Na Uy dùng F-35 chống ngầm kiểu gì?
Dù Na Uy đang gặp khó khăn trong việc vận hành F-35 nhưng nước này vẫn tuyên bố sẽ dùng tiêm kích tàng hình này đối phó tàu ngầm Nga.
Theo Defense News, những khó khăn lớn Na Uy nhận ra ngay khi đưa F-35 vào vận hành đó thuộc về hệ thống dù và chúng cần phải được cải tiến. Theo yêu cầu thiết kế, khi mở dù tình huống bất thường chỉ cho phép với tỉ lệ một trên một ngàn, nhưng hiện nay không đạt được tỷ lệ như vậy.
Đặc biệt, ngay từ khi mua F-35, Na Uy đã công bố sẽ sử dụng tiêm kích thế hệ 5 này để thu thập thông tin trong khi tiến hành săn tàu ngầm Nga, cũng như hộ tống máy bay quân sự Nga gần biên giới.
Tuy nhiên, khi đi vào vận hành, họ mới nhận ra F-35 gần như không có khả năng săn ngầm.
Tiêm kích F-35 của Na Uy.
Như vậy, để chống ngầm Không – Hải quân Na Uy vẫn phải dựa vào những phương tiện hiện có như chiến hạm, máy bay săn ngầm. Vô dụng trong nhiệm vụ săn ngầm, F-35 có khả năng chống hạm khá mạnh nhưng phải mang theo tên lửa gắn ở mấu treo bên ngoài. Vì vậy, tính năng tàng hình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Báo Mỹ thừa nhận, dù là dòng chiến đấu cơ thuộc thế hệ 5 nhưng hiện tại, Na Uy chỉ có thể sử dụng F-35 vào nhiệm vụ không chiến và tấn công mặt đất. Mặc dù vậy, Oslo vẫn tự tin tuyên bố sẽ hạ gục những mục tiêu Nga nếu xung đột xảy ra.
Video đang HOT
Bởi việc Na Uy bạo chi mua tiêm kích F-35 của Mỹ là nằm trong kế hoạch dùng đểchống lạiNga.
Theo tình huống giả định, chiến hạm và máy bay Nga xâm phạm vào vùng lãnh hải của Na Uy. Động thái Oslo đáp trả là huy động toàn bộ 52 chiếc F-35 tham gia chiến dịch đáp trả.
Đặc biệt, kế hoạch đáp trả của Na Uy còn có đòn tấn công chiến hạm và máy bay Nga trên biển Barents, biển Na Uy và thậm chí ngay tại lãnh thổ của Nga. Tình huống được Na Uy gọi là “sự tập trung lực lượng”.
Kịch bản này được đặc biệt quan tâm bởi 2/3 lực lượng hạt nhân của Nga được triển khai tại phương Bắc. Ngoài ra, Hạm đội phương Bắc của Nga có trụ sở tại Severomorsk, vịnh Kola, cũng đang vận hành hàng loạt các tàu ngầm điện – diesel và hạt nhân.
Nhiệm vụ của hạm đội này là bảo vệ phía Tây – Bắc nước Nga. Mặc dù vậy, Na Uy cho rằng không căn cứ quân sự nào tại Murmansk, thậm chí tất cả hạm đội tàu ngầm của Nga đều nằm trong kế hoạch tấn công từ chiến đấu cơ tàng hình Na Uy.
Không chỉ có kế hoạch dùng F-35 răn đe Nga, hiện Không quân Na Uy cũng công khai kế hoạch sử dụng tiêm kích thế hệ 5 này tham gia các chiến dịch quân sự của NATO.
Bộ Quốc phòng Na Uy còn khẳng định rằng, F-35 sẽ tập trung bảo vệ khu vực miền Bắc nước này bằng việc luôn đặt tất cả số lượng máy bay tàng hình đặt mua từ Mỹ trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất.
Nhưng giữa tuyên bố và khả năng tác chiến thực tế là khoảng cách khá xa bởi ngay khi vận hành, Na Uy đã phát hiện ra hàng loạt những tính năng trên F-35 không như nhà sản xuất Mỹ công bố.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
Tin quân sự: Nga sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình này, Mỹ "lo sốt vó"
Thông tin tiêm kích tàng hình Su-57 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga được đưa vào sản xuất hàng loạt được cho là chắc chắn khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ".
Mỹ được cho là "lo sốt vó" khi Su-57 - đối thủ số 1 của tiêm kích F-35 - được sản xuất hàng loạt
Việc sản xuất hàng loạt Su-57 đã được Văn phòng Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov xác nhận gần đây. Theo đó, hãng Sukhoi sẽ thực thi hợp đồng nhằm cung cấp 76 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 cho Không quân Nga.
"Một hợp đồng cấp quốc gia đã được ký kết trong triển lãm vũ khí quốc tế Army-2019 giữa Bộ Quốc phòng Nga và Công ty Sukhoi nhằm cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm su-57 với số lượng nhất định. Sukhoi đã bắt đầu thực thi những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng này", Văn phòng Phó Thủ tướng Nga xác nhận.
Theo tuyên bố của Văn phòng Phó Thủ tướng Nga, chiếc Su-57 đầu tiên trong hợp đồng trên sẽ được cung cấp cho khách hàng vào cuối năm 2019.
Tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Nga Su-57
Su-57 là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không ở tầm xa và tầm gần, cũng như tập kích đối phương ở dưới đất và trên biển, và vượt qua hệ thống phòng không mà kẻ địch thiết lập.
Su-57 đã cất cánh lần đầu tiên vào ngày 29/01/2010. So với những mẫu máy bay trước đây, Su-57 kết hợp khả năng của máy bay quân sự và phi cơ tiêm kích, và việc máy bay này được phủ vật liệu đặc biệt giúp hấp thụ sóng radar, áp dụng những công nghệ hiện đại cùng hình dáng khí động học sẽ giúp nó khó bị phát hiện bởi radar đối phương hơn.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng, Su-57 sở hữu nhiều tính năng đáng ngưỡng mộ như trang bị tổ hợp vô tuyến điện tử đa năng tích hợp Sh121 và cụm cảm biến quang - điện tử 101KS Atoll, cho phép mở rộng tầm theo dõi mục tiêu, nhất là với những tiêm kích tàng hình đối phương.
Về mặt vũ khí, máy bay này được cho là sẽ được cung cấp các loại tên lửa siêu thanh hiện đại. Gần đây Su-57 đã được thử nghiệm hoạt động trong điều kiện thực chiến ở Syria và đã có những kết quả tích cực.
Theo các nhà phân tích quân sự, thông tin tiêm kích tàng hình Su-57 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga được đưa vào sản xuất hàng loạt được cho là chắc chắn khiến Mỹ "mất ăn mất ngủ".
Lý do là, tiêm kích Su-57 được Sukhoi phát triển để cạnh tranh với các đối thủ F-22, F-35 tối tân của Mỹ. Ngoài ra, còn có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc mua Su-57 Nga thay cho F-35 của Mỹ sau khi bị Mỹ loại khỏi chương trình F-35 để trả đũa việc Ankara bất chấp sự phản đối của Washington quyết tâm mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo Danviet
Sau S-400, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua thêm hệ thống phòng không của Nga Khả năng cao Nga có thể nhận được hợp đồng mới cung cấp các hệ thống phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết hôm 19-10. Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga "Tôi nghĩ có khả năng cao. Họ có sự lựa chọn, họ có quyền thực hiện nó", ông Vladimirov nói với các...