Năm 2010 thế giới mất 12 tỷ USD vì nạn cướp biển
Tổ chức Hải dương quốc tế ngày 12/8 cho biết, trong năm 2010, trên các đại dương và biển thế giới đã xảy ra 276 vụ cướp biển và hơn 200 vụ cướp bất thành, tăng hơn 20% so với năm trước đó.
Những tên cướp biển bị bắt giữ sau chiến dịch truy quét. (Ảnh: THX/TTXVN)
Báo cáo của tổ chức này cho biết vùng biển có hiểm họa cướp biển cao nhất là Biển Đông và Ấn Độ Dương, còn vùng biển xảy ra cướp biển nhiều nhất là khu vực Sừng châu Phi và Somalia.
Video đang HOT
Trong khi đó, Quỹ tương lai Trái đất, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ, cũng công bố một kết quả điều tra cho thấy trong năm 2010, tổng thiệt hại kinh tế của thế giới do cướp biển gây ra là 12 tỷ USD, trong đó có 238 triệu USD tiền chuộc.
Thời gian gần đây, nhằm đối phó với nạn cướp biển ngày càng gia tăng tại khu vực Ấn Độ Dương, nhất là tại khu vực Vịnh Aden, Liên hợp quốc và lực lượng hải quân quốc tế đã đẩy mạnh các hoạt động trấn áp và đưa ra xét xử
Theo TTXVN
Cướp biển Somalia ngăn nghiên cứu khí hậu
Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, theo cảnh báo của các nhà khoa học, cướp biển Somalia còn gây ra lỗ hổng dữ liệu trong nghiên cứu khí hậu.
Cướp biển Somali trang bị súng phóng lựu và súng trường để đi cướp. Ảnh: Boston Globe.
Theo Livescience, nhiều tàu chở thiết bị đo gió và các điều kiện thời tiết khác trên bề mặt đại dương đều bị gián đoạn vì sự hoành hành của hải tặc, gây ra lỗ hổng dữ liệu thời tiết trên khu vực có diện tích 2,5 triệu km2 thuộc vùng biển Somalia, phía đông châu Phi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này dẫn tới khoảng trống dữ liệu nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc nắm bắt tình hình gió mùa ở Ấn Độ Dương, từ đó ngăn cản nỗ lực cải thiện khả năng dự báo thời tiết trong tiểu lục địa Ấn Độ.
"Cách duy nhất để giải đáp các câu hỏi về sự thay đổi khí hậu và xem xét khí hậu biến đổi như thế nào là tìm lại dữ liệu trong 50 năm qua hoặc lâu hơn nữa. Nhưng cướp biển Somalia đã cản trở nghiên cứu về khí tượng thủy văn ở khu vực này trong nhiều năm qua", Shawn Smith, nhà khí tượng học của Đại học Florida nói.
Somalia không có một chính phủ hoạt động có hiệu quả trong suốt hai thập kỷ nay. Lợi dụng tình hình bất ổn, hải tặc Somali đã hoành hành và bắt giữ hàng loạt tàu để đòi tiền chuộc. Chúng thường hoạt động tại Vịnh Aden, nằm giữa Yemen và miền bắc Somalia, nơi có khoảng 20.000 tàu qua lại mỗi năm.
Hải quân các nước đã tăng cường hoạt động trong vùng nhưng chưa thể ngăn chặn cướp biển. Số lượng các vụ cướp biển ở vịnh Aden và ngoài khơi Somalia thuộc Ấn Độ Dương tăng gấp đôi từ 111 năm 2008 lên 217 năm 2009. Các tàu thuyền trên biển đều được khuyến cáo tránh xa bờ biển Somalia ít nhất 600 hải lý.
Theo VNExpress
Nga-Indonesia tập trận hải quân chung lần đầu tiên Nga và Indonesia đã tổ chức ngoài khơi bờ biển đảo Sulawesi cuộc tập trận chung đầu tiên của hải quân. Các đơn vị đặc nhiệm của hai bên diễn tập nghiệp vụ chống hải tặc. Đoan tau thuôc Ham đôi Thai Binh Dương Nga tơi Indonesia đê tham gia cuôc tâp luyên chung. Tham gia cuộc tập trận phía Nga có các...