Na Uy không cho NATO đặt căn cứ quân sự
Khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) tăng cường đáng kể lực lượng ở phía đông nhằm đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Jonas Gahr Stre nói rằng việc tăng cường hiện diện của liên minh này ở Na Uy không phải là một lựa chọn.
Các binh sĩ thuộc lữ đoàn thiết giáp tại Setermoen, miền bắc Na Uy. Ảnh: AFP
Theo đài Sputnik (Nga), để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, NATO đã tăng gấp đôi nhóm tác chiến đến sườn phía đông châu Âu. Ngoài lực lượng hiện có ở các nước Baltic và Ba Lan, NATO đã thành lập thêm 4 nhóm tác chiến ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Stre, Na Uy sẽ không cân nhắc lại chính sách về việc đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ đất nước.
“Sự kết hợp giữa lịch sử và địa lý có thể tạo ra những nhu cầu khác nhau về an ninh. Chúng tôi đã cố gắng kiềm chế sự leo thang căng thẳng tại phía bắc ở mức thấp nhất trong thời điểm này. Chúng tôi muốn bảo vệ thành quả đó. Chúng tôi không đưa ra tín hiệu hay mong muốn thay đổi điều đó”, Thủ tướng Stre nói trong một tuyên bố.
Kể từ khi gia nhập NATO năm 1949, Na Uy đã không cho phép các quốc gia khác thiết lập căn cứ quân sự hoặc lưu trữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này trong thời bình. Ngoài ra, quốc gia Bắc Âu này tuyên bố đã hạn chế tổ chức các cuộc tập trận của đồng minh gần biên giới Nga.
“Tôi tin rằng các nguyên tắc mà chúng tôi đặt ra với các cuộc tập trận của NATO là phù hợp với Na Uy, các quốc gia láng giềng và cả liên minh quân sự “, Thủ tướng Stre nói.
Sắp tới, Quốc hội Na Uy sẽ đưa ra quyết định về thỏa thuận quốc phòng mới với Mỹ. Thỏa thuận này đã được Chính phủ Thủ tướng Erna Solberg ký kết vào năm 2021. Theo đó, thỏa thuận có thể trao cho người Mỹ quyền thiết lập cơ sở hạ tầng tại một số căn cứ quân sự của Na Uy, bao gồm Rygge, Sola, Evenes và Ramsund. Phía Nga đã phản ứng mạnh mẽ với thỏa thuận này, cho rằng nó đã cấu thành hành vi quân sự hóa Na Uy.
Video đang HOT
Trước đây, Na Uy đã từng tiếp nhận lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ trên cơ sở luân phiên. Căn cứ Không quân Vrnes cũng đóng vai trò là kho lưu trữ của Lực lượng Vũ trang Mỹ trong khuôn khổ chương trình Lực lượng Thủy quân Lục chiến – Na Uy. Bất chấp lời chỉ trích từ các đảng đối lập, chính phủ vẫn tuyên bố những thỏa thuận này không mâu thuẫn với chính sách về căn cứ quân sự của Na Uy .
Nhìn chung, mối quan hệ Na Uy và Nga đang ngày càng trở nên căng thẳng trong những thập kỷ gần đây. Các hoạt động thiết lập quân sự ở phía bắc, các vụ đánh chặn máy bay quân sự, cáo buộc gián điệp đã khiến mối quan hệ đối tác kéo dài hàng thập kỷ chìm trong rạn nứt.
Các nước gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine
Australia, Phần Lan, Canada tiếp tục thông báo viện trợ vũ khí cho Ukraine để giúp nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Hiện trường đổ nát tại một căn cứ quân sự bị trúng tên lửa ở vùng Sumy Ukraine ngày 28/2 (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin AFP, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 1/3 thông báo nước này sẽ gửi tên lửa cho Ukraine trong gói viện trợ vũ khí sát thương và phi sát thương trị giá 50 triệu USD, nhằm giúp Ukraine đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Australia nói rằng các tên lửa chống tăng là vũ khí đặc biệt hiệu quả đối với lực lượng vũ trang Ukraine.
Thủ tướng Morrison cho biết phần lớn số vũ khí mới viện trợ cho Ukraine thuộc loại vũ khí sát thương. Động thái này cho thấy sự thay đổi lập trường của Australia. Tuần trước, nước này tuyên bố sẽ chỉ hỗ trợ kỹ thuật quân sự.
Phần Lan ngày 28/2 cũng tuyên bố sẽ cung cấp 2.500 súng trường tấn công, 150.000 băng đạn cho súng trường tấn công, 1.500 vũ khí chống tăng cho Ukraine.
"Tình hình ở Ukraine đang vô cùng khó khăn vì cuộc tấn công quân sự của Nga và họ có nhu cầu ngay lập tức về vật tư quốc phòng", tuyên bố của chính phủ Phần Lan cho biết. Trước đó, Phần Lan thông báo sẽ gửi áo chống đạn, mũ bảo hiểm và thiết bị sơ cứu tới Ukraine.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 28/2 thông báo nước này sẽ gửi vũ khí chống tăng và đạn dược cho Ukraine. Canada tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột.
"Chúng tôi đang viện trợ thêm vũ khí sát thương cho Ukraine. Chúng tôi sẽ gửi 100 hệ thống vũ khí chống tăng Carl Gustaf và 2.000 tên lửa cho Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết.
Trong tuyên bố hôm 28/2, chính phủ Na Uy thông báo sẽ viện trợ 2.000 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Động thái này đảo ngược chính sách được Na Uy áp dụng từ những năm 1950 là không gửi vũ khí tới các nước không thuộc khối NATO.
"Na Uy có các chính sách nghiêm ngặt liên quan đến xuất khẩu thiết bị quân sự, nhưng Ukraine đang phải đối mặt với những tình huống đặc biệt", Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere cho biết.
Trước đó, ông Josep Borrell, quan chức phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ngày 27/2 cho biết ngoại trưởng của các nước thành viên EU đã nhất trí gửi 450 triệu Euro viện trợ quân sự cho Ukraine. Ngoài ra, một khoản viện trợ khác trị giá 50 triệu Euro cũng được cung cấp cho mục đích trang bị vũ khí không sát thương. Gói viện trợ quân sự của EU còn bao gồm cung cấp máy bay chiến đấu cho lực lượng không quân Ukraine.
Cùng ngày, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo nước này sẽ viện trợ 2.700 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho biết quốc gia châu Âu này sẽ chuyển cho Ukraine 5.000 vũ khí chống tăng, 5.000 mũ bảo hiểm, 5.000 bộ giáp và 135.000 khẩu phần dã chiến.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 26/2 thông báo Washington sẽ hỗ trợ số vũ khí trị giá 350 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Kiev đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.
Séc đã cam kết gửi "lô vũ khí" trị giá hơn 8,5 triệu USD cho Ukraine đến địa điểm do Ukraine lựa chọn. Lô hàng của Séc gồm súng máy, súng trường tấn công và các loại vũ khí hạng nhẹ khác. Hà Lan cũng sẽ cung cấp cho Ukraine 200 tên lửa phòng không Stinger.
Chính phủ Đức ngày 26/2 thông báo, nước này đã quyết định cung cấp cho Ukraine 1.000 hệ thống vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger từ kho dự trữ của quân đội Đức.
Pháp cũng tuyên bố sẽ chuyển vũ khí phòng thủ và nhiên liệu cho Ukraine nhằm giúp Kiev đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Slovakia thông báo sẽ gửi đạn pháo và nhiên liệu trị giá 11 triệu Euro cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia cho biết lô viện trợ của nước này cho Ukraine bao gồm 12.000 viên đạn cỡ nòng 120 mm, 10 triệu lít nhiên liệu diesel và 2,4 triệu lít nhiên liệu máy bay.
Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tới đây giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây sẽ là cơ hội để "chuyển đổi bầu không khí chiến tranh" sau hai thập kỷ chiến tranh chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Zabihullah Mujahid - người phát ngôn của Taliban tại...