Na Uy chế tạo tên lửa tấn công chính xác từ tàu ngầm
Công ty hệ thống phòng thủ Kongsberg của Na Uy vừa tuyên bố kế hoạch nghiên cứu, phát triển tên lửa tấn công liên hợp phóng từ tàu ngầm để sau năm 2020 sẽ trang bị cho lực lượng tàu ngầm Na Uy.
Tên lửa tấn công liên hợp phóng từ tàu ngầm là biến thể của tên lửa tấn công trên tàu mặt nước, đầu tiên kế hoạch này là nghiên cứu một loại tên lửa tấn công chính xác đa nhiệm phóng từ trên không dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 mà Na Uy đã đặt mua của Mỹ.
Tàu ngầm điện – diezel HNoMS Utvaer (S 303) của hải quân Na Uy
Đồng thời với việc bảo lưu các tính năng ưu việt của tên lửa phóng từ tàu mặt nước như: thiết bị tìm nhiệt ảnh hồng ngoại, dẫn đường bổ trợ bằng GPS, loại tên lửa phóng từ trên không này đã được thiết kế lại để đáp ứng yêu cầu phóng từ trên không và yêu cầu tích hợp trên F-35. Những điều chỉnh chính bao gồm: thiết kế lại ngoại hình tên lửa, giảm trọng lượng, sử dụng động cơ phản lực tua bin phản lực mới, điều chỉnh cửa hút khí, lắp đặt cánh tên lửa mới.
Video đang HOT
Nhiên liệu dự trữ của tên lửa cho phép nó bay xa tới 275km, trên đường bay sử dụng phương thức thông tin 2 chiều chuỗi số liệu Link 16. Kế hoạch phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm đã kế thừa hầu hết các ưu điểm của cả 2 loại tên lửa trên.
Hiện công ty Kongsberg đang có kế hoạch trang bị thêm một số tín hiệu điều khiển, dẫn đường để xếp loại thế hệ tên lửa này vào gia tộc vũ khí điều khiển chính xác, phiên bản phóng từ tàu ngầm cũng là 1 dự án trong số này.
Theo ANTD
Nga - Ấn Độ sẽ ký thoả thuận vũ khí "nặng đô" nhất trong lịch sử
Tờ Thời báo Ấn Độ cho biết, rất có thể vào cuối năm sau 2013 Nga và Ấn Độ sẽ tiến đến gần hơn và hiện thực hoá thoả thuận hợp tác quốc phòng cực lớn lên đến 35 tỷ USD để phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 để đáp ứng nhu cầu về máy bay tiêm kích của Ấn Độ trong 20 năm tới.
Tiêm kích Sukhoi T-50 do Nga nghiên cứu - chế tạo
Nếu đi đến thoả thuận cuối cùng thì đây sẽ là gói đầu tư mạnh nhất trong lịch sử quan hệ mua bán, hợp tác, sản xuất vũ khí giữa Ấn Độ và Nga - chủ thể của công trình chiến đấu cơ T-50 đang liên tục được thử nghiệm và hoàn thiện.
Sự kiện này cũng có thể khiến người Mỹ ngậm ngùi bởi Washington đã từng chìa tay với Ấn Độ trong việc sẵn sàng giới thiệu với Ấn Độ sản phẩm F-35 hiện đại nhất của mình.
Tiêm kích Sukhoi T-50 do Nga nghiên cứu - chế tạo
Trong chuyến thăng tới thủ đô Moscow vào cuối tuần trước, Tư lệnh không quân Ấn Độ N A K Browne đã có dịp chứng kiến khả năng của chiến cơ thế hệ 5 Sukhoi T-50 do Nga sản xuất.
Nếu cả hai bên thống nhất, nhiều khả năng tiêm kích thế hệ 5 mà Nga và Ấn Độ phối hợp sản xuất sẽ dựa trên các tính năng cơ bản của Sukhoi T-50.
Trước đó, tháng 12/2010, Ấn Độ đã phê chuẩn 295 triệu USD để hợp tác chung với Moscow về quá trình nghiên cứu chiến cơ tiêm kích tương lai cho Không quân Ấn Độ.
Tiêm kích Sukhoi T-50 do Nga nghiên cứu - chế tạo
Được biết, tổng chi phi cho hợp đồng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) giữa hai nước sẽ tốn khoảng 11 tỷ USD, trong đó Nga chi 1 nửa (5,5 tỷ USD), Ấn Độ chi 1 nửa (5,5 tỷ USD).
Theo GDVN
Các nước châu Á-TBD đua nhau phát triển máy bay chiến đấu tàng hình Hiện nay, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình tập trung toàn bộ ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, đằng sau có ý đồ chiến lược. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình duy nhất hiện nay trên thế giới đã trang bị cho quân đội. Tân Hoa xã dẫn...