Na Uy có nguy cơ trở thành ổ dịch nhiễm biến thể Omicron lớn nhất châu Âu
Na Uy đang có nguy cơ trở thành ổ dịch biến thể Omicron lớn nhất khu vực châu Âu khi đã ghi nhận 5 trường hợp nhiễm biến thể này trong 1 ổ dịch COVID-19 gồm khoảng 50 người.
Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngày 2/12, Chính phủ Na Uy công bố tái áp đặt các biện pháp phòng dịch, bắt buộc người nhập cảnh, cả người đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng, đều phải tiến hành xét nghiệm với COVID-19 trong 24 giờ sau khi nhập cảnh.
Tại khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, như vùng thủ đô Oslo, người dân sẽ phải thực hiện một loại các quy định bắt buộc như đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện công cộng, khi đến các trung tâm thương mại, cửa hàng hoặc sử dụng taxi. Quy định mới cùng yêu cầu mọi người làm việc tại nhà nếu có thể và hạn chế số lượng người tham gia các sự kiện được tổ chức trong không gian kín dưới 100 người.
Video đang HOT
Na Uy công bố các biện pháp trên sau khi phát hiện ít nhất 5 ca nhiễm Omicron trong một ổ dịch có khoảng từ 50 đến 60 người có kết quả dương tính với COVID-19 sau bữa tiệc mừng Lễ Tạ ơn tuần trước.
Hiện cơ quan chức năng Na Uy vẫn đang tiến hành thêm các xét nghiệm để xác định liệu có thêm các ca nhiễm Omicron trong ổ dịch này hay không. Bộ trưởng Y tế Na Uy Ingvild Kjerkol bày tỏ quan ngại về ổ dịch này khi số người nhiễm COVID-19 chiếm hơn một nửa số người tham dự sự kiện, và tất cả đều đã hoàn thành tiêm chủng.
Trong trường hợp các ca mắc COVID-19 trong ổ dịch này được xác nhận nhiễm biến thể Omicron, đây sẽ là ổ dịch Omicron lớn nhất tại châu Âu.
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC), đến nay đã có tổng cộng 79 ca nhiễm biến thể mới tại toàn khu vực kinh tế châu Âu (Liên minh châu Âu cùng với Na Uy, Iceland và Liechtenstein).
Bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi không có triệu chứng đặc biệt
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 1/12, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Mvuyisi Mzukwa cho biết các bác sĩ Nam Phi không nhận thấy bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào ở những bệnh nhân nhiễm biến thể mới Omicron so với những bệnh nhân nhiễm biến thể Delta trước đây.
Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Mzukwa cho biết sự khác biệt đáng chú ý duy nhất là các ca nhiễm biến thể mới có độ tuổi trẻ hơn và có biểu hiện bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta. Ông Mzukwa cũng cho biết thêm phần lớn các bệnh nhân mới nhập viện, chiếm khoảng 90%, chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo WHO, số lượng đột biến cao trong protein của biến thể Omicron có thể khiến nó dễ lây truyền và nguy hiểm hơn tất cả các biến thể trước đó. Sự xuất hiện của Omicron đã dẫn đến việc chính phủ các nước trên thế giới thực hiện các quy định hạn chế đi lại từ các quốc gia miền Nam châu Phi trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của biến thể này.
* Ngày 1/12, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Y tế và Sức khỏe Botswana - bà Pamela Smith-Lawrence cho biết 16 trong tổng số 19 trường hợp nhiễm biến thể Omicron được phát hiện trong nước không có triệu chứng và thật "không công bằng" khi coi nước này là xuất xứ của biến thể mới. Phát biểu với báo giới, bà Smith-Lawrence cho hay ngoài số không có triệu chứng, ba người còn lại có các triệu chứng "rất nhẹ".
Giới chức Botswana hôm 26/11 thông báo đang điều tra một số đột biến nhất định của virus SARS-Co-V-2 được tìm thấy trong mẫu xét nghiệm của 4 công dân nước ngoài đang công tác tại đây theo diện ngoại giao. Kể từ đó, quốc gia miền Nam châu Phi này đã ghi nhận thêm 15 trường hợp nhiễm biến thể mới, nâng tổng số lên thành 19 ca.
Bà Smith-Lawrence cho biết thêm 4 công dân nước ngoài, từ 30-65 tuổi, đã đến Botswana hôm 7/11, có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 11/11 và khi phân tích thêm, các mẫu xét nghiệm của họ cho thấy có mang các đột biến mới vào ngày 22/11. Bà cũng cho hay Chính phủ Botswana đã tải lên cơ sở dữ liệu quốc tế ngay vào ngày hôm sau. Bà tuyên bố: "Thật không may... bây giờ chúng tôi lại bị chĩa mũi dùi nhận định rằng biến thể mới có nguồn gốc ở Botswana, hoặc nó là một biến thể của Botswana, mà tôi cho rằng điều đó khá bất công và không cần thiết vào thời điểm này".
Quan chức y tế Botswana cũng nhấn mạnh 14 trong số 19 người nhiễm biến thể mới cho đến nay là công dân nước ngoài, song từ chối tiết lộ quốc tịch hoặc địa điểm những người này xuất phát đến Botswana. Bà nói rằng trong vòng 2 đến 3 tuần tới, Chính phủ có thể sẽ công bố rõ ràng hơn về việc liệu Omicron có độc lực hơn những biến thể trước hay không.
Trong khi xuất xứ của biến thể Omicron còn chưa được xác định, trước khi Botswana công bố ca nhiễm Omicron một ngày, hôm 25/11, Nam Phi đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra một biến thể mới có các đột biến khác với biến thể Delta đang hoành hành trên thế giới. Điều này ngay lập tức khiến một số quốc gia tại châu Âu và châu Á ban hành lệnh cấm không vận với các nước miền Nam châu Phi. Nam Phi và Botswana đều chỉ trích quyết định này.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 2/12: Mỹ lại vượt 100.000 mắc mới/ngày; Biến thể Omicron đã xuất hiện ở hơn 20 nước Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 636.129 trường hợp mắc COVID-19 và 7.684 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 263,6 triệu ca, trong đó trên 5,24 triệu người không qua khỏi. Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Frankfurt am Main, Đức, ngày 30/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang...