Na Uy tuyên bố dùng nguồn lợi nhuận bán dầu mỏ khổng lồ để hỗ trợ Ukraine
Na Uy sẽ dùng khoản lợi nhuận khổng lồ từ dầu mỏ và khí đốt mà nước này được hưởng từ xung đột Nga – Ukraine để hỗ trợ tài chính và quân sự cho Kiev.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang Oilprice.com, phát biểu tại Oslo hôm 2/2, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cho biết lợi ích quốc gia của Na Uy là đảm bảo rằng Ukraine không thất thế trong cuộc chiến với Nga. Ông cho biết Na Uy có thể thực hiện điều này nhờ nguồn thu nhập tăng bất thường của ngành dầu khí.
Thủ tướng Gahr Store đang đề cập đến nguồn lợi nhuận tăng vọt của Na Uy, cho thấy nước này được hưởng mức tăng 200% so với cùng kỳ năm trước từ ngành dầu khí. Năm 2022, Cơ quan Quản lý Thuế Na Uy ước tính rằng chính phủ đã thu được 89,3 tỷ USD, cao gấp ba lần dấu mốc kỷ lục gần nhất.
Video đang HOT
Tháng 10/2022, công ty dầu khí Na Uy Equinor đã công bố lợi nhuận quý 3 cao kỷ lục, đạt 24,3 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2022 và hơn 9,77 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2021. Equinor sẽ báo cáo thu nhập quý 4 vào ngày 8/2.
Những khoản lợi nhuận tăng vọt này đã dẫn đến làn sóng chỉ trích trên khắp châu Âu rằng Na Uy được hưởng lợi từ xung đột Nga – Ukraine, trong khi những quốc gia khác đang gặp khó khăn.
Ông Lars-Henrik Paarup Michelsen, Giám đốc Tổ chức tư vấn của Quỹ Khí hậu Na Uy, nói với CNBC rằng Na Uy đang ngày càng giàu hơn rất nhiều, bất chấp việc hầu hết các nước châu Âu trở nên nghèo khó hơn vì xung đột.
Tuần tới, chính phủ Na Uy sẽ cung cấp thêm chi tiết về cách thức nguồn thu từ dầu mỏ của nước này sẽ được sử dụng để hỗ trợ Ukraine.
Người dân Na Uy lo ngại rằng việc chi tiêu nguồn thu từ dầu mỏ trong quỹ đầu tư quốc gia trị giá 1,3 nghìn tỷ USD cho Ukraine có thể đẩy lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, Thủ tướng Gahr Store đã đảm bảo với các cử tri rằng hoạt động hỗ trợ tài chính và quân sự cho Kiev sẽ không gây ra bất kỳ tác động kinh tế tiêu cực nào.
Mỹ và các nước phương Tây bàn thảo điều chỉnh kế hoạch áp trần giá dầu Nga
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay giới chức Mỹ và các nước phương Tây dự kiến phải thu hẹp quy mô kế hoạch áp trần giá dầu của Nga, khi các nhà đầu tư ngày càng hoài nghi và rủi ro gia tăng trên thị trường tài chính.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN
Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn tin cho hay, thay vì bóp nghẹt doanh thu từ dầu mỏ của Nga bằng cách áp đặt mức giá trần gây nhiều tranh cãi, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có khả năng sẽ nới lỏng mức giới hạn hơn. Ngoài ra, chỉ Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia cam kết tuân thủ việc áp mức giá trần trên.
Nguồn tin còn cho biết Hàn Quốc cũng trao đổi riêng với các quốc gia G7 về việc nước này có kế hoạch tuân thủ chính sách trên. Các quan chức G7 cũng đang tìm cách đưa New Zealand và Na Uy cùng tham gia. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc - các đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga - sẽ không tham gia.
Theo một kế hoạch trước đó của phía Mỹ được Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen thúc đẩy, các bên tham gia đang cân nhắc mức trần giá từ 40 -60 USD/thùng. Một số quan chức muốn giữ mức trần ở quanh nửa thấp hơn nhằm đạt mục tiêu hạn chế nguồn tài chính cho Nga.
Song các quan chức đang thảo luận về áp mức giới hạn ở nửa cao hơn trong phạm vi trên, thậm chí có thể nâng thêm nữa dù một số quan chức EU cho rằng điều đó sẽ cho phép Nga tiếp tục nhận được doanh thu đáng kể từ việc bán dầu.
Bộ Tài chính Mỹ nói rằng việc đặt giới hạn giá cao hơn có thể tăng khả năng thành công của sáng kiến trên. Phía Mỹ coi sáng kiến áp giới hạn giá trần góp phần ổn định trên thị trường, bằng cách đảm bảo rằng dầu của Nga có thể tiếp tục lưu thông trên thị trường trong khi cho phép các quốc gia đang phát triển mua hàng với mức chiết khấu. Nhưng các quan chức tham gia xây dựng giới hạn giá lại lo lắng rằng nó có thể phản tác dụng, khiến giá dầu toàn cầu biến động mạnh hơn nữa.
Theo số liệu từ công ty theo dõi giá Argus Media, giá dầu thô Urals của Nga giao dịch quanh mức trung bình là 63 USD/thùng trong ba năm qua và 64 USD/thùng trong 5 năm. Tính đến cuối tuần trước, giá loại dầu này đạt trung bình khoảng 74 USD/thùng trong tháng này.
Dự kiến giới hạn giá cuối cùng sẽ được công bố trước ngày 5/12, khi các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực đối với các dịch vụ như bảo hiểm, môi giới và hỗ trợ tài chính liên quan đến việc vận chuyển dầu của Nga đến các khách hàng quốc tế.
Thủ tướng Na Uy phản đối cô lập Nga Thủ tướng Na Uy cho rằng các nước phương Tây không nên cô lập Nga mà ngược lại, họ nên liên lạc trực tiếp với Moskva để giải quyết tình hình chính trị khó khăn hiện nay. Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store. Ảnh: AFP Hôm 25/10, đài truyền hình NRK trích dẫn lời Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store phát...