Na Uy gia tăng chốt chặn Nga
Sau khi tiến hành loạt cuộc tập trận trên Baltic, Na Uy tiếp tục gia tăng sức mạnh quân sự tại Bắc Cực nhằm kiểm soát hoạt động của Nga tại đây.
Kiểm soát tàu ngầm Nga
Theo Sputnik, Hải quân Na Uy vừa chính thức được tiếp nhận tàu do thám quân sự FS Marjata IV và con tàu này sẵn sàng làm nhiệm vụ của NATO tại khu vực biển Barents và biển Na Uy.
Nguồn tin từ Hải quân Na Uy cho biết, FS Marjata IV sẽ là một trong 2 tàu mà NATO sẽ gửi đến vùng biển Bắc Cực trong một nỗ lực nhằm phát hiện ra những tàu ngầm Nga có thể hoạt động tại đây.
Là loại tàu do thám quân sự mới nên nhiều thông tin về FS Marjata IV vẫn được bảo mật. FS Marjata IV sẽ lớn và hiện đại hơn phiên bản được vận hành bởi Cơ quan Tình báo Na Uy từ thời Chiến tranh lạnh.
Chiếc tàu dài 126m, rộng 23,5m, được phát triển bởi các chuyên gia ở căn cứ hải quân Chatham, Mỹ. Marjata giờ đã trở thành dự án thiết bị quân sự có chi phí lớn nhất trong lịch sử quân đội Na Uy với 170 triệu USD.
Ngoài phiên bản FS Marjata IV, hiện Na Uy đang có kế hoạch nâng cấp thế hệ FS Marjata III. Các tàu Marjata nói chung có thể vận hành ngay cả khi phần lớn của chiếc tàu nằm dưới nước.
Tàu do thám FS Marjata.
Để thực hiện những chuyến đi biển dài ngày, Marjata được trang bị 2 động cơ chạy diesel và 2 động cơ dung nhiên liệu khí đốt hoạt động rất yên tĩnh nên không hề ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các cảm biến đặt trên tàu.
Video đang HOT
Ngoài ra, boong tàu Marjata có diện tích đủ rộng làm bến đỗ cho trực thăng làm nhiệm vụ do thám và săn tìm tàu ngầm trên biển.
Chốt chặn tại Baltic
Trước khi gia tăng hoạt động tại Bắc Cực, Na Uy tiên hành nhiều hoạt động nhằm kiềm kiểm soát Nga tại Baltic. Hồi năm 2015, Na Uy đảm nhiệm trách nhiệm chính trong sứ mệnh của NATO bảo vệ không phận Estonia, Latvia và Litva. Trong sứ mệnh này, các quốc gia đồng minh của NATO lần lượt tiến hành việc tuần tra trên không trong bốn tháng.
Na Uy chỉ huy sứ mệnh trên từ căn cứ iauliai với bốn máy bay F-16 được hỗ trợ bởi bốn máy bay khác của Italy. Bốn máy bay của Anh đóng tại căn cứ Amari thuộc Estonia, trong khi đó Bỉ cung cấp bốn chiến đấu cơ F-16 đóng tại Malbork (Ba Lan).
NATO đã tiến hành chiến dịch bảo vệ không phận các quốc gia Baltic kể từ năm 2004 khi ba quốc gia Estonia, Latvia và Litva gia nhập liên minh quân sự này.
Với sứ mệnh này, NATO giúp đỡ các đồng minh Baltic hiện không có chiến đấu cơ theo dõi không phận. Sau xung đột giữa Nga và Ukraine, sứ mệnh giám sát trên không của NATO đã được tăng cường bằng việc bổ sung thêm các máy bay chiến đấu.
Máy bay của NATO giám sát không phận các quốc gia Baltic có nhiệm vụ đánh chặn các máy bay chiến đấu và ném bom của Nga hoạt động gần không phận các quốc gia này.
Cùng với nhiệm vụ chỉ huy giám sát không phận các nước Baltic, Na Uy còn đăng cai tổ chức cuộc diễn tập tác chiến chống ngầm của NATO với sự tham gia của khoảng 5.000 binh lính đến từ các quốc gia thành viên.
Theo trang website chính thức của Quân đội Na Uy, cuộc diễn tập mang tên “Dynamic Mongoose” (Con cày Mangut năng động), diễn ra tại Biển Bắc và Skagerrak và có sự tham gia của cả các tàu ngầm, tàu chiến và máy bay.
Cuộc diễn tập được tiến hành giữa lúc căng thẳng trong khu vực đang gia tăng sau những tuyên bố được cho là phát hiện các tàu ngầm lạ hoạt động tại khu vực.
Người đứng đầu lực lượng chiến đấu của hải quân Na Uy chỉ ra rằng rất khó để phát hiện các tàu ngầm dọc theo bờ biển Na Uy. Do đó, ông cho rằng cuộc diễn tập này là một cách tốt để làm quen với các hoạt động như vậy.
“Na Uy là một địa điểm hấp dẫn để huấn luyện và luyện tập đối với các lực lượng vũ trang nước ngoài”, Thiếu tướng Ole Morten Sandquist nói và cho biết thêm rằng, NATO rất giỏi về các hoạt động chống ngầm trong khu vực này.
Theo_Báo Đất Việt
Cách lập luận của NATO đặt vũ khí khủng ở Baltic
Nhằm đối phó với những nguy cơ tiềm tàng từ phía Nga, NATO đã liên tiếp công bố những kế hoạch tăng cường phòng thủ của mình tại sườn Đông.
Theo Interfax ngày 19/1, NATO đang xem xét khả năng bổ sung các hệ thống phòng không cho các quốc gia vùng Baltic nhằm đối phó trước những diễn biến mới. Theo Phó tổng thư ký NATO, ông Alexander Vershbow: "Một số vấn đề quan trọng mà chúng ta sẽ thảo luận, bao gồm các biện pháp để bảo đảm quốc phòng cho các quốc gia vùng Baltic trong trường hợp xấu nhất xảy ra".
Vị quan chức này nói rằng, ông không muốn "suy đoán" về kết quả trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra, nhưng việc triển khai quân đội ở châu Âu sẽ là một biện pháp quan trọng.
NATO hiện vẫn thực hiện phân tích các tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trong đó có kế hoạch phát triển ba sư đoàn ở phía Tây Liên bang Nga vào năm 2016, ông Vershbow cho biết.
Nga tin rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu nhằm kiềm chế sức mạnh của Nga.
Ông Alexander Vershbow còn cho rằng, kế hoạch này cho thấy Moscow đang thực hiện chiến lược "bao vây" tâm lý. "Tôi tin rằng kế hoạch của Nga phản ánh một xu hướng tăng cường năng lực thông thường... Nga đã chọn cách để đối phó với NATO như là một đối thủ, rất khác với một kẻ thù", Phó Tổng thư ký NATO nhấn mạnh.
Không chỉ lấy Nga làm lý do cho việc tăng cường hệ thống phòng thủ trên đất liền, NATO còn cho rằng chiến lược phát triển của Hải quân Nga đang trực tiếp đe dọa khối quân sự này và buộc họ phải phát triển phòng thủ trên biển làm đối trọng.
Hồi cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Erikson Soreide tuyên bố NATO sẽ củng cố hệ thống phòng thủ trên biển, nhằm ứng phó với khả năng hàng hải ngày mạnh tăng của Nga.
Phát biểu tại một hội nghị của Hội đồng Đại Tây Dương về tương lai của NATO, ông Erikson Soreide nói rằng: "Một lĩnh vực cần được quan tâm hơn là những thách thức ngày càng tăng của lĩnh vực hàng hải... NATO không được thua trong lĩnh vực hàng hải".
Trước đó, ông Erikson Soreide đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter để thảo luận về việc "thiết lập những khả năng hàng hải thực sự của liên minh này". Kể từ khi công bố chiến lược quốc phòng sửa đổi vào cuối năm 2014, Nga đã tăng cường tập trung vào sức mạnh hải quân.
Trong đó, chủ yếu tập trung vào phát triển và triển khai các tàu nổi và tàu ngầm trang bị vũ khí tấn công tầm xa có độ chính xác cao, cũng như tiến hành thành công nhiều cuộc diễn tập quân sự tại Bắc Cực, Biển Baltic, Biển Đen và Địa Trung Hải trong năm qua.
Do đó, Bộ trưởng Quốc phòng Soreide cho rằng, NATO "có khả năng phải đối mặt với một mối đe dọa đối với những tuyến đường biển trên khắp Đại Tây Dương", gợi nhớ lại một thách "khiến tất cả các nước châu Âu và Mỹ đều quan ngại".
Trong những năm gần đây, khả năng triển khai sức mạnh trên biển của NATO đã suy giảm đáng kể do các quốc gia thành viên đều cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Tính đến tháng 6/2015, NATO đưa ra báo cáo cho thấy chi tiêu quốc phòng chung cho năm 2015 của liên minh này đã giảm 1,5%, thấp hơn so với mức giảm 4% của năm 2014.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
An-72 xâm phạm không phận, Estonia triệu tập Đại sứ Nga Estonia vừa cáo buộc một máy bay vận tải quân sự An72 của Nga vi phạm không phận nước này vào ngày 17/12. Tiền phong dẫn thông tin trên tờ News4U cho biết, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Estonia xác định vụ vi phạm xảy ra trên khu vực đảo Vaindloo ở Vịnh Phần Lan. Máy bay vận tải...