Na Uy tăng cường đối phó Nga ở Bắc Cực
Tổng Chỉ huy quân sự Na Uy cho biết hôm 1-10 nước này cần mở rộng quy mô, hiện đại hóa tuyến phòng ngự trong bối cảnh Nga tăng cường lực lượng vũ trang ở Bắc Cực khiến tình hình an ninh ngày càng bất ổn.
Na Uy, thành viên NATO, có chung một phần biên giới ngắn với Nga ở Bắc Cực, Nga tăng cường quân sự. Các nước Bắc Âu khác đã bày tỏ quan ngại về hoạt động không quân, hải quân Nga.
Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen phát biểu tại cuộc họp báo về kế hoạch quốc phòng tương lai, rằng “Người hàng xóm phía đông đã xây dựng khu quân sự, ngay khu vực gần với chúng ta. Họ đã chứng tỏ rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để đạt được tham vọng chính trị”.
Video đang HOT
Na Uy cho rằng việc Nga tăng cường lực lượng vũ trang ở Bắc Cực sẽ tạo ra mối đe dọa đối với khu vực này
Bruun-Hanssen nói với Reuters rằng: “Chúng tôi luôn hết lòng và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Na Uy nếu cần thiết”. Bruun-Hanssen cho rằng các lực lượng vũ trang của Na Uy cần tổng cộng hơn 21,2 tỉ USD, vượt quá ngân sách dự kiến trong hai thập kỷ tiếp theo để đảm bảo khả năng phòng thủ. Ngoài căng thẳng tăng cao giữa phương Tây và Nga, Na Uy cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mới từ khủng bố, chiến tranh mạng. Na Uy đã đặt hàng 10 máy bay chiến đấu F-35 từ Lockheed Martin, ít hơn so với kế hoạch nếu không được cấp thêm tiền. Na Uy đã cam kết sẽ mua tổng cộng 52 chiếc máy bay.
Hoài Thương
Theo_PLO
Bước đi mới trong chiến lược lớn
Nga vừa chính thức đệ trình lên LHQ yêu cầu về chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ rộng lớn ở Bắc cực.
Lính Nga tập trận ở gần Bắc Cực - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Năm 2002, Nga từng làm việc này nhưng bị LHQ bác bỏ với lý do thiếu cơ sở khoa học. Dự kiến, đến khoảng tháng 9 hoặc tháng 10, LHQ sẽ xem xét, thảo luận và đưa ra ý kiến chính thức về đệ trình mới. Ngoài Nga còn có Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch tham gia tranh giành chủ quyền ở Bắc cực.
Khí hậu trái đất thay đổi và khoa học công nghệ phát triển giúp việc tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ ở Bắc cực trở nên khả thi. Đối với Mỹ và Nga, vấn đề còn là lợi ích địa chiến lược. Năm 2007, Nga đã cắm quốc kỳ ở đáy biển dưới lớp băng đá Bắc cực. Nước này cũng dần khôi phục những căn cứ hải quân khi xưa, tăng cường hiện diện quân sự, tuần tra và tập trận ở đây.
Trong học thuyết hải quân mới công bố, Moscow đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của Bắc cực và dành ưu tiên thuộc diện hàng đầu cho khu vực này. Chính thức nêu với LHQ yêu cầu về chủ quyền đối với Bắc cực là thành tố hữu cơ trong chiến lược lớn của Nga.
Nếu muốn giành lại ảnh hưởng và vị thế siêu cường như Liên Xô khi xưa thì Nga phải tìm cách trở thành và được công nhận là một bên chủ chốt của cuộc chơi quyền lực toàn cầu. Muốn vậy, Moscow phải tăng cường tiềm lực quân sự và vai trò chính trị an ninh thế giới. Bắc cực là một trong những nơi thể hiện đối với nước này. Vì thế, Nga sẽ còn đi xa hơn nữa.
La Phù
Theo Thanhnien
Nga trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc Nga hôm nay cho biết nước này đã trình tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ rộng khoảng 1,2 triệu km2 ở thềm lục địa Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc. Quốc kỳ Nga được thả xuống đáy biển ở Bắc Cực tháng 8/2007. Ảnh: AP. Moscow muốn tuyên bố chủ quyền với diện tích 1,2 triệu km2 thềm lục địa...