Na Uy trục xuất nhà ngoại giao Nga
Bộ Ngoại giao Na Uy trục xuất nhà ngoại giao Nga sau vụ bắt một công dân Na Uy bị tình nghi làm gián điệp.
Cảnh sát Na Uy hôm 17/8 cho biết người đàn ông Na Uy bị nghi cung cấp trái phép thông tin cho nhà ngoại giao Nga, người họ tin là một sĩ quan tình báo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Na Uy Trude Maaseide hôm nay nói với các phóng viên ở Oslo rằng nhà ngoại giao nói trên làm việc tại bộ phận thương mại của Đại sứ quán Nga tại Oslo. Ông này không bị bắt vì có quyền miễn trừ ngoại giao.
Đại sứ quán Nga ở Na Uy. Ảnh: Commons.
“Ông ấy có những hành động không phù hợp với vai trò và địa vị của mình với tư cách là một nhà ngoại giao”, Maaseide nói.
Đại sứ quán Nga tại Oslo phản đối quyết định của Na Uy. Nghị sĩ Nga Konstantin Kosachev cho biết Moskva nhiều khả năng trục xuất một nhà ngoại giao Na Uy để đáp trả.
Video đang HOT
Công ty tư vấn quản lý rủi ro và đảm bảo chất lượng DNV GL hôm qua nói rằng nghi phạm người Na Uy làm việc tại bộ phận dầu khí của họ, chuyên về công nghệ vật liệu và in 3D. Công ty cho biết nhân viên này không có quyền tiếp cận thông tin mật, do đó không làm việc trong các dự án cho ngành công nghiệp quốc phòng, lực lượng vũ trang Na Uy hoặc các cơ quan chính phủ.
Trong báo cáo thường niên công bố hồi tháng hai, Cơ quan An ninh Na Uy cảnh báo về nguy cơ gián điệp trong một số lĩnh vực như chính trị, tài chính, quốc phòng và nghiên cứu. Họ liệt kê Nga, Trung Quốc và Iran là những mối đe dọa cụ thể.
Đức trục xuất hai nhà ngoại giao Nga Nga trục xuất hai nhà ngoại giao Đức Czech trục xuất hai nhân viên ngoại giao Nga Nga trục xuất hai nhân viên ngoại giao Czech
NATO có thể phòng thủ nhầm hướng trước Nga
Chuyên gia nhận định chiến lược phòng thủ trên bộ của NATO và Na Uy từ 60 năm trước trở nên lỗi thời khi Nga hiện đại hóa lực lượng.
Quân đội Na Uy từ thời Chiến tranh Lạnh đã lên kế hoạch đối phó kịch bản Nga đưa quân "xâm lược" qua hạt Finnmark ở miền bắc, khu vực giáp biên giới trên bộ với tỉnh Murmansk và bán đảo Kola của Nga. Tuy nhiên, chuyên gia Ina Holst-Pedersen Kvam thuộc Học viện Hải quân Na Uy nhận định tình hình thay đổi khiến kế hoạch phòng thủ của Na Uy và NATO theo đuổi 60 năm qua đã trở nên lỗi thời.
"Na Uy và NATO dường như lên kế hoạch sai", Kvam nói trên sóng NRK ngày 21/7. "Nga không cần thiết phải chiếm đóng Finnmark nhằm đảm bảo lợi ích của họ trong cuộc chiến với NATO. Kế hoạch tấn công qua Finnmark được Liên Xô xây dựng trong tình huống và điều kiện công nghệ khác biệt đáng kể so với ngày nay".
Kvam nói quan điểm phòng thủ của NATO và Na Uy không bắt kịp với thay đổi của tình hình. Chuyên gia nhận định việc NATO tăng cường hoạt động ở vùng biển phía bắc, đặc biệt là cuộc tập trận Trident Juncture 2018 với sự tham gia của tàu sân bay Mỹ, thúc đẩy Nga thay đổi kế hoạch, chú trọng vào quần đảo Lofoten ở hạt Nordland, miền trung Na Uy.
"Nga có thể nhận định sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ cho thấy quần đảo Lofoten có liên quan tới kế hoạch tác chiến của NATO và họ sẽ điều chỉnh hoạt động quân sự của mình cho phù hợp. Sau cuộc tập trận Trident Juncture 2018, Nga đã tiến hành các đợt diễn tập xa hơn về phía tây, đặc biệt xung quanh Lofoten, khu vực có nhiều vịnh sâu và núi lớn vốn không được phòng thủ mạnh, Kvam nói.
Binh sĩ Mỹ tham gia tập trận Trident Juncture 2018 cùng lính NATO và Na Uy, tháng 10/2018. Ảnh: USAF.
Nếu đánh chiếm Finnmark, khu vực có địa hình bằng phẳng, Nga có nguy cơ hứng chịu tổn thất rất lớn, trong khi giá trị quân sự thu về lại rất nhỏ. "Nếu Nga chiếm được Lofoten và triển khai hệ thống tên lửa tầm xa ở đây, họ sẽ kiểm soát phần lớn khu vực phía bắc Na Uy, thậm chí các vùng biển xa hơn về phía tây. Quân đội Na Uy ở Troms và Finnmark cũng sẽ bị cô lập với lực lượng ở những nơi còn lại", Kvam cho biết.
Chuyên gia Kvam nhận định NATO và Na Uy không tính đến những thay đổi đáng kể trong công nghệ vũ khí, chiến thuật và chiến lược khi đánh giá mối đe dọa từ Nga, dẫn đến nguy cơ bị bỏ xa toàn diện trong cuộc xung đột tương lai.
Lục quân Na Uy vẫn tập trung đối phó với các cuộc tấn công trên bộ. Lực lượng này mới thành lập tiểu đoàn phòng thủ Porsanger đóng quân tại Porsangermoen và một đại đội biên phòng mới nhằm "ngăn chặn kịch bản xấu nhất là một cuộc tấn công thù địch", đại tá John-Olav Fuglem nói. Tuy nhiên, Kvam tin rằng Nga hoàn toàn có thể kiểm soát Finnmark mà không cần dùng tới lực lượng bộ binh.
"Các hệ thống vũ khí hiện nay của Nga có tầm bắn bao trùm toàn bộ Finnmark. Do đó Nga có thể kiểm soát không phận trên Finnmark, phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng như sân bay, bến cảng và radar mà không cần sử dụng lực lượng mặt đất", Kvam nói.
Vị trí hạt Trom và Finnmark (màu đỏ) và Lofoten (đánh dấu cam) của Na Uy. Đồ họa: Wiki Commons.
Kvam nhận định sau cuộc tấn công như vậy, đồng minh phương Tây của Na Uy không thể sử dụng Finnmark, còn Nga "được trao vùng đệm cần thiết để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân ở phía bắc".
"Trọng tâm của NATO trong những thập kỷ gần đây chuyển sang quản lý khủng hoảng và hoạt động cách xa lãnh thổ của các nước thành viên. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tác chiến ven biển của đồng minh", Kvam nói. "Nga lên kế hoạch hoàn toàn ngược lại với lực lượng ven biển có thể khai thác điểm yếu của Na Uy và đồng minh tại khu vực này".
Tuy nhiên, các chỉ huy quân đội Na Uy không đồng tình với ý kiến của Kvam. Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy, đô đốc Haakon Bruun-Hanssen nói vẫn có nguy cơ một cuộc tấn công trên bộ nhằm vào Finnmark nếu chiến tranh xảy ra.
"Giá trị của Finnmark không thay đổi đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh", đô đốc Bruun-Hansen nói. "Tôi không cho rằng những dấu hiệu cụ thể từ phía Nga cho thấy tấn công Lofoten là kịch bản phù hợp hơn Finnmark".
Quan hệ giữa Nga và Na Uy trong những năm gần đây trở nên căng thẳng khi hai nước cáo buộc lẫn nhau về hoạt động gián điệp, đồng thời triển khai lực lượng quân sự gần biên giới. Olso ngày càng cảnh giác với chương trình hiện đại hóa lực lượng tại Biển Barents của Moskva, trong khi Nga để mắt đến hoạt động mở rộng hợp tác của Na Uy với Mỹ và các đồng minh NATO.
Mỹ điều khu trục hạm USS Porter đến Biển Đen, chuẩn bị tập trận 'Gió biển 2020' Trong nỗ lực thể hiện cam kết với an ninh khu vực, tàu khu trục USS Porter của Mỹ chuẩn bị tập trận 'Gió biển 2020' với Hải quân Ukraine trên Biển Đen, gần Crimea. Hạm đội 6 của Lực lượng Hải quân Mỹ hôm 19/7 cho biết, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Porter (DDG-78) đang hướng đến Biển Đen...