn, cao hơn nhiều so với thống kê của Bộ Công an... Chủ trì cuộc họp báo Chính...