Na Uy: Đang thi đấu, kỳ thủ gục chết trên bàn cờ
Cả hội trường náo loạn khi kỳ thủ bỗng nhiên gục chết trên bàn cờ khi đang đấu trận chung kết.
Giải cờ vua danh tiếng nhất thế giới Olympiad lần thứ 41 tổ chức tại Na Uy, nơi hội thủ những kỳ thủ hàng đầu thi đấu vì màu cờ sắc áo quốc gia, đã kết thúc trong đau buồn khi hai kỳ thủ đột tử một cách bí ẩn chỉ trong vòng vài giờ, trong đó có một người gục chết ngay trên bàn cờ.
Hàng trăm khán giả đến xem giải thi đấu và vô số người xem truyền hình trực tiếp trên truyền hình Na Uy đã vô cùng sốc khi chứng kiến kỳ thủ Kurt Meier (67 tuổi) thuộc đội Seychelles của Thụy Sĩ đã gục xuống ngay trên bàn cờ khi đang đấu trận chung kết vào chiều thứ Năm (giờ Na Uy).
Hai kỳ thủ thi đấu tại giải cờ vua quốc tế Olympiad ở Na Uy
Mặc dù lực lượng y tế đã có mặt kịp thời để cấp cứu bằng thiết bị khử rung tim, song ông Meier đã không qua khỏi và trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.
Sau khi ông Meier gục xuống trên bàn cờ, hội trường thi đấu đã chứng kiến một phen hỗn loạn khi các khán giả bên trong tưởng nhầm thiết bị khử rung tim của các nhân viên y tế là một loại vũ khí nào đó, khiến mọi người bỏ chạy tán loạn.
Các ván đấu lập tức bị đình chỉ ngay sau khi ông Meier qua đời, và sau đó mọi người đã dành một phút để tưởng niệm ông trong lễ bế mạc.
Trong khi mọi người còn chưa hết bàng hoàng và đau buồn về cái chết của kỳ thủ Meier, một tin dữ nữa lại đến với họ. Chỉ vài giờ sau đó, một kỳ thủ chưa rõ danh tính đến từ Uzebekistan cũng được phát hiện đã chết trong phòng khách sạn ở trung tâm Tromso.
Cảnh sát Na Uy và ban tổ chức giải cờ vua Olympiad cho hay họ không nhận thấy có dấu hiệu đáng ngờ nào trong cái chết đột ngột của hai kỳ thủ trên.
Trong khi nguyên nhân khiến hai kỳ thủ hàng đầu này đột tử vẫn chưa được làm rõ, vụ việc trên đã làm dấy lên nghi ngại trong dư luận về sức ép thể chất và tinh thần khủng khiếp mà các kỳ thủ phải chịu đựng trong những giải thi đấu cờ vua quốc tế cực kỳ căng thẳng.
Theo Khampha
Video đang HOT
"Siêu trăng" không phải là hiện tượng quá kỳ lạ
Rạng sáng 11/8, hiện tượng được gọi là "Siêu trăng" thu hút sự quan tâm lớn của người dùng trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Dân trí đã có buổi trao đổi với anh Đặng Tuấn Duy - chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TPHCM.
Anh Đặng Tuấn Duy - chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM
Chào anh, vào rạng sáng ngày 11/8, hai sự kiện thiên văn kỳ thú diễn ra liên tiếp: trăng tròn và mặt trăng đạt vị trí cực cận, còn gọi là siêu trăng. Anh có thể lý giải rõ ràng hơn về hiện tượng này như thế nào?
Anh Đặng Tuấn Duy: Xin nhấn mạnh quan điểm cho rằng có 2 sự kiện thiên văn kỳ thú là không chính xác. Trăng tròn (full moon) và trăng khi tới vị trí cực cận (gần Trái đất nhất - perigee) là 2 hiện tượng bình thường mà tháng nào chúng cũng diễn ra. Có điều lần diễn ra đêm ngày 10/8 và rạng sáng 11/8 có chút đặc biệt hơn.
Thực tế theo tính toán của các nhà khoa học thì trong tháng 8, trăng tròn sẽ diễn ra vào lúc 18:09 UTC ngày 10/8 (giờ VN là 1:09 AM ngày 11/8), cùng lúc đó vào lúc 17:44 UTC cùng ngày (tức 0:44 AM ngày 11/8, chỉ trước đó cỡ 20 phút) Mặt trăng sẽ tới vị trí cận điểm của nó trên quỹ đạo quanh Trái đất (perigee), và đây là vị trí gần nhất có thể trong năm 2014 ở khoảng cách 356,896 km (theo fourmilab). Đây có thể xem làm lần trăng tròn gần nhất và sáng nhất trong năm 2014. Hay còn gọi là "siêu trăng" gần nhất trong năm 2014 bởi ngoài lần trăng tròn này thì một vài lần trăng tròn khác (12/7/2014 và 9/9/2014 tới) cũng được gọi là siêu trăng, nhưng khoảng cách lại lớn hơn và thời điểm giữa lúc đạt cận điểm và lúc trăng tròn cũng cách nhau khá lớn, không cùng lúc so với ngày 10/8 tới.
Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng trăng tròn ở vị trí cực cận trên quỹ đạo của nó quanh Trái đất này là trăng tròn cận điểm (perigee full moon). Từ perigee để chỉ rằng Mặt trăng đạt tới vị trí gần Trái đất nhất trên quỹ đạo quanh hành tinh chúng ta của nó. Ba năm trước ngày 19/3/2011, Mặt trăng tròn cùng lúc với vị trí cực cận của nó đã được gọi với tên là "siêu trăng", thuật ngữ mà các nhà thiên văn học chưa bao giờ dùng tới lúc đó. Trong vài năm tiếp sau, thuật ngữ "siêu trăng" được dùng phổ biến hơn cho một vài lần Mặt trăng tròn ở cận điểm tiếp theo trong các năm 2012 và 2013.
Như đã nhấn mạnh, điều đáng chú ý của lần "trăng tròn cận điểm" ngày 10-11/8 tới chính là việc thời điểm giữa trăng tròn (full moon) và lúc Mặt trăng đạt tới vị trí cực cận (perigee) là gần như cùng lúc, và lần cực cận này cũng là lúc Mặt trăng đạt tới vị trí gần Trái đất nhất trong năm 2014 so với các lần trăng tròn khác. Mặt trăng sẽ không tới gần Trái đất ở khoảng cách tương tự cho tới tận 28/9/2015.
Theo đó, trăng tròn khi hiện tượng "trăng tròn cận điểm" hay "siêu trăng" diễn ra thì được cho là sáng và lớn hơn so với trăng tròn bình thường hằng tháng. Tuy vậy, rất khó quan sát điều này bằng mắt thường mà chỉ qua việc chụp ảnh với cùng tiêu cự máy ảnh (focal length) thì chúng ta mới nhận ra điều này. Bức ảnh dưới đây được nhà thiên văn nghiệp dư James Kevin Ty từ tổ chức Astronomical League of the Philippines, chụp ảnh "siêu trăng" vừa diễn ra và có sự so sánh với lần "siêu trăng" tháng 7 và lần trăng tròn thông thường (15/4/2014), với cùng 1 tiêu cự (focal length). Sự khác biệt là có nhưng rất khó để nhận ra với mắt thường. Các bạn hãy để ý, lần "trăng tròn cận điểm" tháng 8 này rõ ràng lớn hơn so với lần tháng 7 (cũng được gọi là siêu trăng, ảnh giữa) do nó ở gần Trái đất hơn và lớn hơn ở mức có thể so sánh được so với trăng tròn thông thường (ngoài cùng bên phải).
Thế nguồn gốc của thuật ngữ "siêu trăng" từ đâu thưa anh?
Thuật ngữ "siêu trăng" không bắt nguồn từ thiên văn học như thuật ngữ "trăng tròn cận điểm- perigge full moon". Nó lại tới từ chiêm tinh học (astrology). Theo nhà chiêm tinh Nolle tại website astropro.com đã khởi nguồn cho tên gọi này, vào năm 1979 ông định nghĩa rằng: "trăng non hay trăng tròn xảy ra khi mặt trăng ở đúng vị trí hay gần vị trí (sai lệch 10% ) nó đạt cực cận so với Trái đất trên quỹ đạo của nó (vị trí perigee)". Theo Nolle thì 1 năm có thể có từ 4-6 siêu trăng. Theo định nghĩa này thì siêu trăng thật không có gì đặc biệt, bởi nếu chỉ dựa vào định nghĩa này thì năm 2014 có tới 5 lần siêu trăng, trong đó có cả 2 lần trăng non và 3 lần trăng tròn của tháng 7,8,9.
Tuy vậy, "trăng tròn cận điểm" diễn ra ngày 10/8 tới là đáng chú ý hơn cả. Bởi trăng tròn sẽ gần như ở ngay đúng vị trí cận điểm, mà còn là vị trí cận điểm trong năm so với các lần cận điểm khác (lưu ý rằng trong năm mặt trăng sẽ có nhiều lần đạt tới vị trí cận điểm quanh Trái đất chúng ta, cứ 1 chu kỳ - 1 tháng thì sẽ có 1 lần cận điểm).
Hiện tượng này có diễn ra thường xuyên không thưa anh?
Nếu theo Nolle thì "siêu trăng" hay "trăng tròn cận điểm" diễn ra từ 4-6 lần trong 1 năm, và nếu vậy thì nó không có gì đặc biệt cả. Tuy vậy, chúng ta nên chú ý rằng "siêu trăng" chỉ đặc biệt khi có sự trùng hợp giữa lúc trăng tròn nằm ngay ở vị trí cận điểm. Có được điều đó thì sự kiện này sẽ đáng chú ý hơn là trăng non hay có sai lệch tới 10% như định nghĩa của Nolle.
Để cho trăng tròn ở ngay vị trí nó ở cực cận trên quỹ đạo quanh hành tinh chúng ta, theo tính toán phải mất 1 năm 1 tháng 18 ngày (khoảng 413 ngày). Như vậy chúng ta hãy chờ tới tận 28/9/2015 để sự kiện tương tự xảy ra, còn lại thì các siêu trăng khác trong khoảng thời gian này không đáng chú ý cho lắm.
Anh có thể nêu ra ý nghĩa của hiện tượng trên?
Thực tế, về mặt quan sát hiện tượng này hoàn toàn bình thường như các lần trăng tròn khác. Có chăng, nó tạo cho chúng ta 1 cảm giác là trăng trông sáng hơn so với thông thường, bởi bằng mắt thường chúng ta không nhận thấy sự khác biệt này.
Theo tính toán chi tiết từ space.com, khi siêu trăng-Supermoon (perigee full moon) thì Mặt trăng chỉ lớn hơn 7.2% so với trăng tròn thông thường, có một số nguồn cho rằng tới 14% (chính xác theo tính toán là 12.4%) đó là khi supermoon so với trăng tròn ở vị trí viễn điểm (apogee). Tương tự, Mặt trăng tròn cận điểm (siêu trăng) chỉ sáng hơn trăng tròn thông thường 16.9%, còn con số 30% được đưa ra từ một số nguồn (hay chính xác 30.7%) là khi trăng tròn cận điểm so sánh với trăng tròn viễn điểm (apogee), mà lần kế tiếp diễn ra vào ngày 5/3/2015.
Nói như vậy không phải sự kiện này không có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất nó giúp chúng ta hiểu được quỹ đạo quanh Trái đất của Mặt trăng, và quỹ đạo này không phải là 1 đường tròn hoàn hảo. Quỹ đạo này có hình elip và trên quỹ đạo này Mặt trăng sẽ có lúc đạt tới vị trí gần hành tinh chúng ta nhất (perigee) hay xa hành tinh chúng ta nhất (apogee). Khoảng cách lúc gần nhất là khoảng 356,000-365,000 km và lúc xa nhất là khoảng 404,000-406,000 km. Chính khác biệt về vị trí này làm Mặt trăng sẽ có kích thước khác nhau khi trăng tròn mà qua chụp ảnh đã nêu ở trên chúng ta mới nhận ra được. Chúng ta cũng không nên hiểu nhầm thuật ngữ "siêu trăng" phải là cái gì đó quá đặc biệt với Mặt trăng. Vấn đề ở đây có thể là do tâm lý. Vào rằm trung thu, ai cũng thích rước đèn và "trông trăng" theo phong tục nên mọi người tập trung quan sát và có cảm giác trăng tròn sáng và to, so với các tháng khác. Bởi lẽ trong các tháng khác không phải trung thu, không ai chú ý quan sát nên không hề có tâm lý muốn so sánh nêu trên.
Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn là "siêu trăng" sẽ to như khi chúng ta quan sát Mặt trăng lúc nó mọc hay lặn. Mặt trăng khi ở gần chân trời (lúc sắp mọc hay lặn) trông to hơn hoàn toàn không phải là nó to hơn, mà là do hiệu ứng "ảo giác quang học- Moon illusion" mà thôi. Còn với "siêu trăng", rõ ràng Mặt trăng to hơn, nhưng không nên quá kỳ vọng bởi mắt chúng ta khó có thể nhận biết sự khác biệt này.
Chúng ta hiểu biết về các hiện tượng nhưng nên rõ vể bản chất của chúng, tránh quá lầm tưởng "siêu trăng" phải là một điều gì quá cao siêu, Mặt trăng phải rất khác lạ. Điều này không thực tế.
Cũng chính vì "siêu trăng" không có điều gì quá khác thường nên sẽ giúp chúng ta hiểu rằng sẽ không có sự kiện gì nguy hiểm sẽ xảy ra mà nhiều lời đồn đoán gán cho nó như sóng thần, động đất. Nhiều người cho rằng, sự kiện trăng tròn trùng với vị trí cận điểm sẽ ảnh hưởng tới các kiểu khí hậu trên trái đất. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học phủ nhận điều này. Giới khoa học khẳng định, trăng tròn cận điểm sẽ không gây ra các sự kiện địa chất nào, nó chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thuỷ triều. Nếu nó cộng hưởng với điều kiện thời tiết nào đó, thì có thể nó sẽ gây ra vài vấn đề ở những vùng ven biển mà thôi.
Thực tế diễn ra tối 11/8 như thế nào? Và sự khác nhau giữa các quốc gia, nơi đâu là có thể cảm nhận rõ ràng nhất thưa anh?
Như đã nêu ở phần trước, theo tính toán của các nhà khoa học thì trong tháng 8, trăng tròn sẽ diễn ra vào lúc 18:09 UTC ngày 10/8 (giờ VN là 1:09 AM ngày 11/8), cùng lúc đó vào lúc 17:44 UTC cùng ngày (tức 0:44 AM ngày 11/8, chỉ trước đó cỡ 20 phút) Mặt trăng sẽ tới vị trí cận điểm của nó trên quỹ đạo quanh Trái đất (perigee), và đây là vị trí gần nhất có thể trong năm 2014 ở khoảng cách 356,896 km (theo fourmilab). Nếu trời trong thì chúng ta sẽ quan sát được trăng tròn rất sáng.
Các vùng trên Trái đất vào ban đêm ứng với thời điểm kể trên đều có thể quan sát. Tuy nhiên, như đã nhấn mạnh là với mắt thường chúng ta khó có thể nhận biết điều này dù thực tế qua chụp ảnh đã chứng minh là Mặt trăng to và sáng hơn. Nếu có chỉ là do tâm lý với cái tên "siêu trăng" tác động. Tuy vậy, quan sát bầu trời, nhất là mặt trăng lại là một điều đáng chú ý với những ai yêu quan sát bầu trời đêm.
Lưu ý: nếu quan sát trăng tròn qua kính thiên văn, chúng ta nên trang bị một tấm lọc mặt trăng (lunar filter) để tránh bị chói. Mặt trăng quá chói sẽ làm giảm khả năng quan sát bề mặt đầy miệng hố của Mặt trăng.
Việt Nam nằm trong vùng tối, quan sát được Mặt trăng lúc đó tới vị trí cận điểm
Xin anh cho biết từ nay đến cuối năm, sẽ có hiện tượng thiên văn kỳ thú nào xảy ra nữa hay không?
Ngay thời điểm này, từ 10-13/8 là lúc cực điểm theo dự báo của một trong 3 trận mưa sao băng đáng chú ý nhất năm, mưa sao băng Perseids.
Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng lớn vả rất đáng chú ý, với tần suất lúc cực điểm trong điều kiện tối ứu từ 50-100 vệt/h và luôn chứa rất nhiều sao băng rất sáng (fireball) so với các trận mưa sao băng khác. Tuy nhiên năm nay chính Mặt trăng quá sáng của "trăng tròn cận điểm" đã hạn chế rất nhiều khả năng quan sát được các vệt sao băng của trận mưa sao này.
Đáng chú từ giờ tới cuối năm đó là nguyệt thực toàn phần. diễn ra vào ngày 8/10. Việt Nam nằm trong vùng có thể quan sát được hiện tượng này lúc trăng mọc. CLB HAAC sẽ thông báo chi tiết về sự kiện này.
Trong khoảng từ 12-14/12, sẽ là cơ hội quan sát mưa sao băng Geminids. Đây là một trong 3 trận mưa sao băng lớn nhất của năm và không vào mùa mưa ở Việt Nam.
Xin cảm ơn anh!
Quốc Phan
Theo Dantri
1001 cách đòi tiền: Tụt quần, mặc đồ lót và... tụng kinh Bức xúc vì bị "con nợ" vay tiền không trả hay bị chủ "quỵt" tiền lương, nhiều người đã nghĩ ra những cách đòi tiền có một không hai. Lùa hơn 1.000 con vịt đến nhà ông chủ để đòi lương Vì tranh cãi về vấn đề tiền lương mà một người đàn ông 60 tuổi ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã thuê...