Na Uy tính gửi Kiev thêm hệ thống NASAMS, Phần Lan công bố viện trợ cho Ukraine
Chính phủ Na Uy gần đây đã đề xuất với quốc hội nước này về vấn đề cung cấp thêm hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine.
Theo thông cáo đăng trên trang web của Chính phủ Na Uy, tổng giá trị lô khí tài lần này Oslo muốn gửi cho Kiev sẽ lên tới 3,45 tỷ NOK (326,7 triệu USD).
Hệ thống phòng không NASAMS. Ảnh: Bộ Quốc phòng Na Uy
“Các hệ thống phòng không NASAMS của Na Uy đã cứu mạng sống nhiều người dân Ukraine, và ngăn chặn sự phá hủy cơ sở hạ tầng và các công trình. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga diễn ra ở quy mô lớn, nên những hệ thống phòng không này cực kỳ quan trọng với Ukraine”, trang web của Chính phủ Na Uy dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Bjorn Arild Gram nói.
Theo trang quân sự Mil.in.ua, quân đội Ukraine kể từ đầu năm 2023 tới nay đã nhận một số hệ thống phòng không NASAMS từ Mỹ và Na Uy. Trong đó, Kiev nhận ít nhất hai hệ thống từ Oslo.
Phần Lan công bố viện trợ cho Ukraine
Chính quyền Phần Lan hôm 9/2 đã công bố gói viện trợ thứ 22 nước này dành cho Ukraine kể từ khi xung đột quân sự Moscow-Kiev nổ ra. Theo đó, gói viện trợ lần này có tổng trị giá xấp xỉ 190 triệu Euro.
Video đang HOT
“Có khoảng 30 triệu Euro trong gói viện trợ lần này sẽ được dùng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất khí tài ở Phần Lan, nhằm giúp đỡ Ukraine. Chúng tôi đang chuẩn bị cho một kế hoạch dài hạn để hỗ trợ Kiev”, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen nói.
Theo số liệu thống kê từ chính quyền Phần Lan, tổng giá trị khí tài quân sự nước này viện trợ cho Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra đã lên tới 1,8 tỷ Euro.
Tại sao máy bay không người lái đặt ra thách thức khác với Ukraine so với tên lửa?
Tên lửa hành trình và máy bay không người lái "tự sát" đều là loại vũ khí tấn công và phát nổ khi đến mục tiêu, nhưng chúng lại gây ra các mối đe dọa khác nhau.
Những máy bay không người lái cảm tử có giá rẻ hơn so với 1 quả tên lửa đánh chặn chúng. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters ngày 22/10, kể từ khi Nga thay đổi chiến thuật vào tuần trước để thực hiện các cuộc không kích vào những mục tiêu cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine, Moskva đã tăng cường sử dụng hai loại vũ khí chính: tên lửa hành trình tầm xa và cái gọi là "máy bay không người lái cảm tử".
Cả hai đều là loại vũ khí tấn công và phát nổ khi đến mục tiêu, nhưng chúng lại gây ra các thách thức khác nhau đối với Ukraine.
Các tên lửa, mỗi tên lửa trị giá hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD, bay nhanh, khó bị bắn hạ và mang theo khối lượng thuốc nổ lớn. Nhưng hiện tại, mối đe dọa lớn hơn có thể đến từ các máy bay không người lái - nhỏ, chậm, rẻ và dễ bắn hạ, nhưng lại có số lượng lớn đến mức chúng có thể được sử dụng để tấn công đồng loạt.
Nga có thể đã sử dụng những loại vũ khí trị giá hàng trăm triệu USD chỉ trong một ngày hôm 10/10 khi Tổng thống Putin phát tín hiệu về chiến thuật mới của mình bằng các cuộc không kích lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra, bắn hơn 80 tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên khắp Ukraine.
Tên lửa Kalibr của Nga được cho là có tầm bắn lên tới 2.000 km, với tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh và mang theo đầu đạn nặng hơn 400 kg, có khả năng bao gồm cả vũ khí hạt nhân.
Chúng được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quân sự phòng thủ tốt, có giá trị cao như tàu chiến hoặc trung tâm chỉ huy của đối phương. Để đánh chặn những tên lửa này đòi hỏi hệ thống phòng không hiện đại, phức tạp.
Kiev tuyên bố đã bắn hạ hơn một nửa số tên lửa do Nga phóng đi trong những tuần qua, nhưng Ukraine cũng đã chịu những tổn thất lớn.
Mặc dù các nhà phân tích phương Tây không biết chính xác Moskva còn lại bao nhiêu tên lửa, nhưng nguồn cung cấp có hạn, khiến các cuộc tấn công liên tục trên quy mô lớn như vậy khó có thể kéo dài.
Các nước phương Tây đã cam kết sẽ bổ sung các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến cho Ukraine, chẳng hạn như hệ thống NASAMS của Mỹ, dự kiến được chuyển giao trong những tháng tới trong khi Đức đã gửi hệ thống phòng không IRIS-T đầu tiên tới Ukraine vào tuần trước.
Với máy bay không người lái, chúng có thể được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ giám sát, nhưng cũng có thể làm vũ khí tấn công khi mang theo chất nổ.
Cái gọi là "máy bay không người lái cảm tử", chẳng hạn như Shahed của Iran, có thể có giá chỉ bằng một chiếc ô tô cỡ nhỏ. Nga đã sử dụng hàng trăm máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu ở Ukraine chỉ trong vài tuần qua.
Máy bay không người lái thường bay chậm nên có thể bắn hạ chúng bằng một khẩu súng trường và chúng chỉ mang theo một lượng nổ nhỏ tương đương với một quả đạn pháo, nhưng lại có thể bay được hàng trăm km.
Kiev cũng tuyên bố đã bắn hạ phần lớn trong số các máy bay không người lái của Nga. Nhưng vì chi phí thấp, chúng có thể thực hiện cuộc tấn công đồng loạt theo nhóm, gây khó khăn cho việc đánh chặn hoàn toàn.
Trong khi đó, hệ thống phòng không tiên tiến được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu có giá trị cao trước tên lửa tấn công sẽ không phải là giải pháp lý tưởng để ngăn chặn các máy bay không người lái giá rẻ: hàng chục máy bay không người lái có thể có giá thấp hơn một tên lửa phòng không đất đối không được sử dụng để bắn hạ chỉ một trong số chúng.
Thay vào đó, các hệ thống phòng thủ chống máy bay không người lái chuyên dụng sử dụng cảm biến có thể phát hiện chúng bay tới và đánh chặn từ mặt đất, với phần mềm trí tuệ nhân tạo để giúp phát hiện và theo dõi chúng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong tuần này cho biết liên minh phương Tây sẽ cử lực lượng phòng thủ chống máy bay không người lái tới Ukraine trong những ngày tới, mặc dù ông không cho biết chi tiết.
Ông Putin nói Nga không thể bị đánh bại ở Ukraine, không có ý định tấn công NATO Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson, ông Putin nói rằng phương Tây không thể giúp Ukraine đánh bại Nga, đồng thời khẳng định không có ý định tấn công các nước NATO. Theo Politico, trong ngày 8/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện cuộc phỏng vấn kéo dài 2 giờ đồng hồ với nhà báo Mỹ Tucker...